Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Đoàn Thượng, Hải Dương
lượt xem 1
download
Để trang bị kiến thức và thêm tự tin hơn khi bước vào kì thi sắp đến mời các bạn học sinh lớp 12 tham khảo Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Đoàn Thượng, Hải Dương. Chúc các bạn làm bài thi tốt.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Đoàn Thượng, Hải Dương
- SỞ GD&ĐT HẢI DƯƠNG ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG THPT ĐOÀN THƯỢNG MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 12 Năm học: 2021-2022 Mã đề thi: 132 Thời gian làm bài: 45 phút; (Đề gồm 04 trang; 40 câu trắc nghiệm) Họ, tên thí sinh:..................................................................... SBD: ............................. Câu 1: Hành vi không khai báo y tế trung thực sẽ bị xử phạt A. kỉ luật. B. hành chính. C. hình sự. D. dân sự. Câu 2: Thấy chị V thường xuyên đi làm muộn nhưng cuối năm vẫn nhận chế độ khen thưởng xuất sắc nhiệm vụ. Chị B nghi ngờ chị V có quan hệ tình cảm với giám đốc K nên đã báo cho vợ giám đốc biết. Do ghen tuông, vợ giám đốc yêu cầu trưởng phòng P theo dõi chị V và bắt chồng đuổi việc chị. Nể vợ, giám đốc K ngay lập tức sa thải chị V. Những ai dưới đây không vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong lao động? A. Giám đốc B và chị V. C. Giám đốc K, trưởng phòng P và chị V. B. Trưởng phòng P, chị B và vợ giám đốc. D. Vợ chồng giám đốc K và trưởng phòng P. Câu 3: Do công việc, chị H và chị T cùng tiếp xúc với người nghi nhiễm Covid-19. Sau đó, theo sự hướng dẫn của cán bộ chức năng, chị H thực hiện cách ly tập trung, chị T tiến hành khai báo y tế trực tuyến và tránh tiếp xúc với mọi người trong vòng 14 ngày. Chị H và chị T cùng thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây? A. Áp dụng pháp luật. B. Sử dụng pháp luật. C. Tuân thủ pháp luật. D. Thi hành pháp luật. Câu 4: Một trong những nội dung về bình đẳng trong thực hiện quyền lao động là mọi người đều có quyền lựa chọn A. điều kiện làm việc và hưởng các chế độ ưu đãi theo nhu cầu của mình. B. thời gian làm việc và tiền lương theo ý muốn chủ quan của mình. C. việc làm phù hợp với khả năng của mình mà không bị phân biệt đối xử. D. việc làm và được trả công theo ý muốn chủ quan của mình mà không bị phân biệt đối xử. Câu 5: Giám đốc Công ty X quyết định chấm dứt hợp đồng lao động với chị O trong thời gian chị O đang nuôi con nhỏ 9 tháng tuổi, vì lý do chị không hoàn thành công việc. Quyết định của Giám đốc công ty đã xâm phạm tới A. quyền bình đẳng giữa các lao động trong công ty. B. quyền lựa chọn việc làm của lao động nữ. C. quyền bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ. D. quyền ưu tiên lao động nữ trong công ty. Câu 6: Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung, do nhà nước ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng A. tính cưỡng chế của nhà nước. B. sức mạnh của nhà nước. C. quyền lực của nhà nước. D. tính bắt bắt buộc của nhà nước. Câu 7: Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình dựa trên cơ sở nguyên tắc nào sau đây? A. Chia sẻ, đồng thuận, quan tâm lẫn nhau, không phân biệt đối xử. B. Tự do, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử. C. Công bằng, lắng nghe, kính trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử. D. Dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử. Câu 8: Cá nhân, tổ chức thi hành pháp luật tức là thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật A. cho phép làm. B. quy định phải làm. C. quy định làm. D. quy định. Câu 9: Ông Q và vợ là bà H tự ý lấn chiếm đất thuộc hành lang an toàn lưới điện để xây dựng nhà ở. Cơ quan chức năng đến lập biên bản, yêu cầu dừng xây dựng nhưng ông Q không chấp hành. Ông Q và bà H vẫn tiếp tục thuê anh N, anh M đến làm mái che sân thượng và anh L thì chở vật liệu cho mình. Do bất cẩn trong khi đang thi công nên anh M bị ngã gãy tay. Anh L chở vật liệu cồng kềnh nên đã va quệt với người đi đường làm họ bị thương nhẹ. Những ai dưới đây vừa phải chịu trách nhiệm hành chính, vừa phải chịu trách nhiệm dân sự? Trang 1/4 - Mã đề thi 132 - https://thi247.com/
