intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2022-2023 - Sở GD&ĐT Đắk Nông (Đề minh hoạ)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:7

11
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

TaiLieu.VN giới thiệu đến các bạn “Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2022-2023 - Sở GD&ĐT Đắk Nông (Đề minh hoạ)” để ôn tập nắm vững kiến thức cũng như giúp các em được làm quen trước với các dạng câu hỏi đề thi giúp các em tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2022-2023 - Sở GD&ĐT Đắk Nông (Đề minh hoạ)

  1. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐẮK NÔNG ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 12 ĐỀ MINH HỌA Thời gian làm bài: 50 phút không ( Đề gồm 40 câu trắc nghiệm) Họ và tên:..............................................................Số báo danh: ....................Lớp….. Câu 1: Nội dung của văn bản pháp luật do cơ quan cấp dưới ban hành không được trái với nội dung văn bản do cơ quan cấp trên là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật? A. Tính xác định cụ thể về mặt nội dung. B. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. C. Tính quyền lực, bắt buộc chung. D. Tính quy phạm phổ biến. Câu 2: Quy phạm pháp luật là A. những quy tắc xử sự chung. B. các quy phạm về đạo đức. C. tính đặc trưng của pháp luật. D. hệ thống pháp luật Việt Nam Câu 3: Pháp luật nước ta mang bản chất của A. giai cấp công nhân. B. giai cấp đa số. C. giai cấp thiểu số. D. nhân dân lao động. Câu 4:Việc áp dụng trách nhiệm pháp lí nhằm một trong những mục đích nào sau đây? A. Kiềm chế những việc làm trái pháp luật. B. Triệt tiêu tất cả các tệ nạn xã hội. C. Chia đều mọi của cải trong xã hội. D. Xóa bỏ hoàn toàn tình trạng thất nghiệp. Câu 5: Hành vi vi phạm các quan hệ lao động, công vụ Nhà nước do pháp luật lao động và pháp luật hành chính bảo vệ là nội dung khái niệm nào sau đây? A. Vi phạm kỷ luật. B. Lũng đoạn thị trường. C. Gây rối trật tự. D. Kích động bạo lực. Câu 6: Người từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng? A. Từ đủ 12 tuổi đến dưới14 tuổi. B. Từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi. C. Từ đủ 16 tuổi trở lên. D. Từ đủ 18 tuổi trở lên. Câu 7:Bình đẳng trước pháp luật là mọi công dân đều không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và A. chịu trách nhiệm pháp lí. B. chiếm hữu tài nguyên thiên nhiên. C. chia đều tài sản công cộng. D. san bằng nguồn quỹ bảo trợ.
  2. Câu 8: Một trong những biểu hiện của bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân là A. ai cũng có quyền và nghĩa vụ như nhau. B. quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân. C. quyền và nghĩa vụ công dân là một thể thống nhất. D. mọi người đều có quyền ưu tiên như nhau. Câu 9: Vợ, chồng tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặt là thể hiện nội dung quyền bình đẳng hôn nhân và gia đình trong quan hệ A. nhân thân. B. tài sản. C. phụ thuộc. D. một chiều. Câu 10: Khi giao kết hợp đồng lao động, người sử dụng lao động và người lao động phải tuân theo nguyên tắc nào dưới đây? A. Đại diện. B. Tự nguyện. C. Gián tiếp. D. Ủy quyền Câu 11: Một trong những nội dung của bình đẳng trong kinh doanh là cá nhân khi tham gia vào các quan hệ kinh tế đều có quyền A. sử dụng ngân sách quốc gia. B. định đoạt mức thuế thu nhập. C. lựa chọn loại hình doanh nghiệp. D. chia đều nguồn vốn cổ phiếu. Câu 12: Nội dung nào dưới đây thể hiện nguyên tắc bình đẳng trong hôn nhân và gia đình? A. Dân chủ, công khai, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử. B. Dân chủ, tự dọ, quan tâm lẫn nhau, không phân biệt đối xử. C. Dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử. D. Dân chủ, bình đẳng, quan tâm lẫn nhau, không phân biệt đổi xử. Câu 13: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc được hiểu là mọi dân tộc trong một quốc gia đều được Nhà nước và pháp luật A. tạo điều kiện phát triển. B. chia đều tài sản chung. C. miễn phí mọi dịch vụ. D. duyệt hồ sơ vay vốn. Câu 14: Đồng bào theo đạo và các chức sắc tôn giáo phải có trách nhiệm sống tốt đời đẹp đạo nhằm mục đích nào dưới đây? A. Giáo dục cho các tín đồ lòng yêu nước. B. Tuyên truyền kêu gọi mọi người tham gia tôn giáo. C. Tuyên truyền giáo lí của tôn giáo. D. Kêu gọi các cơ quan chức năng giúp đỡ tôn giáo. Câu 15: Mục đích của Nhà nước trong thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc nhằm khắc phục A. trình độ phát triển quá thấp của các dân tộc thiểu số. B. khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế giữa các dân tộc. C. thực trạng đói nghèo của các vùng sâu, xa, đồng bào dân tộc thiểu số.
