intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Kiến Văn, Đồng Tháp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:9

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo “Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Kiến Văn, Đồng Tháp”. Hi vọng tài liệu sẽ là nguồn kiến thức bổ ích giúp các em củng cố lại kiến thức trước khi bước vào kì thi sắp tới. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Kiến Văn, Đồng Tháp

  1. ĐỀ THI HỌC KÌ 1- MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 12 I. MỤC ĐÍCH ĐỀ KIỂM TRA: Đề kiểm tra này nhằm kiểm tra nhận thức của học sinh về kiến thức pháp luật, kĩ năng, thái độ ở bài 2, 4, 6 trong học kì 1 khối 12. II. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA: 1. Về kiến thức: - Nêu được khái niệm thực hiện pháp luật, các hình thức thực hiện pháp luật. - Hiểu được thế nào là vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý. - Hiểu được thế nào là công dân bình đẳng về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý. - Hiểu được các quyền bình đẳng của công dân - Nêu được các quyền tự do cơ bản. 2. Về kỹ năng: Biết thực hiện pháp luật theo đúng lứa tuổi và phê phán những hành vi sai, trái pháp luật 3. Về thái độ: Có ý thức thái độ tôn trọng pháp luật và luôn xử sự theo đúng quy định của pháp luật. III. NHỮNG NĂNG LỰC MÀ ĐỀ KIỂM TRA HƯỚNG TỚI ĐÁNH GIÁ: Năng lực tư duy phê phán, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo. IV. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA: Trắc nghiệm khách quan V. Thiết lập ma trận MA TRẬN V ận dụng Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng cao 4 6 4 2 Thực hiện PL Câu Câu 5,6,7,8,9,10 Câu 16 1,2,3,4 Câu 15.16 11,12,13,14 Chuyên đề bình 6 6 2 14 đẳng của công dân ( quyền bình đẳng Câu Câu Câu 29,30 của công dân trong 17,18,19,20, 23,24,25,26,27,28 một số lĩnh vực đời 21,22 sống xã hội)
  2. 2 4 2 2 Công dân với các Câu Câu 33,34,35,36 Câu 37,38 Câu 39,40 10 quyền tự do cơ bản 31,32 Số câu 12 16 8 4 40 Tỉ lệ (%) 30% 40% 20% 10% 100% VI. Bảng mô tả Chủ đề/Bài Mức độ nhận thức Tổng Nhận Thông Vận Vận dụng cao biểt hiểu dụng thấp Thực hiện PL Khái niệm Các loại vi Thi hành PL, Vi phạm hình thực hiện PL, phạm PL và VP hình sự, sự các hình thức trách nhiệm lỗi thực hiện PL, pháp lí, vi phạm pháp vi phạm kỉ luật, các luật hình thức thực hiện PL Sổ câu Số câu: 4 Số câu: 6 Số câu: 4 Số câu : 2 Số câu: 16 Sổ điểm. Số điểm: 1 Số điểm:1,5 Số điểm: 1 Số điểm: 0,5 điểm: 4 Tỉ lệ % Tỉ lệ 10 % Tỉ lệ 1,5% Tỉ lệ 10% Tỉ lệ: 5% Tỉ lệ: 40% Chuyên đề bình Bình đẳng Bình đẳng Bình đẳng đẳng của công dân trong hôn trong hôn trong lao ( quyền bình đẳng nhân gia nhân và gia động, hôn của công dân trong đình, lao đình nhân gia một số lĩnh vực đời động, kinh đình sống xã hội) doanh
  3. Sổ câu Số câu:6 Số câu: 6 Số câu: 2 Số câu:14 Sổ điểm. Số điểm: 1,5 Số điểm:1,5 Số điểm: 0,5 Điểm:3.5 Tỉ lệ % Tỉ lệ: 15% Tỉ lệ:15% Tỉ lệ: 5% Tỉ lệ: 35% Công dân với các KN, nội dung 3 trường Tính mạng, Danh dự, nhân quyền tự do cơ bản quyền bất khả hợp bắt, sức khỏe, bất phẩm xâm phạm về giam, giữ khả xâm thân thể người phạm thân thể Sổ câu Số câu:2 Số câu: 4 Số câu: 2 Số câu : 2 Số câu:10 Sổ điểm. Số điểm: 0,5 Số điểm:1 Số điểm: 0,5 Số điểm: 0.5 Điểm:2,5 Tỉ lệ % Tỉ lệ: 5% Tỉ lệ:10% Tỉ lệ: 5% Tỉ lệ 5% Tỉ lệ: 25% Tổng sô câu Số câu: 12 Số câu:16 Số câu:8 Số câu: 4 Số câu: 40 Tổng số điểm Số điểm: 3 Số điểm: 4 Số điểm: 2 Số điểm : 1 Số điểm: 10 Tỉ lệ% Tỉ lệ: 30% Tỉ lệ: 40% Tỉ lệ: 20% Tỉ lệ: 10% Tỉ lệ: 100%