- A. Ông Q, anh L và bà H. B. Anh L, anh N và anh M. C. Ông Q, anh M và anh N. D. Bà H, anh N và anh M. Câu 10: Người có thẩm quyền Áp dụng pháp luật khi thực hiện hành vi nào sau đây? A. Tham gia hợp đồng bảo hiểm. B. Đăng kí kết hôn. C. Tìm hiểu quá trình đấu giá. D. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Câu 11: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc là cơ sở của đại đoàn kết toàn dân tộc, là sức mạnh đảm bảo cho sự phát triển bền vững của đất nước. Khẳng định này thể hiện A. vai trò của bình đẳng giữa các dân dộc. B. mục tiêu của bình đẳng giữa các dân dộc. C. mục đích của bình đẳng giữa các dân dộc. D. ý nghĩa của bình đẳng giữa các dân dộc. Câu 12: Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên tắc trong giao kết hợp đồng lao động? A. Khách quan, công bằng, dân chủ. B. Tự do, tự nguyện, bình đẳng. C. Giao kết trực tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động. D. Không trái pháp luật và thỏa ước lao động tập thể. Câu 13: Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình được hiểu là các thành viên trong gia đình có quyền và nghĩa vụ A. độc lập với nhau. B. ngang nhau. C. khác nhau. D. phụ thuộc vào nhau. Câu 14: Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định nam, nữ khi kết hôn với nhau phải tuân theo điều kiện: “Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên” là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật? A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính nhân dân và xã hội. C. Tính quần chúng rộng rãi. D. Tính nghiêm minh của pháp luật. Câu 15: Chị G bị chồng là anh D bắt theo tôn giáo của gia đình nhưng G không chấp thuận. Bố mẹ chồng là ông bà S ép chị G phải bỏ việc để ở nhà chăm lo cho gia đình. Mặt khác, D còn tự ý bán xe máy riêng của G vốn đã có từ trước khi hai người đã kết hôn khiến G càng bế tắc. Thấy con gái mình bị nhà chồng đối xử không tốt nên bà H đã chửi bới bố mẹ D đồng thời nhờ Y đăng bài nói xấu, bịa đặt để hạ uy tín của ông bà S trên mạng. Ai dưới đây đã vi phạm nội dung bình đẳng trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng? A. Anh D, chị G. B. Ông bà S và bà H. C. Chỉ có D. D. Bà H, anh D và Y. Câu 16: Pháp luật có mấy đặc trưng cơ bản? A. Năm. B. Hai. C. Bốn. D. Ba. Câu 17: Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật A. gắn bó với thực tiễn. B. đi vào cuộc sống. C. có chỗ đứng trong thực tiễn. D. quen thuộc trong cuộc sống. Câu 18: Chị N lãnh đạo cơ quan chức năng tiếp nhận hai bộ hồ sơ xin đăng kí kinh doanh của ông A và ông B. Do nhận của ông A năm mươi triệu đồng, chị N đã loại hồ sơ của ông B theo yêu cầu của ông A rồi cùng anh V là nhân viên dưới quyền làm giả thêm giấy tờ bổ sung vào hồ sơ và cấp phép cho ông A. Biết được anh V được chị N chia tiền để làm việc này, ông B đã tung tin bịa đặt chị N và anh V có quan hệ tình cảm khiến uy tín của chị N giảm sút. Những ai dưới đây vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong kinh doanh? A. Ông A và chị N. C. Anh V, chị N và ông A. B. Ông A, ông B, chị N và anh V. D. Ông B, chị N và ông A Câu 19: Bình đẳng trong kinh doanh không bao gồm nội dung nào dưới đây? A. Được chủ động trả lương