  3. D. sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các dân tộc. Câu 16: Để thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc về giáo dục, trước hết Nhà nước phải đảm bảo bình đẳng về A. chương trình giáo dục. B. nghĩa vụ học tập. C. cơ hội học tập. D. đánh giá kết quả học tập. Câu 17: Một trong những đặc trưng tạo nên giá trị công bằng của pháp luật là A. Tính quyền lực, bắt buộc chung. B. Tính quy phạm phổ biến. C. Tính cưỡng chế. D. Tính xác định về mặt hình thức. Câu 18: Để quản lí xã hội bằng pháp luật nhà nước cần phải A. quảng bá pháp luật trong đời sống xã hội. B. phổ biến, giáo dục pháp luật trong đời sống nhân dân. C. răn đe mọi người phải chấp hành đúng pháp luật. D. phổ biến tốt mọi chủ trương, chính sách. Câu 19: Một trong những dấu hiệu của vi phạm pháp luật là người vi phạm phải có năng lực nào sau đây? A. Trách nhiệm pháp lí. B. Nhận biết sự việc. C. Tài chính vững mạnh. D. Hình thành nhân cách. Câu 20: Hành vi nào sau đây là hình thức thi hành pháp luật? A. Công dân thực hiện quyền khiếu nại. B. Công dân không tham gia đua xe trái phép. C. Nam thanh niên tham gia nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi. D. Cảnh sát lập biện bản xử phạt người vi phạm luật giao thông. Câu 21: Công chức nhà nước có thẩm quyền thực hiện hành vi nào sau đây là áp dụng pháp luật? A. Xử phạt vi phạm về môi trường B. Công bố tiêu chí về môi trường. C. Hướng dẫn quy định về sa thải. D. Cảnh báo khu vực ô nhiễm. Câu 22: Theo quy định của pháp luật, công dân vi phạm hành chính trong trường hợp nào dưới đây? A. Vận chuyển hàng quốc cấm. B. Vu khống, nói xấu người khác. C. Điều khiển xe máy vượt đèn đỏ. D. Nghỉ việc không có lí do. Câu 23: Việc xét xử các vụ án kinh tế của nước ta không phụ thuộc người đó là ai, giữ chức vụ gì, là thể hiện công dân bình đẳng về A. quyền trong kinh doanh. B. trách nhiệm pháp lí.