  4. SỞ GD & ĐT ĐỒNG THÁP KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THPT KIẾN VĂN NĂM HỌC 2021 - 2022 MÔN GDCD LỚP 12 (Đề có 6 trang) 13/01/2022 Thời gian làm bài : 50 Phút; (Đề có 40 câu) Họ tên : ............................................................... Số báo danh : ................... Câu 1. Thực hiện pháp luật là A. quá trình soạn thảo ra các văn bản pháp luật phù hợp với từng thời điểm phát triển của xã hội B. quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp C. quá trình kiểm tra, giám sát hoạt động thực hiện pháp luật. D. quá trình lấy ý kiến nhân dân để hoàn thiện hệ thống pháp luật. Câu 2: Cá nhân, tổ chức sử dụng pháp luật tức là làm những gì mà pháp luật A. cho phép làm. B. không cho phép làm. C. quy định làm. D. quy định phải làm. Câu 3. Cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm là A. tuân thủ nội quy. B. thi hành pháp luật. C. vận dụng chính sách. D. chấp hành đường lối. Theo quy định của pháp luật, cán bộ, công chức, viên chức có hành vi xâm phạm các quan hệ lao động công vụ nhà nước là vi phạm A. kỉ luật B. truyền thống C. phong tục D. công ước Câu 5. Người vi phạm hình sự được xem là: A. Bị can B. Bị cáo C. Nghi phạm D. Tội phạm Câu 6. Người phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm khi: A. Từ đủ 12 tuổi trở lên B. Từ đủ 14 tuổi trở lên C. Từ đủ 16 tuổi trở lên D. Từ đủ 18 tuổi trở lên Câu 7. Các cá nhân, tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình là thực hiện trách nhiệm A. pháp lí.
  5. B. đạo đức. C. cộng đồng. D. gia tộc. Câu 8. Bên mua không trả tiền đầy đủ cho bên bán hàng như đã thỏa thuận trong hợp đồng. Khi đó, bên mua đã vi phạm pháp luật A. dân sự B. hành chính C. hình sự D. kỷ luật Câu 9. Hành vi nào sau đây vi phạm kỷ luật? A. Tự ý nghỉ việc B. Cổ vũ đánh bạc C. Lấn chiếm vỉa hè D. Sử dụng ma túy Câu 10. Gặp đèn đỏ tất cả các xe đang lưu thông đều dừng lại, việc đó thể hiện mọi người đang tham gia vào hình thức thực hiện pháp luật nào? A. Sử dụng pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật. C. Thi hành pháp luật. D. Áp dụng pháp luật. Câu 11: Trong công tác phòng, chống dịch COVID-19, công dân sử dụng pháp luật khi thực hiện hành vi nào sau đây? A. Từ chối khai báo dịch tễ. B. Thực hiện cách li y tế. C. Ủng hộ quỹ vacxin phòng dịch. D. Né tránh việc giản cách xã hội. Câu 12: Người đủ năng lực trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật vi phạm dân sự khi thực hiện hành vi nào sau đây? A. trì hoãn khai báo dịch tễ. B. bắt giam nhân chứng vụ án. C. tổ chức sản xuất vũ khí quân dụng. D. giao hàng sai nội dung của hợp đồng. Câu 13: Chị A là một tiểu thương bị cơ quan có thẩm quyền xử phạt về việc tự ý xây dựng chuồng trại và chăn nuôi gia súc trong phạm vi đê điều, làm ảnh hưởng đến chất lượng hoa màu trong diện tích thổ cư của người dân. Chị A phải chịu trách nhiệm pháp lí nào sau đây? A. Hành chính và kỉ luật. B. Hình sự và kỉ luật. C. Hình sự và dân sự. D. Hành chính và dân sự. Câu 14: Anh B là sinh viên của một trường đại học điều khiển xe mô tô đi ngược chiều của đường một chiều gây tai nạn làm hỏng xe đạp của chị H đang đi ngược hướng của anh trên phần đường dành cho xe thô sơ. Anh B phải chịu trách nhiệm pháp lí nào sau đây? A. Hành chính và dân sự. B. Hình sự và dân sự. C. Hành chính và hình sự. D. Kỉ luật và dân sự. Câu 15. Ông G đã đưa hối lộ cho anh R là cán bộ quản lí hồ sơ dự thầu để nhờ anh B giúp mình thắng thầu. Phát hiện hành vi đưa hối lộ và nhận hối lộ của R và G, K đã yêu cầu R phải đưa cho mình một khoản tiền nếu không sẽ đi tố cáo G và R. R đồng ý với yêu cầu của K để mọi chuyện được yên. Y là bạn của K biết chuyện K nhận tiền của R đã đi báo với cơ quan chức năng. Trong tình huống này những ai phải chịu trách nhiệm pháp lý ? A. R và G B. K và Y. C. Kvà R. D. K, G và R. Câu 16. Để có đủ số hàng giao đúng hẹn cho công ty của anh U theo hợp đồng đã ký kết, ông V đã bất chấp điều khoản quy định về chất lượng sản phẩm trong hợp đồng đó bằng cách hợp tác
  6. với anh E làm hàng giả số lượng hàng trăm triệu đồng nhằm thu lời bất chính. Bị chị Q phát hiện nên để bảo vệ công việc làm ăn của chồng mình, bà E đã thuê anh G và H chặn đánh và gây thương tích 11% cho chị Q. Những ai dưới đây đã vi phạm pháp luật hình sự? A. Vợ chồng bà E, G, H và V. B. Anh U, G, Q và H. C. Bà E, chị Q, G, và H. D. Ông E, anh U và H. Câu 17. Vợ chồng cùng bàn bạc và lựa chọn nơi cư trú là thực hiện quyền bình đẳng trong quan hệ A. xã hội. B. đối ngoại. C. nhân thân. D. mua bán. Câu 18. Bình đẳng giữa người lao động và người sử dụng lao động được thể hiện trong A. quy chế chi tiêu nội bộ. B. cơ hội tìm kiếm việc làm. C. quy trình quản lí nhân sự. D. nội dung hợp đồng lao động. Câu 19. Mọi doanh nghiệp đều có quyền chủ động mở rộng quy mô để nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh là biểu hiện bình đẳng trong A. kinh doanh. B. lao động. C. quan hệ liên ngành. D. quản lí thị trường. Câu 20. Theo quy định của pháp luật, một trong những nguyên tắc khi giao kết họp đồng lao động là A. ủy quyền. B. đại diện. C. tự nguyện. D. định hướng. Câu 21. Vợ chồng cùng bàn bạc, quyết định số con là thể hiện nội dung quyền bình đẳng trong quan hệ A. đơn phương. B. nhân thân. C. ủy thác. D. Tài sản Câu 22: Sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động được gọi là A. Hợp đồng mua bán.
  7. B. Hợp đồng lao động. C. Hợp đồng dân sự. D. Hợp đồng vay mượn. Câu 23. Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa A. người lao động và đại diện người lao động. B. người lao động và người sử dụng lao động. C. đại diện người lao động và người sử dụng lao động. D. công nhân và giám đốc Câu 24: Pháp luật quy định các mức thuế khác nhau đối với các doanh nghiệp, căn cứ vào A. thời gian kinh doanh của doanh nghiệp. B. ngành, nghề, lĩnh vực và địa bàn kinh doanh. C. tùy theo quy định của mỗi địa phương. D. khả năng kinh doanh của doanh nghiệp. Câu 25. Công dân đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được tự do tìm kiếm việc làm phù hợp với khả năng của mình là thực hiện quyền A. phân phối. B. đầu tư. C. quản lí. D. lao động. Câu 26. Đối với lao động nữ, người sử dụng lao động chỉ có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi người lao động nữ A. kết hôn B. nuôi con dưới 12 tháng C. nghỉ việc không có lí do D. Mang thai Câu 27. Một trong những biểu hiện của quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nhân thân là A. Người chồng là trụ cột gia đình nên có quyền quyết định nơi ở B. Phụ nữ phải lo việc gia đình nên có quyền quyết định nơi ở C. Cả hai vợ chồng cùng có quyền quyết định nơi ở D. Vợ chồng trẻ cần có sự đồng ý của cha mẹ khi lựa chọn nơi ở Câu 28: Tìm câu phát biểu sai: A. Công dân có quyền tự do kinh doanh bất cứ nghề mà pháp luật không cấm. B. Kinh doanh phải theo đúng quy định của pháp luật C. Công dân có quyền tự do lựa chọn hình thức kinh doanh D. Kinh doanh là quyền tự do của mỗi người không ai có quyền can thiệp Câu 29. Nghi ngờ chị M tung tin nói xấu mình nên giám đốc X đã ra quyết định điều chuyển chị từ phòng kế toán sang làm nhân viên tạp vụ. Giám đốc X đã vi phạm nội dung nào dưới đây của quyền bình đẳng trong lao động? A. Giao kết hợp đồng lao động. B. Thay đổi cơ cấu tuyển đụng, C. Xác lập quy trình quản lí. D. Áp dụng chế độ ưu tiên. Câu 30. Bác sĩ H được thừa kế riêng một mảnh đất kế bên ngôi nhà gia đình chị đang ở. Khi em trai kết hôn, bác sĩ H tặng lại vợ chồng người em mảnh đất đó dù chồng chị không tán thành. Bác sĩ H không vi phạm quyền bình đẳng hôn nhân và gia đình trong quan hệ nào
  8. dưới đây? A. Kinh doanh. B. Giám hộ. C. Tài sản. D. Nhân thân. Câu 31. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể là A. không ai bị bắt nếu không có quyết định của cơ quan nhà nước cơ thẩm quyền B. Người phạm tội ai cũng có quyền bắt giữ C. Không ai có quyền làm tổn hại sức khỏe của người khác D. Không ai được xúc phạm danh dự và nhân phẩm của người khác. Câu 32. Ai có quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo A. Tòa án, Viện kiểm sát. B. Ai cũng có quyền bắt. C. Cơ quan điều tra các cấp. D. Viện kiểm sát. Câu 33. Việc làm nào sau đây là xâm hại đến tính mạng, sức khỏe của người khác? A. Bố mẹ phê bình con cái khi con cái mắc lỗi. B. Khống chế và bắt giữ tên trộm khi hắn lén vào nhà. C. Bắt người theo quyết định của tòa án. D. Đánh người gây thương tích. Câu 34. Việc làm nào xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân? A. Đánh người gây thương tích. B. Bắt, giam, giữ người trái pháp luật. C. Khám xét nhà khi không có lệnh. D. Tự tiện bóc mở thư tín, điện tín của người khác. Câu 35. Trường hợp nào sau đây ai cũng có quyền bắt A. Khi có căn cứ để cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm B. Người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã C. Nghi ngờ một người đang phạm tội D. Nhìn thấy dấu hiệu phạm tội của một người Câu 36.Công dân đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được tự do tìm kiếm việc làm phù hợp với khả năng của mình là thực hiện quyền A. phân phối B. đầu tư C. quản lí D. lao động Câu 37. Một nhóm bạn đến nhà H chơi, sau đó H phát hiện mất một chiếc Iphone nên H đã khóa cửa nhà giữ tất cả các bạn lại để tra hỏi. Hành động của H đã xâm phạm đến quyền gì của công dân A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. B. Quyền được bảo hộ về sức khỏe, tính mạng của công dân. C. Quyền được bảo hộ về nhân phẩm, danh dự của công dân. D. Quyền tự do cơ bản của công dân. Câu 38. K gây rối trật tự nơi công cộng, để giữ an ninh trật tự Công an xã đã giữ K lại trụ sở Công an Xã nhưng do K được giữ ở phòng riêng nên quá giờ quy định mà K chưa được thả ra. Vậy thời gian để giam giữ một người khi chưa có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là bao nhiêu?
  9. A. Mười hai giờ B. Hai mươi bốn giờ C. Ba mươi sáu giờ D. Bốn mươi tám giờ Câu 39 Thôn X có ông C, vợ chồng anh B, chị P, vợ chồng chị Y , anh A và con gái là cháu M cùng sinh sống. Vốn có định kiến từ trước nên khi thấy chị P vào nhà mình, chị Y cho rằng chị P có mục đích xấu nên đã tri hô và hỗ trợ anh A đánh đuổi chị P. Sau đó ít lâu, bị chị P đưa thông tin sai sự thật về mình, anh A đã bí mật giam chị ở một ngôi nhà hoang. Qua hai ngày chị P mất tích, anh B phát hiện sự việc nên đã thuê ông C dùng hung khí đe dọa giết anh A buộc anh A phải thả vợ mình. Khi bác sĩ yêu cầu chị P phải nằm viện điều trị do bị sang chấn tâm lí, anh B bắt cháu M rồi quay và gửi video cảnh cháu bị ngất xỉu do bị bỏ đói cho anh A để gây sức ép yêu cầu anh A phải trả viện phí cho vợ mình. Những ai sau đây đồng thời vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe của công dân? A. Anh A và anh B. B. Anh B và chị Y. C. Chị Y, anh A và anh B. D. Ông C, chị P và anh A. Câu 40. Giám đốc P điều động toàn bộ nhân viên đến công ty X để chuẩn bị tổ chức hội nghị khách hàng. Cuối buổi một nhân viên phát hiện mất điện thoại, giám đốc P yêu cầu bảo vệ khóa cửa ra vào rồi cùng trưởng phòng S kiểm tra tư trang của mọi người. Chồng nhân viên B đến đón vợ nhưng bị bảo vệ ngăn cản. Lời qua tiếng lại, hai bên quát nạt, mắng chửi nhau thậm tệ. Những ai dưới đây đã vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân? A. Giám đốc P, trưởng phòng S, chồng cô B và bảo vệ. B. Chồng cô B và bảo vệ. C. Gỉám đốc P, trưởng phòng S, chồng cô B. D. Giám đốc P và trưởng phòng S.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2