như nhau cho cán bộ nhân viên. B. Bình đẳng trong công việc liên kết với doanh nghiệp trong và ngoài nhà nước. C. Chủ động mở rộng ngành nghề kinh doanh theo quy định của pháp luật. D. Bình đẳng về chủ động tìm kiếm khách hàng và kí kết hợp đồng lao động. Câu 20: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc không bao gồm nội dung nào dưới đây? A. Đầu tư. B. Kinh tế. C. Văn hóa, giáo dục. D. Chính trị. Câu 21: Nghị định số 117/2020/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực thi hành từ ngày 15/11/2020 quy định về mức phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế được áp dụng ở tất cả các tỉnh thành Trang 2/4 - Mã đề thi 132 - https://thi247.com/
- trong cả nước: phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi không thực hiện các biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia phòng chống dịch và người có nguy cơ mắc dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế. Quy định này thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật? A. Tính quyền lực, bắt buộc chung. B. Tính phổ biến, bắt buộc chung. C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. D. Tính quy phạm phổ biến. Câu 22: Anh T là người ít nói, chăm chỉ làm việc, yêu thương vợ con nhưng mỗi lần uống rượu say anh lại mắng chửi, thậm chí đánh vợ. Trong trường hợp này, anh T đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ A. Tài sản. B. Nhân thân. C. Gia đình. D. Tình cảm. Câu 23: Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt như thế nào? A. Xử phạt hành vi nguy hiểm nhất. B. Xử phạt 1 hành vi. C. Xử phạt hành vi gần nhất. D. Xử phạt tất cả các hành vi. Câu 24: Kỳ họp thứ 5, Quốc hội Khóa IV (2018), Nhà nước ta đã thông qua việc ban hành Luật An ninh mạng nhằm bảo đảm an ninh mạng, phát triển lĩnh vực an ninh mạng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân và bảo đảm quốc phòng - an ninh. Việc ban hành Luật này là thể hiện vai trò nào dưới đây của pháp luật? A. Là công cụ điều hành hoạt động xã hội. C. Là công cụ điều chỉnh hoạt động kinh tế. B. Là phương tiện để Nhà nước quản lý xã hội. D. Là phương tiện trừng phạt người vi phạm. Câu 25: Các cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền ra quyết định làm phát sinh, chấm dứt hoặc thay đổi việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ cụ thể của công dân là hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây? A. Sử dụng pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật. C. Thi hành pháp luật. D. Áp dụng pháp luật. Câu 26: Mọi doanh nghiệp có quyền tự chủ đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật là nội dung về quyền bình đẳng trong A. buôn bán. B. lao động. C. kinh doanh. D. kinh tế. Câu 27: Anh T và chị H cùng được tuyển dụng vào làm ở phòng kinh doanh của công ty Z với mức lương như nhau. Vì có tình cảm với chị H nhưng không được chị đáp lại, ông M - giám đốc công ty đã ép chị H làm thêm một phần công việc của anh T. Giám đốc đã vi phạm nội dung nào dưới đây của quyền bình đẳng trong lao động? A. Xác lập quy trình quản lý. B. Cơ hội tiếp cận việc làm. C. Nâng cao trình đô lao động . D. Giữa lao động nam và lao động nữ. Câu 28: Xã Q là một xã miền núi có đồng bào thuộc các dân tộc khác nhau. Nhà nước đã quan tâm, tạo điều kiện ưu đãi để các doanh nghiệp đóng trên địa bàn xã Q kinh doanh tốt, nhờ đó mà kinh tế phát triển. Đây là biểu hiện bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực nào dưới đây? A. Bình đẳng về điều kiện kinh tế. B. Bình đẳng về điều kiện kinh doanh. C. Bình đẳng về cơ hội kinh doanh. D. Bình đẳng về chủ trương. Câu 29: Cơ sở sản xuất kinh doanh của bà A được Ủy ban nhân