intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 12 (KHTN) năm 2023-2024 - Trường THPT Chuyên Bắc Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

17
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hãy tham khảo “Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 12 (KHTN) năm 2023-2024 - Trường THPT Chuyên Bắc Giang" được chia sẻ dưới đây để giúp các em biết thêm cấu trúc đề thi như thế nào, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt điểm tốt hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 12 (KHTN) năm 2023-2024 - Trường THPT Chuyên Bắc Giang

  1. SỞ GD&ĐT BẮC GIANG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THPT CHUYÊN BG Năm học 2023 - 2024 Môn: Giáo dục công dân (Đề thi gồm 04 trang) Dành cho lớp 12 (Toán, Lí, Hóa, Sinh, Tin) Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề) Mã đề: 201 Câu 1: Bình đẳng trước pháp luật có nghĩa là trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí, mọi công dân đều không bị A. áp dụng hình phạt. B. phân biệt đối xử. C. thay đổi quốc tịch. D. truy cứu trách nhiệm. Câu 2: Theo quy định của pháp luật, bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ tài sản chung được hiểu là vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong việc A. sở hữu, định đoạt tài sản do mình làm ra. B. sở hữu, định đoạt tài sản chung. C. sở hữu, định đoạt tài sản có giá trị. D. sở hữu, định đoạt các loại tài sản. Câu 3: Theo quy định của pháp luật, hành vi nào dưới đây đã không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân? A. Khám chỗ ở của công dân khi chưa có lệnh của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. B. Tự tiện trèo qua hàng rào nhà người khác để vào vườn vặt ổi. C. Khám chỗ ở của công dân khi có căn cứ khẳng định chỗ ở đó đang có người bị truy nã lẩn trốn. D. Thuê người xông vào nhà người khác đập phá đồ đạc vì mâu thuẫn trong kinh doanh. Câu 4: Pháp luật quy định, không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Toà án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp A. gây khó khăn cho việc điều tra. B. đã có chứng cứ rõ ràng, đầy đủ. C. phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã. D. cần ngăn chặn ngay người phạm tội bỏ trốn. Câu 5: Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo không được thể hiện ở nội dung nào sau đây? A. Công dân có tôn giáo hoặc không có tôn giáo đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ công dân. B. Công dân có quyền không theo bất kì một tôn giáo nào. C. Các cơ sở đào tạo của các tổ chức tôn giáo hợp pháp được pháp luật bảo hộ. D. Mọi hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo đều được Nhà nước bảo đảm. Câu 6: Nhận được tin báo nghi chị K đang dụ dỗ để bắt cóc cháu M, ông Q Chủ tịch phường vội đi công tác nên đã giao anh T nhân viên dưới quyền tìm hiểu thông tin này. Anh T tiếp cận chị K khai thác thông tin, bị chị K chống đối, anh T đã bắt và nhốt chị tại Ủy ban nhân dân phường hai ngày. Để ép anh T thả vợ mình, anh H là chồng chị K đón đường khống chế, đưa cụ A mẹ anh T về nhà mình giam giữ ba ngày. Những ai dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân? A. Anh T và anh H. B. Anh T, ông Q và anh H. C. Ông Q, anh T, chị K và anh H. D. Ông Q và anh H. Câu 7: Theo quy định của pháp luật, bình đẳng trong lao động không thể hiện ở việc lao động nam và lao động nữ A. được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc. B. được đảm bảo các điều kiện làm việc. C. có cơ hội tiếp cận việc làm như nhau. D. làm mọi công việc như nhau, không phân biệt. Câu 8: Theo quy định của pháp luật, cơ quan nhà nước có thẩm quyền vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể khi bắt giữ người đang A. khống chế và bắt giữ con tin. B. thực hiện hành vi giết người. C. thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng. D. khống chế và bắt giữ tên trộm. Câu 9: Theo quy định của pháp luật, nhận định nào sau đây không đúng khi nói về nội dung bình đẳng trong kinh doanh? Trang 1/4 - Mã đề thi 201
  2. A. Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về quyền chủ động mở rộng quy mô, ngành nghề kinh doanh. B. Mọi công dân, không phân biệt, đều có thể thành lập doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần. C. Mọi doanh nghiệp đều có quyền tự chủ đăng kí kinh doanh trong những ngành, nghề pháp luật không cấm khi có đủ điều kiện. D. Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về nghĩa vụ trong quá trình hoạt động kinh doanh. Câu 10: Theo quy định của pháp luật, chỗ ở của công dân được Nhà nước và mọi người A. bảo vệ. B. bảo đảm. C. tôn trọng. D. giữ gìn. Câu 11: Hành vi bịa đặt điều xấu, tung tin xấu, nói xấu, xúc phạm người khác để hạ uy tín và gây thiệt hại về danh dự cho người đó là hành vi xâm phạm tới quyền được pháp luật bảo hộ về A. danh dự, nhân phẩm của công dân. B. thân thể của công dân. C. tính mạng, sức khỏe của công dân. D. các quyền dân chủ của công dân. Câu 12: Khẳng định nào dưới đây là đúng với quyền bình đẳng giữa cha mẹ và con? A. Cha mẹ phải cho con theo tôn giáo của cha mẹ. B. Cha mẹ nên tôn trọng tất cả mọi sở thích cá nhân của con. C. Cha mẹ định hướng nghề nghiệp và tôn trọng quyết định của con . D. Cha mẹ cần quyết định nghề nghiệp tương lai cho con. Câu 13: Bình đẳng trong kinh doanh được thể hiện thông qua việc các doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động kinh doanh đều phải A. mở rộng quy mô kinh doanh. B. cân bằng quan hệ cung-cầu. C. tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường. D. đồng loạt duy trì chế độ một giá. Câu 14: Theo quy định của pháp luật, quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực chính trị được thể hiện thông qua việc công dân được tham gia A. giữ gìn những phong tục tốt đẹp của dân tộc. B. phát triển kinh tế địa phương. C. học tập tại các trường. D. quản lí nhà nước và xã hội. Câu 15: Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật được Nhà nước bảo đảm, các cơ sở tôn giáo hợp pháp được pháp luật A. bảo hộ. B. bảo vệ. C. bảo đảm. D. che chở. Câu 16: Để thể hiện sự bình đẳng giữa các tôn giáo, giữa công dân có hoặc không có tôn giáo và giữa công dân thuộc các tôn giáo khác nhau phải có thái độ như thế nào với nhau ? A. Công kích. B. Tôn trọng. C. Quan tâm. D. Ngang hàng. Câu 17: Về nguyên tắc, không ai được tự tiện vào chỗ ở của người khác. Tuy nhiên, pháp luật cho phép khám xét chỗ ở của công dân khi A. những người có thẩm quyền nghĩ rằng có người phạm tội đang lẩn tránh trong đó. B. có căn cứ khẳng định chỗ ở của người nào đó có phương tiện thực hiện tội phạm. C. nghi ngờ chỗ ở của người nào đó có công cụ để gây án. D. có người báo với Công an là chỗ ở của người nào đó có đồ vật liên quan đến vụ án. Câu 18: Trong một lần đi dự tiệc sinh nhật của H, vốn sẵn có mâu thuẫn với anh S là bạn của H, anh B đã đem lời chửi bới anh S. anh S bức xúc rủ thêm các anh K, M , N chặn đường đánh anh B làm anh B thương tật 30%. Hỏi những ai dưới đây xâm phạm đến các quyền tự do cơ bản của công dân ? A. Anh S, K, M, N. B. Anh K, M, N. C. Anh B, K, M,N. D. Anh B, S, K, M và N. Câu 19: Sau khi cùng nhận bằng cử nhân, anh V tham gia phát triển kinh tế gia đình còn chị H phụ trách công tác dân số của xã. Ngoài ra, chị H còn dạy ngoại ngữ miễn phí cho các em nhỏ vùng cao. Cả anh V và chị H đều là người dân tộc Tày. Khi được chính quyền xã lấy ý kiến về chủ trương phát triển kinh tế- xã hội, anh V và chị H đã đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao đời sống cho nhân dân địa phương. Anh V và chị H cùng thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc ở phương diện nào sau đây? A. Văn hóa.. B. Quốc phòng. . C. Chính trị. D. Kinh tế. Trang 2/4 - Mã đề thi 201
  3. Câu 20: Pháp luật là những quy tắc xử sự chung, là khuôn mẫu chung, được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, đối với tất cả mọi người, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội… là nội dung thuộc đặc trưng nào của pháp luật? A. Tính hiệu lực bắt buộc chung. B. Tính quy phạm phổ biến. C. Tính quyền lực bắt buộc chung. D. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. Câu 21: Theo quy định của pháp luật, chủ thể nào có quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội? A. Thủ trưởng cơ quan đơn vị. B. Viện Kiểm sát, Tòa án. C. Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh. D. Công an. Câu 22: Theo quy định của pháp luật, hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ là nội dung thuộc khái niệm A. vi phạm pháp luật. B. trách nhiệm pháp lí. C. tuân thủ pháp luật. D. thi hành pháp luật. Câu 23: Luật Hôn nhân và gia đình nước ta quy định: “ vợ, chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình”. Điều này được thể hiện trong quan hệ A. giữa cha mẹ và con. B. nhân thân và tài sản. C. thân nhân và tài sản. D. hôn nhân và huyết thống. Câu 24: Mọi người đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp phù hợp với khả năng của mình, không bị phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, tôn giáo... là thể hiện A. bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động. B. quyền lao động của công dân. C. sự ưu đãi đối với lao động nữ trong lao động. D. công dân