intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2022-2023 có đáp án - Sở GD&ĐT Hậu Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

20
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hãy tham khảo “Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2022-2023 có đáp án - Sở GD&ĐT Hậu Giang” được chia sẻ dưới đây để giúp các em biết thêm cấu trúc đề thi như thế nào, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt điểm tốt hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2022-2023 có đáp án - Sở GD&ĐT Hậu Giang

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TỈNH HẬU GIANG NĂM HỌC 2022 - 2023 MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN – LỚP 12 ĐỀ CHÍNH THỨC (THPT & GDTX) Thời gian làm bài : 60 phút (Đề kiểm tra gồm có 04 trang) (không kể thời gian giao đề) Mã đề 601 Câu 1. Công dân tự do sử dụng sức lao động của mình trong việc tìm kiếm, lựa chọn việc làm là thể hiện công dân bình đẳng trong A. hợp đồng lao động. B. thực hiện quyền lao động. C. giao ước lao động. D. quyền tự do kinh doanh. Câu 2. Về bản chất, thực hiện pháp luật là việc các cá nhân, cơ quan, tổ chức thực hiện các hành vi A. chính đáng. B. đúng đắn. C. hợp pháp. D. phù hợp. Câu 3. Tất cả các dân tộc đều được tham gia thảo luận, góp ý các vấn đề chung của đất nước là thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc về A. tôn giáo. B. kinh tế. C. văn hóa. D. chính trị. Câu 4. Quyền bình đẳng trong kinh doanh được quy định trong A. Luật kinh doanh và các văn bản quy phạm pháp luật. B. Các văn bản quy phạm pháp luật. C. Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật. D. Pháp luật và các văn bản quy phạm pháp luật. Câu 5. Sử dụng pháp luật được hiểu là công dân sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì mà pháp luật A. quy định phải làm. B. cho phép làm. C. không cho phép làm. D. quy định cấm làm. Câu 6. Chủ thể của hợp đồng lao động là A. đại diện của người lao động với người sử dụng lao động. B. người lao động và đại diện của người lao động. C. người lao động và người sử dụng lao động. D. đại diện người lao động và đại diện của người sử dụng lao động. Câu 7. Công dân bình đẳng trước pháp luật có ngĩa là A. mọi công dân có quyền và nghĩa vụ giống nhau. B. công dân có quyền thì mới thực hiện nghĩa vụ. C. công dân có quyền và nghĩa vụ như nhau nếu cùng giới tính. D. công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ. Câu 8. Những hành vi phạm tội gây nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự được gọi là vi phạm A. hành chính. B. dân sự. C. hình sự. D. kỉ luật. Câu 9. Pháp luật được hiểu là hệ thống các A. quy định riêng. B. quy tắc xử sự chung. C. quy tắc ứng xử riêng. D. quy định chung. 1/4 - Mã đề 601
  2. Câu 10. Mỗi quy tắc xử sự thường được thể hiện thành A. một ngành luật. B. một quy phạm pháp luật. C. một thể chế pháp luật. D. nột quy định pháp luật. Câu 11. Những người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật mới có quyền ra lệnh bắt người trong trường hợp A. bắt người không có lí do. B. khẩn cấp. C. phạm tội quả tang. D. quan trọng. Câu 12. Theo qui định của pháp luật, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản và vẫn được đảm bảo chỗ làm việc sau khi hết thời gian thai sản. Điều này thể hiện A. bình đẳng giữa lao động nam và nữ. B. ưu tiên đối với lao động nam. C. bất bình đẳng đối với lao động nam. D. bất bình đẳng giới. Câu 13. Công dân tích cực, chủ động làm những gì mà pháp luật qui định phải làm là hình thức A. tuân thủ pháp luật. B. thi hành pháp luật. C. áp dụng pháp luật. D. sử dụng pháp luật. Câu 14. Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có A. nội dung. B. ý nghĩa. C. mục tiêu. D. mục đích. Câu 15. Theo quy định của pháp luật, lao động là A. quyền và nghĩa vụ của công dân. B. trách nhiệm của công dân. C. nghĩa vụ của công dân. D. bổn phận của công dân. Câu 16. Hành vi trái pháp luật có thể là A. có lỗi hoặc không có lỗi. B. hành động hoặc không hành động. C. năng lực không năng lực. D. quy tắc hoặc không quy tắc. Câu 17. Khi vi phạm, chủ thể vi phạm sẽ bị khiển trách, cảnh cáo, chuyển công tác khác, cách chức, hạ bậc lương hoặc đuổi việc là vi phạm A. kỉ luật. B. hình sự. C. dân sự. D. hành chính. Câu 18. Xây nhà lấn vào phần đất làm hành lang lộ giới của Nhà nước. Hành vi trên thuộc loại vi phạm pháp luật nào dưới đây ? A. hình sự. B. dân sự. C. kỉ luật. D. hành chính. Câu 19. Tài sản chung của vợ và chồng là A. tài sản được thừa kế riêng trong thời kì hôn nhân. B. tài sản được cho, tặng riêng trong thời kì hôn nhân. C. những tài sản hai người có được sau khi kết hôn. D. những tài sản của chồng trước khi kết hôn. Câu 20. Hành vi nào sau đây vi phạm pháp luật hình sự? A. Bán hàng chiếm lòng, lề đường. B. Đánh người gây thương tích nặng. C. Cãi nhau gây mất trật tự nghiêm trọng. D. Không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe máy. Câu 21. Nhà hàng A không đáp ứng đủ thức ăn theo thực đơn khách hàng đã hợp đồng. Hành vi trên là thuộc loại vi phạm pháp luật A. kỉ luật B. dân sự. C. hành chính. D. hình sự. Câu 22. Công an bắt giam người mà không cần lệnh vì nghi lấy trộm xe máy là vi phạm A. được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe. B. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. 2/4 - Mã đề 601
  3. C. được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm. D. tự do ngôn luận. Câu 23. Để giao kết hợp đồng lao động, anh H cần căn căn cứ nguyên tắc nào dưới đây? A. Tự do, tự nguyện, tích cực. B. Tự do, tự nguyện, bình đẳng. C. Công bằng, dân chủ, tiến bộ. D. Tự giác, trách nhiệm, công bằng. Câu 24. Công ty xuất nhập khẩu thủy hải sản X luôn luôn tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường, Công ty X đã thực hiện A. quyền chính trị. B. bổn phận của công dân. C. quyền của công dân. D. nghĩa vụ của công dân. Câu 25. Lao động nữ được làm điều nào dưới đây để thể hiện quyền bình đẳng trong lao động? A. Được vay vốn ngân hàng. B. Được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc. C. Được mặc đồng phục. D. Được đóng quỹ cơ quan. Câu 26. Việc bảo đảm tỉ lệ thích hợp người dân thiểu số trong các cơ quan quyền lực nhà nước thể hiện quyền bình đẳng A. giữa các dân tộc. B. giữa các công dân. C. trong công việc chung của nhà nước. D. giữa các vùng miền. Câu 27. Chủ thể vi phạm thường bị phạt tiền, cảnh cáo, khôi phục hiện trạng ban đầu, thu giữ tang vật, phương tiện dùng để vi phạm là vi phạm nào sau đây? A. Kỉ luật. B. Hành chính. C. Dân sự. D. Hình sự. Câu 28. Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng trong việc tìm kiếm thị trường, khách hàng là nội dung thuộc quyền nào dưới đây? A. Quyền bình đẳng trong lao động. B. Quyền bình đẳng trong kinh doanh. C. Quyền bình đẳng trong mua bán. D. Quyền bình đẳng trong sản xuất. Câu 29. Ông X xây dựng nhà để vật liệu trên hè phố đã bị Thanh tra Giao thông xử phạt. Hành vi của ông X là vi phạm A. kỉ luật. B. hình sự. C. hành chính. D. dân sự. Câu 30. Do làm ăn ngày càng có lãi, doanh nghiệp tư nhân X đã quyết định mở rộng thêm quy mô sản xuất. Doanh nghiệp X đã thực hiện quyền nào của mình dưới đây? A. Quyền tự chủ đăng kí sản xuất và kinh doanh. B. Quyền chủ động mở rộng quy mô kinh doanh. C. Quyền kinh doanh đúng ngành nghề và phát triển ngành nghề. D. Quyền tự quyết và định đoạt hoạt động kinh doanh. Câu 31. Được ông X trình báo, anh T thủ trưởng cơ quan điều tra đã ra lệnh bắt anh Q, khi có căn cứ cho thấy anh Q có dấu vết của tội phạm, xét thấy cần ngăn chặn ngay việc anh Q bỏ trốn. Việc làm của anh T thể hiện bắt người trong trường hợp nào dưới đây? A. Bắt người trong trường hợp khẩn cấp. B. Bắt người đang bị truy nã. C. Bắt người đang phạm tội quả tang. D. Bắt người theo quyết định Tòa án. Câu 32. Anh N lấy trộm được chiếc xe SH và đem bán cho ông X. Có tiền từ việc bán xe, anh N đã điện thoại rủ anh S và anh K cùng đi nhậu. Sau đó, anh S về nhà còn anh K và anh N tham gia đua xe. Bị mất lái, anh K đã tông vào ông Q đang đi bộ trên vỉa hè. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lí? A. Anh K, anh N và ông X. B. Anh N, anh K và ông Q. C. Anh K, anh N, anh S và ông X. D. Anh K, anh S và anh N. Câu 33. Công ty X ở tỉnh H và công ty N ở tỉnh M cùng sản xuất ván ép. Công ty X phải đóng thuế 3/4 - Mã đề 601
  4. thu nhập doanh nghiệp cá nhân thấp hơn công ty N. Căn cứ yếu tố nào dưới đây để xác định mức thuế? A. Lợi nhuận thu được. B. Quan hệ quên biết. C. Địa bàn kinh doanh. D. Khả năng kinh doanh. Câu 34. M thương hoàn cảnh của X nhà nghèo nên đã lấy trộm tiền của H đem cho X và bị công an bắt. Vậy hành vi của M là vi phạm hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây? A. áp dụng pháp luật. B. sử dụng pháp luật. C. thi hành pháp luật. D. tuân thủ pháp luật. Câu 35. Chị M đến công ty A xin việc nhưng bị từ chối vì chị là người dân tộc thiểu số. Công ty A đã vi phạm quyền bình đẳng A. giữa người lao động và sử dụng lao động. B. trong tuyển dụng lao động. C. trong giao kết hợp đồng lao động. D. trong thực hiện quyền lao động. Câu 36. G biết việc mình dùng gậy đánh X là sai, trái pháp luật nhưng vẫn đánh. Vậy hành vi của G theo quy định của luật hình sự mang tính A. vô ý do tự tin. B. vô ý hành động. C. vô ý vi phạm. D. cố ý vi phạm. Câu 37. Ông X cùng con trai 12 tuổi, mắc nguồn điện 220V vào hàng rào dây thép gai để bảo vệ đàn gà khỏi bị mất trộm. Bà C là hàng xóm biết chuyện này nhưng không nói gì. Tối hôm đó, anh M ăn trộm gà nhà ông X đã bị điện giật chết. Trong trường hợp trên những ai không phải chịu trách nhiệm pháp lý? A. Anh M, bà C, con trai ông X. B. Bà C và con trai ông X. C. Anh M và con trai ông X. D. Ông X, bà C, anh M. Câu 38. Đến hạn trả khoản nợ năm trăm triệu đồng theo nội dung hợp đồng của ông K vay tiền của bà N, mặc dù đủ khả năng thanh toán nhưng do muốn chiếm đoạt số tiền đó nên ông K đã bỏ trốn. Trong lúc vội vã, xe mô tô do ông K điều khiển đã va chạm với chị V khiến chị bị ngã gãy chân. Biết chuyện, ông M chồng bà N đã phóng hỏa đốt cháy cửa hàng điện tử của gia đình ông K và bị anh S con trai ông K đe dọa trả thù. Những ai dưới đây vừa phải chịu trách nhiệm hình sự vừa phải chịu trách nhiệm dân sự? A. Ông K và ông M. B. Ông K, ông M và anh S. C. Ông M và anh S. D. Ông K, bà N và anh S. Câu 39. Bạn M không cho G nhìn bài trong lúc kiểm tra nên G rủ X chặn đường xe đe dọa M khiến M hoảng loạn tinh thần. Nghe M kể lại chuyện đó, H là bạn cùng lớp với M, muốn trả thù cho M nên H đã rủ thêm L đánh G và X. Hành vi những ai dưới đây đã vi phạm pháp luật? A. Bạn G, X và M. B. Bạn G và X. C. Bạn G, X, H và L. D. Bạn H và L. Câu 40. Anh X bực tức vì vợ mình là H muốn đi học cao học trong khi anh có bằng cao đẳng nên anh đã bán đất mang tên hai vợ chồng để mua nhà riêng mang tên anh nhầm uy hiếp vợ không được đi học. Bố mẹ anh X là ông Z và bà M khuyên X nên li hôn vì vợ dám học học cao hơn chồng. Biết chuyện U là cha của H đã thuê anh S đánh anh X để bệnh vực con gái mình. Những ai dưới đây đã vi phạm quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình. A. Anh S và ông Z, bà M. B. Ông Z, bà M, U. C. Ông X, ông Z, bà M, U. D. Anh X, H, S,U. ------HẾT ------ Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: …………………………………… Số báo danh:………………………...... Chữ ký của giám thị 1: ………………………… Chữ ký của giám thị 2: …………………...... 4/4 - Mã đề 601
  5. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÁP ÁN HK1 NĂM HỌC 2022-2023 TỈNH HẬU GIANG MÔN GDCD– Khối lớp 12 Thời gian làm bài : 60 phút Phần đáp án câu trắc nghiệm: Tổng câu trắc nghiệm: 40. 601 602 603 604 1 B A B D 2 C D A C 3 D B A B 4 C D A D 5 B A C A 6 C A A A 7 D B A D 8 C A D C 9 B D C A 10 B A C D 11 B D C A 12 A C C A 13 B C B D 14 D A A B 15 A C C C 16 B D A C 17 A B B C 18 D B D D 19 C C D A 20 B A D C 21 B B C D 22 B A B C 23 B B C D 24 D A B A 25 B B D D 26 A A C D 27 B C A D 28 B B A C 29 C A D D 30 B B C D 31 A C B B 1
  6. 32 A C A D 33 C C D D 34 D B B B 35 D A B D 36 D B A A 37 C D B D 38 A C A D 39 C C A C 40 C C C D 2
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2