dân huyện Y tặng bằng khen do có đóng góp, hỗ trợ về vật chất và tinh thần cho công tác chống dịch của địa phương và làm tốt công tác nộp thuế theo quy định của pháp luật. Bà A đã thực hiện pháp luật theo những hình thức nào sau đây? A. Thi hành pháp luật và tuân thủ pháp luât. B. Sử dụng pháp luật và thi hành pháp luật. C. Áp dụng pháp luật và sử dụng pháp luật. D. Tuân thủ pháp luật và áp dụng pháp luật. Câu 30: Anh A, B, C, D cùng được cấp phép kinh doanh thuốc tân dược. Sau khi bị thu hồi giấy phép kinh doanh do nhiều lần trì hoãn nộp thuế, anh A đã nhờ được anh B đồng ý bán giúp mười hộp thuốc kháng sinh dù biết đó quá hạn sử dụng. Vốn có mâu thuẫn với anh B, anh C đã thông tin sự việc trên cho anh D, đồng thời làm đơn làm đơn tố cáo anh A. Ngay lập tức, anh D đã đe dọa, tống tiền buộc anh B phải đưa cho mình 5 triệu đồng. Những ai dưới đây vi phạm pháp luật hành chính? A. Các anh A, B. C. Các anh A, B,C. B. Các anh B, D. D. Các anh A, B.D. Câu 31: Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình và giữ gìn, khôi phục, phát huy những phong tục tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp. Điều này thể hiện các dân tộc đều bình đẳng về Trang 3/4 - Mã đề thi 132 - https://thi247.com/
- A. tự do, tín ngưỡng. B. chính trị. C. văn hóa, giáo dục. D. kinh tế. Câu 32: Qua trích xuất camera tại cửa hàng, chị H xác định được em M chính là người đã lấy trộm chiếc váy ở cửa hàng quần áo của mình. Quá bực tực, chị H đã nhắn tin yêu cầu em M phải đến cửa hàng nói chuyện. Tại đây, dù em M đã quỳ xuống xin lỗi nhưng chị H vẫn yêu cầu nhân viên của mình quay video, và có những lời nói miệt thị em M. Đồng thời, chị H còn dùng tay tát vào mặt và dùng chân đạp vào đầu M, dùng kéo cắt tóc và áo ngực của M. Còn bà L mẹ chồng của H cũng lao vào dùng tay túm tóc M. Thấy vậy, chồng của H là A, liền can ngăn và đưa em sang phòng khác nói chuyện. Tại đây, anh A đã yêu cầu em M trong vòng 3 ngày phải “khắc phục” 15 triệu đến nộp phạt nếu không sẽ báo công an. Hỏi, những ai dưới đây vi phạm hình sự? A. Chị H và anh A. C. Nhân viên cửa hàng, chị H và anh A. B. Chị H, anh A, nhân viên cửa hàng và bà L. D. Bà L, anh A và chị H. Câu 33: Anh H, chị C, ông N cùng được tuyển vào công ty X một ngày, sau hai năm làm việc đến kỳ nâng bậc lương anh T quản đốc đã đề nghị giám đốc M không nâng bậc lương cho chị C vì cho rằng chị C là phụ nữ không làm được công việc nặng nhọc trong công ty. Anh T và giám đốc M còn yêu cầu anh H và ông N tung tin chị C lười biếng trong lao động, hay gây mất đoàn kết nội bộ. Trường hợp này những ai đã vi phạm quyền bình đẳng trong lao động? A. Anh H, ông N. B. Ông M, anh H, ông N. C. Ông M, anh T. D. Ông M, anh H. Câu 34: Bất kỳ công dân nào vi phạm pháp luật đều phải gánh chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình. Đó là nội dung về quyền bình đẳng của công dân về A. trách nhiệm. B. trách nhiệm pháp lí. C. nghĩa vụ. D. quyền và nghĩa vụ. Câu 35: Theo quy định của pháp luật, quyền của công dân không tách rời A. lợi ích hợp pháp của công dân. B. nghĩa vụ của công dân. C. nhu cầu chính đáng của công dân. D. trách nhiệm pháp lí của công dân. Câu 36: Các dân tộc đều được Nhà nước và pháp luật tôn trọng, tạo điều kiện phát triển mà không bị phân biệt đối xử là thể hiện quyền bình đẳng nào dưới đây? A. Bình đẳng giữa các tầng lớp xã hội. B. Bình đẳng giữa các thành phần dân cư. C. Bình đẳng giữa các dân tộc. D. Bình đẳng giữa các địa phương. Câu 37: Ông K là giám đốc một công ty tư nhân đã có hành vi trốn thuế, đồng thời ông còn thuê anh M vận chuyển và chôn lấp chất thải nguy hại trái phép. Biết được việc đó, anh S đã bàn với R, O