bình đẳng trong thực hiện quyền lao động. Câu 25: Trong những trường hợp sau, trường hợp nào không xâm phạm tới quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm? A. Đánh người gây thương tích nặng do mâu thuẫn cá nhân. B. Làm người khác bị sây sát nhẹ do phòng vệ chính đáng. C. Nói xấu, xúc phạm người khác trước nhiều người để hạ uy tín của người đó. D. Đe dọa sẽ giết bạn gái nếu cố tình đòi chia tay làm bạn gái bị hoảng loạn tinh thần. Câu 26: Sau thời gian nghỉ thai sản, chị B đến công ty làm việc thì nhận được quyết định chấm dứt hợp đồng lao động của giám đốc công ty. Trong trường hợp này, giám đốc công ty đã A. vi phạm chế độ thai sản trong lao động. B. vi phạm giao kết hợp đồng lao động. C. vi phạm giải quyết hợp đồng lao động. D. vi phạm quyền tự do lựa chọn việc làm. Câu 27: Tài sản nào sau đây không phải là tài sản chung của vợ, chồng? A. Tài sản vợ chồng được thừa kế chung. B. Tài sản vợ chồng làm ra trong thời kì hôn nhân. C. Tài sản vợ, chồng làm ra trước hôn nhân. D. Tài sản vợ, chồng được tặng, cho chung . Câu 28: Trong các phiên họp Quốc hội, đại biểu tham gia thảo luận, góp ý các vấn đề chung của cả nước không chỉ có những đại biểu thuộc dân tộc Kinh mà còn có cả những đại biểu thuộc các dân tộc khác nữa. Điều này cho thấy, các dân tộc ở Việt Nam đều bình đẳng về A. kinh tế. B. văn hóa. C. giáo dục. D. chính trị. Câu 29: Theo quy định của pháp luật, hành vi hung hãn, côn đồ, đánh người gây thương tích, làm tổn hại cho sức khỏe người khác là xâm phạm tới quyền được pháp luật bảo hộ về A. vẻ đẹp hình thể của công dân. B. tính mạng, sức khỏe của công dân. C. thân thể của công dân. D. danh dự, nhân phẩm của công dân. Câu 30: Theo quy định của pháp luật, hành vi nào dưới đây không xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe của người khác? A. Giúp đỡ đưa người bị tai nạn giao thông vào bệnh viện cấp cứu. B. Đánh người gây thương tích vì cho rằng mình bị người đó nhìn đểu. C. Người giúp việc ngược đãi, đánh đập trẻ vì bé quấy khóc nhiều. Trang 3/4 - Mã đề thi 201
  4. D. Đe dọa giết người qua tin nhắn để tống tiền làm người đó bị hoảng loạn tinh thần. Câu 31: Nội dung nào dưới đây không bị coi là bất bình đẳng trong lao động? A. Chỉ dành cơ hội tiếp cận việc làm cho lao động nam. B. Trả tiền công cao hơn cho lao động nam trong cùng một công việc. C. Không sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số. D. Ưu đãi đối với người có trình độ chuyên môn cao. Câu 32: Hai cửa hàng kinh doanh thuốc tân dược của anh P và anh K cùng bí mật bán thêm thực phẩm chức năng ngoài danh mục được cấp phép. Trước đợt kiểm tra định kì, anh P đã nhờ chị S chuyển mười triệu đồng cho ông H trưởng đoàn thanh tra liên ngành để ông bỏ qua chuyện này. Vì vậy, khi tiến hành kiểm tra hai quầy thuốc trên, ông H chỉ lập biên bản xử phạt cửa hàng của anh K. Những ai dưới đây vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong kinh doanh? A. Anh P, anh K và ông H. B. Anh P, ông H và chị S. C. Anh P, anh K và chị S. D. Anh P, anh K, chị S và ông H. Câu 33: Sáng ngủ dậy, ông S phát hiện gần 100 cây quất héo rũ vì bị ai đó phun thuốc diệt cỏ. Nghi ngờ chính ông P đã làm chuyện này, ông S cùng con trai là anh Q đến cửa nhà ông P chửi rủa. Bực tức vì bị vu oan, ông P đã thuê M và N đến nhà ông S đập phá. Xót ruột vì tài sản bị phá hủy, bà V vợ ông S đã tìm đến cơ quan vợ ông P để chửi, đặt điều vu khống vợ ông P làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của bà K. Những ai dưới đây đã vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân? A. Bà V, ông S, anh Q. B. Ông P. C. Ông P, M và N. D. Bà K, V. Câu 34: Do cãi nhau với vợ, trong lúc nóng giận, anh P đã tự ý bán xe ô tô là tài sản chung của vợ và chồng đang cho thuê chở hàng, đem lại nguồn thu chính cho gia đình mà không bàn bạc, thỏa thuận với vợ. Trong trường hợp này, anh P đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong A. sở hữu tài sản riêng. B. quan hệ thân nhân. C. quan hệ tài sản. D. quan hệ nhân thân. Câu 35: Sau khi lấy ma túy của một đối tượng tên S, M đã hẹn con nghiện đến ngã ba đường X để giao dịch. Tuy nhiên, vừa đến điểm hẹn, khi M đang bán ma túy cho con nghiện thì bị đội Cảnh sát ma túy quận H bắt giữ. Hành động bắt người của đội Cảnh sát ma túy quận H thuộc trường hợp nào trong các trường hợp pháp luật cho phép bắt người? A. Bắt người phạm tội quả tang. B. Bắt người trong trường hợp khẩn cấp. C. Bắt người đang bị truy nã. D. Bắt bị can, bị cáo để tạm giam. ----------- HẾT ---------- Trang 4/4 - Mã đề thi 201
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1