  4. C. nghĩa vụ trong kinh doanh. D. nghĩa vụ pháp lí . Câu 24: Bình đẳng trong kinh doanh có nghĩa là mọi doanh nghiệp đều phải thực hiện nghĩa vụ nào sau đây? A. Kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký. B. Chủ động mở rộng thị trường. C. Lắp đặt hệ thống giám sát tự động. D. Sử dụng lao động nhập cư. Câu 25: Trường hợp nào sau đây là tài sản chung của vợ và chồng? A. Những thu nhập hợp pháp được vợ chồng tạo ra trong thời kì hôn nhân. B. Tài sản được thừa kế riêng, tặng, cho riêng trong thời kì hôn nhân. C. Tài sản mà mỗi người có được trước khi kết hôn. D. Tài sản được chia riêng cho vợ, chồng trong thời kì hôn nhân. Câu 26: Đối với tài sản chung, cả vợ và chồng đều có các quyền nào sau đây? A. Quyền sở hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt như nhau. B. Quyền chiếm hữu, quyền phân chia, quyền phán xét như nhau. C. Quyền sở hữu, quyền chiếm hữu, quyền định đoạt như nhau. D. Quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt như nhau. Câu 27: Theo quy định của pháp luật, nơi thờ tự, tín ngưỡng tôn giáo được pháp luật A. bảo vệ. B. bảo hộ. C. bảo hành. D. bảo kê. Câu 28: Bất kì công dân thuộc dân tộc nào đều có quyền bầu cử, quyền ứng cử, quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội. Nhận định này thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực nào sau đây? A. Dân chủ. B. Giáo dục. C. Chính trị. D. Văn hóa. Câu 29: Vườn quốc gia T ở tỉnh G thường xuyên bị một số người dân xâm phạm. Trên cơ sở pháp luật về bảo vệ rừng, cơ quan chức năng đã xử lý vi phạm hành chính với những người vi phạm. Trong trường hợp này, pháp luật đã thể hiện đặc trưng nào dưới đây? A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính quyền lực, bắt buộc chung. C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. D. Tính tự nguyện, tự giác chung. Câu 30: Chị Q đang nuôi con nhỏ 10 tháng tuổi, nhiều lần phải xin phép nghỉ việc để chăm sóc con ốm. Giám đốc Công ty đã ra quyết định điều chuyển chị sang vị trí công tác khác. Không đồng ý với quyết định của Giám đốc, chị Q đã
  5. làm đơn khiếu nại theo quy định pháp luật. Trong trường hợp này, pháp luật đã thể hiện vai trò nào dưới đây ? A. Phương tiện để công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. B. Cơ sở hợp pháp để công dân bảo vệ tuyệt đối cho quyền lợi của mình. C. Cơ sở để công dân kiến nghị với cấp trên. D. Phương tiện để công dân bảo vệ mọi yêu cầu của mình. Câu 31: Theo quy định pháp luật, vào mùa bóng đá World Cup, Ủy ban nhân dân thành phố L đã yêu cầu người dân không được có hành động quá khích và đua xe trái phép. Trong trường hợp này, pháp luật đã thể hiện vai trò nào dưới đây? A. Phương tiện chỉ để đảm bảo mỹ quan thành phố. B. Công cụ duy nhất quản lý đô thị hữu hiệu. C. Phương tiện để nhà nước quản lý xã hội. D. Hình thức cưỡng chế người vi phạm. Câu 32: Chị H mượn xe máy của chị Y đi chợ không may bị kẻ gian lấy cắp. Chị Y yêu cầu chị H phải bồi thường cho mình nhưng chị H nhất định không chịu. Trong trường hợp trên chị H phải chịu trách nhiệm pháp lí nào sau đây? A. Hình sự. B. Hành chính. C. Dân sự. D. Kỉ luật. Câu 33: Giám đốc sở X là anh K đã chỉ đạo anh Y trưởng phòng kế hoạch tài chính, lập hồ sơ khống nâng giá các thiết bị đấu thầu để hưởng chênh lệch với số tiền lớn. Phát hiện sự việc, anh M chánh văn phòng đã làm đơn tố cáo với cơ quan chức năng thì bị ông K điều chuyển xuống làm nhân viên hành chính, còn anh Y đã đến cơ quan chức năng khai nhận toàn bộ sự việc. Giám đốc sở X và anh Y đồng thời phải chịu trách nhiệm pháp lý nào dưới đây? A. Hình sự và hành chính. B. Hình sự và kỷ luật. C. Dân sự và kỷ luật. D. Hành chính và dân sự. Câu 34: Giám đốc công ty S đã ra quyết định điều chuyển chị B từ vị trí kế toán sang nhân viên văn phòng sau khi chị nghỉ thai sản. Việc làm của Giám đốc đã vi phạm nội dung nào sau đây về quyền bình đẳng trong lao động? A. Thực hiện quyền lao động. B. Giữa lao động nam và lao động nữ. C. Giao kết hợp đồng lao động. D. Tuyển dụng lao động. Câu 35: Anh T và chị H yêu nhau. Hai người quyết định kết hôn nhưng bố của chị H không đồng ý vì anh T và chị H không cùng đạo. Trong trường hợp này, bố của chị H vi phạm quyền bình đẳng nào sau đây? A. Hôn nhân và tôn giáo. B. Tôn giáo và gia đình. C. Lao động và hôn nhân. D. Hôn nhân và gia đình. Câu 36: Vừa qua chị Sô Đa người dân tộc Khơme đã được Nhà nước hỗ trợ tiền để mở lớp dạy múa cho con em đồng bào dân tộc mình. Việc làm này thể hiện Nhà nước đang tạo điều kiện cho các dân tộc A. phát triển kinh tế. B. ổn định chính trị.
  6. C. phát triển văn hoá. D. để phát triển giáo dục. Câu 37: Công ty R có bà Q làm giám đốc, anh H và chị V là nhân viên, anh M là kế toán. Được anh H thông tin việc anh M đầu tư 500 triệu đồng vào hệ thống đánh bạc qua mạng khiến bà Q nghi ngờ anh M đã rút tiền của công ty nên đã ký quyết định buộc thôi việc với anh M và bổ nhiệm chị V vào vị trí đó. Bức xúc, anh M đã tố cáo với cơ quan chức năng về hoạt động lừa đảo theo mô hình đa cấp của bà Q và công khai lên mạng xã hội làm cho các khách hàng đồng loạt kéo tới công ty yêu cầu hoàn trả lại tiền đã đầu tư. Do không có khả năng chi trả vì số tiền quá lớn, bà Q bỏ trốn ra nước ngoài. Được chị V thông tin về việc anh H là người có hành vi tố cáo mình với bà Q, anh M đã cùng anh T ném chất bẩn vào nhà anh H. Những ai dưới đây đồng thời phải chịu trách nhiệm hình sự và dân sự? A. Anh M, anh T và bà Q. B. Anh M và bà Q. C. Bà Q và chị V. D. Bà Q và anh M và chị V. Câu 38: Bạn N(17 tuổi) là học sinh ở một trường THPT tham gia giao thông bằng xe máy điện và ông Q (40 tuổi) là một cán bộ công chức nhà nước, cả hai đều sử dụng điện thoại trong lúc đang điều khiển xe. Mức xử phạt nào sau đây đúng quy định của pháp luật?. A. Ông Q bị phạt từ một triệu đồng đến hai triệu đồng, N không bị xử phạt. B. Ông Q bị phạt từ năm trăm nghìn đồng đến một triệu đồng, N không bị phạt. C. Ông Q và bạn N đều bị phạt từ tám trăm nghìn đồng đến một triệu đồng. D. Ông Q và bạn N đều bị phạt từ năm trăm nghìn đồng đến một triệu đồng. Câu 39: Anh M và anh Q cùng nộp hồ sơ xin thành lập doanh nghiệp sản xuất thiết bị y tế. Biết hồ sơ của mình chưa đủ điều kiện theo quy định, anh M đã nhờ lãnh đạo cơ quan cấp phép là ông C giúp đỡ. Sau khi nhận của anh M số tiền 50 triệu đồng, ông C đã thuê anh T giám đốc một công ty chuyên về in và quảng cáo làm giả giấy chứng nhận nghiệp vụ y tế cho anh M để bổ sung vào hồ sơ còn thiếu, sau đó ông C đã chỉ đạo nhân viên dưới quyền là chị S tiến hành thủ tục cấp phép kinh doanh cho anh M. Thấy anh M được cấp phép kinh doanh trong khi hồ sơ của mình đủ điều kiện nhưng lại chưa được cấp phép, anh Q đã tung tin là anh M chuyên sản xuất hàng giả khiến cho uy tín và lợi nhuận của anh M bị sụt giảm nghiêm trọng. Những ai sau đây vi phạm quyền bình đẳng trong kinh doanh? A. Anh M, anh Q và ông C. B. Anh M, ông C và anh T. C. Anh M và ông C và chị S. D. Anh M và anh Q và anh T. Câu 40: Do cơ quan chức năng chưa cấp giấy phép xây dựng nhà thờ, quá bức xúc Ông G đã lôi kéo đồng bào theo đạo xây dựng nhà thờ trên phần đất nhà nước chưa cấp phép. Anh X đại diện cho cơ quan chức năng yêu cầu ông G phải dỡ bỏ công trình. Anh T không đồng ý với việc làm của ông G nên đã nói xấu tôn giáo của ông G trên mạng xã hội, còn bà H đã dùng gậy đập phá công trình xây dựng. Anh Y công an xã yêu cầu các bên liên quan về trụ sở công an xã giải quyết theo quy định. Những ai dưới đây vi phạm quyền bình đẳng về tôn giáo?
  7. A. Ông G, bà H và anh T. B. Anh X, ông G và anh T. C. Bà H, anh T và anh X. D. Anh Y, bà H và anh X.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1