và V đi tố cáo ông K. Nhưng vì mục đích riêng nên R đã không những không đi tố cáo ông K mà còn đe dọa tính mạng anh S nhằm gây áp lực để anh S từ bỏ ý định tố cáo. Những ai dưới đây đã không thực hiện hình thức tuân thủ pháp luật? A. Ông K, anh V và anh R. B. Chỉ mình ông K. C. Ông K, anh R và anh M. D. Chỉ mình anh R. Câu 38: Việc đảm bảo tỉ lệ thích hợp đối với người dân tộc thiểu số trong các cơ quan quyền lực nhà nước là thể hiện A. quyền bình đẳng giữa các vùng, miền. B. quyền bình đẳng trong công việc chung của đất nước. C. quyền bình đẳng giữa các công dân. D. quyền bình đẳng giữa các dân tộc. Câu 39: Sau khi kết hôn, người chồng không cho vợ đi học nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn là xâm phạm đến nội dung quyền nào dưới đây? A. Quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nhân thân. B. Quyền phát biểu ý kiến và thực hiện quyền học tập cá nhân. C. Quyền bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ. D. Quyền bình đẳng giữa vợ và chồng về cơ hội học tập và chọn nghề của công dân. Câu 40: Người từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý? A. Từ đủ 18 tuổi trở lên. B. Từ đủ 14 tuổi trở lên. C. Từ đủ 12 tuổi trở lên. D. Từ đủ 16 tuổi trở lên. ----------- HẾT ---------- Trang 4/4 - Mã đề thi 132 - https://thi247.com/
- ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 12 MÃ ĐỀ 132 MÃ ĐỀ 209 MÃ ĐỀ 357 MÃ ĐỀ 485 CÂU ĐÁP ÁN CÂU ĐÁP ÁN CÂU ĐÁP ÁN CÂU ĐÁP ÁN 1 B 1 C 1 D 1 B 2 B 2 D 2 C 2 D 3 D 3 B 3 C 3 A 4 C 4 D 4 D 4 C 5 C 5 C 5 A 5 D 6 C 6 D 6 C 6 C 7 D 7 C 7 C 7 B 8 B 8 C 8 A 8 C 9 A 9 C 9 A 9 B 10 D 10 D 10 B 10 B 11 D 11 B 11 A 11 D 12 A 12 C 12 D 12 C 13 B 13 A 13 A 13 A 14 A 14 A 14 C 14 B 15 C 15 C 15 C 15 D 16 D 16 A 16 B 16 D 17 B 17 B 17 D 17 A 18 C 18 B 18 A 18 A 19 A 19 B 19 A 19 D 20 A 20 C 20 D 20 C 21 A 21 C 21 A 21 C 22 B 22 B 22 D 22 B 23 D 23 D 23 C 23 B 24 B 24 D 24 C 24 A 25 D 25 A 25 D 25 A 26 C 26 D 26 D 26 A 27 D 27 B 27 B 27 C 28 A 28 C 28 B 28 B 29 B 29 B 29 B 29 B 30 A 30 A 30 A 30 C 31 C 31 A 31 B 31 D 32 A 32 B 32 B 32 D 33 C 33 A 33 B 33 A 34 B 34 D 34 C 34 D 35 B 35 B 35 D 35 C 36 C 36 D 36 A 36 A 37 C 37 A 37 D 37 B 38 D 38 D 38 C 38 C 39 A 39 A 39 B 39 A
- 40 B 40 A 40 B 40 D
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
3 p | 438 | 23
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 346 | 22
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồng Phương
3 p | 483 | 21
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Tân Viên
4 p | 517 | 20
-
Đề thi học kì 1 môn Toán lớp 7 năm 2017 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường
5 p | 330 | 19
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 319 | 17
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
3 p | 947 | 17
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường
4 p | 249 | 16
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
6 p | 566 | 16
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Trung Kiên
4 p | 376 | 16
-
Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh
2 p | 232 | 15
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh
2 p | 302 | 12
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
4 p | 450 | 12
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh
3 p | 279 | 10
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Yên Phương
3 p | 226 | 8
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 430 | 8
-
Đề thi học kì 1 môn Sinh lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p | 288 | 7
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017 có đáp án - Đề số 1
2 p | 200 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn