intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Thuận Thành số 1 (Mã đề 001)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham khảo "Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Thuận Thành số 1 (Mã đề 001)" sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những dạng bài chính được đưa ra trong đề thi. Từ đó, giúp các bạn học sinh có kế hoạch học tập và ôn thi hiệu quả. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Thuận Thành số 1 (Mã đề 001)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CÀ MAU KIỂM TRA HKI – NĂM HỌC 2022 ­ 2023 TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC HIỂN MÔN GDCD LỚP 12 Mã đề 001  Thời gian làm bài : 45 phút; (Đề có 40 câu) Câu 1: Trong quyền bình đẳng giữa các dân tộc, cụm từ “dân tộc” được hiểu là A.  một bộ dân cư của tất cả các quốc gia. B.  một bộ phận dân cư của quốc gia. C.  một bộ phận dân cư ở địa phương. D.  một bộ phận người sinh sống. Câu 2: Trong giờ  làm việc tại xí nghiệp X. Anh H đã rủ  các anh M,  S và D cùng chơi bài ăn  tiền. Vì cần tiền lẻ, anh H ra phòng bảo vệ nhờ anh ,T là bảo vệ công ty đổi cho 1 triệu tiền   lẻ. Do thua nhiều, anh H có hành vi gian lận nên bị  anh D lao vào đánh gãy chân. Những ai   dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lý ? A.  Anh S và D. B.  Anh H, S, D và bảo vệ T, C.  Anh H, M, S, D và bảo vệ T. D.  Anh H, M, S và D. Câu 3: Vì có mâu thuẫn với N, nên vào buổi tối V đã chặn đường đánh N. Hành vi của V đã   xâm phạm quyền nào của công dân? A.  Quyền được bảo hộ về tính mạng, sức khỏe. B.  Quyền được bảo hộ về nhân phẩm, danh dự. C.  Quyền bất khả xâm phạm về thân thể. D.  Quyền được đảm bảo an toàn về giao thông. Câu 4: Các cơ sở tín ngưỡng tôn giáo được Nhà nước công nhận sẽ được A.  mọi người tôn thờ. B.  pháp luật bảo vệ. C.  pháp luật bảo hộ. D.  canh giữ nghiêm ngặt. Câu 5: Uỷ ban nhân dân huyện X trao học bổng cho học sinh dân tộc thiểu số vì có thành tích   học tập tốt. Việc làm này thể hiện các dân tộc được bình đẳng trong lĩnh vực A.  kinh tế. B.  văn hóa. C. giáo dục. D.  chính trị. Câu 6:  Mức độ  bình đẳng về  quyền và nghĩa vụ  của công dân phụ  thuộc vào khả  năng và  điều kiện của A.  Nhà nước. B.  gia đình. C.  xã hội. D. mỗi người. Câu 7:  Pháp luật nước ta quy định công dân có tôn giáo và không có tôn giáo cũng như  các   công dân có tôn giáo khác nhau phải A.  yêu quý nhau. B.  học hỏi nhau. C.  giúp đỡ nhau. D.  tôn trọng nhau. Câu 8: Hành vi vi phạm pháp luật có mức độ  nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm, xâm  phạm các quy tắc quản lý nhà nước là vi phạm A.  dân sự. B.  kỉ luật.                    C.  hành chính. D.  hình sự.                  Câu 9: Nội dung nào dưới đây không thể hiện bình đẳng trong lao động? A.  Bình đẳng giữa người sử dụng lao động và người lao động. B.  Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động. C.  Bình đẳng trong lựa chọn hình thức kinh doanh. Trang 1/5 ­ Mã đề 001
  2. D.  Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ. Câu 10: Tài sản nào sau đây là tài sản riêng của vợ, chồng? A.  Tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn. B.  Tài sản do vợ, chồng tạo ra trong thời kì hôn nhân. C.  Tài sản được tặng cho vợ, chồng trong thời kì hôn nhân. D.  Tài sản mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn. Câu 11: Tuân thủ pháp luật là việc cá nhân, tổ chức A.  làm những gì pháp luật quy định phải làm. B.  không làm những điều pháp luật cấm. C.  làm những điều pháp luật cấm. D.  làm những việc pháp luật cho phép làm. Câu 12:  Đê có tiền trả  nợ  quán game,  anh K và anh  C  lập kế  hoạch cướp tiệm vàng. Đến  ngày hẹn, sợ bị bắt nên C giả vờ bị ốm và nhờ anh M báo với K việc mình phải đi khám bệnh.  Do sức ép của chủ nợ, K và N đã cùng thực hiện kế hoạch đó. Trong trường họp này những ai  dưới đây đã vi phạm pháp luật ? A.  Anh K, C và N. B.  Anh K, C, M và N. C.  Anh K và N. D.  Anh K, N, M. Câu 13: M là con của Trưởng công an huyện. M đã rủ N đua xe. Cả hai đều bị  cảnh sát giao   thông xử phạt về hành vi đua xe trái phép. Việc xử phạt này thể hiện điều gì? A.  Bình đẳng trong xã hội. B.  Bình đẳng về nghĩa vụ. C.  Bình đẳng về quyền. D.  Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí. Câu 14: N (15 tuổi) bị bắt quả tang khi đang sản xuất rượu giả. Trong trường hợp này, hành   vi của N được xác định là A.  không vi phạm pháp luật. B.  vi phạm dân sự. C.  vi phạm hành chính. D.  vi phạm hình sự. Câu 15: Tòa án ra quyết định tuyên phạt cải tạo không giam giữ và yêu cầu bồi thường thiệt  hại đối với người có hành vi phá rừng trái pháp luật. Việc làm này thể  hiện hình thức thực   hiện pháp luật nào? A.  Tuân thủ pháp luật. B.  Chấp hành pháp luật. C.  Sử dụng pháp luật. D.  Áp dụng pháp luật. Câu 16: Pháp luật là phương tiện để  A.  công dân yêu cầu Nhà nước bảo vệ mọi quyền lợi của mình. B.  công dân bảo vệ mọi quyền lợi của mình. C.  công dân bảo vệ quyền tự do tuyệt đối của mình. D.  công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Câu 17: Công dân nào vi phạm pháp luật thì sẽ bị xử lí theo quy định của pháp luật. Điều này  thể hện đặc trưng nào của pháp luật? A.  Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. B.  Tính quy phạm phổ biến. C.  Tính ổn định, lâu dài. D.  Tính quyền lực, bắt buộc chung. Câu 18:  Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động của công dân được thể  hiện thông qua  Trang 2/5 ­ Mã đề 001
  3. việc A.  kí hợp đồng lao động. B.  tìm kiếm việc làm. C.  thực hiện nghĩa vụ lao động. D.  sử dụng lao động. Câu 19: Hình thức tín ngưỡng có tổ chức, với những quan niệm, giáo lí thể  hiện sự  sùng bái  tín ngưỡng,… là nội dung của khái niệm nào dưới đây? A.  Phong tục. B.  Tín ngưỡng. C.  Mê tín. D.  Tôn giáo. Câu 20: Quyền và nghĩa vụ của công dân được Nhà nước ghi nhận trong A.  Luật và chính sách. B.  Hiến pháp. C.  Luật dân sự. D.  Hiến pháp và luật. Câu 21: Công dân Việt Nam không phân biệt dân tộc, tôn giáo đủ  điều kiện theo quy định của  pháp luật có quyền tham gia bầu cử,  ứng cử vào cơ  quan đại biểu nhân dân.  Thể hiện quyền  bình đẳng giữa các dân tộc về A.  văn hóa. B.  giáo dục. C.  kinh tế. D. chính trị. Câu 22: Xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe của người khác, là hành vi ........ hoặc .......... làm  tổn hại đến tính mạng và sức khỏe của người khác. A.  tự ý/ cố tình. B.  cố ý/ vô ý. C.  không đúng/ nghiêm trọng. D.  phạm tội/ sai trái. Câu 23: Theo Bộ luật Lao động quy định, độ tuổi của người lao động là bao nhiêu? A.  Đủ 18 tuổi trở lên. B.  Đủ 16 tuổi trở lên. C.  Đủ 17 tuổi trở lên. D.  Đủ 15 tuổi trở lên. Câu 24: Mọi công dân đều có quyền tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh tùy theo A.  mục đích bản thân. B.  sở thích và khả năng. C.  khả năng và nhu cầu. D.  nhu cầu thị trường. Câu 25: Giám đốc công ty A, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong lúc chị B mang  thai. Chị  B đã làm đơn khiếu nại và được nhận lại công ty làm việc. Trong trường hợp này,  pháp luật đã A.  bảo vệ lợi ích của phụ nữ. B.  đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của chị  B. C.  bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chị B. D.  bảo về quyền của lao động nữ. Câu 26: Cơ quan nào có quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo? A.  Cơ quan công an. B.  Viện kiểm soát, Tòa án. C.  Ủy ban nhân dân . D.  Cơ quan thi hành án. Câu 27: Được đồng nghiệp là anh N cảnh giới, anh T đột nhập vào nhà bà M lấy trộm chiếc   bình cổ rồi bán với giá năm trăm triệu đồng. Ba tháng sau, anh T mời anh K và anh H làm cùng  cơ  quan đi ăn nhậu. Trong lúc phấn khích, anh K cho anh H xem đoạn phim mà anh đã quay   toàn cảnh vụ trộm trên. Sau đó, anh H tố cáo vụ việc với cơ quan công an. Những ai dưới đây   không vỉ phạm pháp luật hình sự? A.  Anh N, anh T và anh H. B.  Anh N, anh T và anh K. Trang 3/5 ­ Mã đề 001
  4. C.  Anh H và anh K. D.  Bà M và anh H. Câu 28:  Trường hợp bắt người khẩn cấp được tiến hành khi có căn cứ  cho rằng người đó   đang chuẩn bị A.  thực hiện tội phạm nghiêm trọng. B.  thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng. C.  có ý định thực hiện tội phạm. D.  thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng. Câu 29: Tự tiện bắt, giam giữ người là xâm phạm đến? A.  Quyền được bảo hộ danh dự, nhân phẩm của công dân. B.  Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. C.  Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân. D.  Quyền được bảo hộ tính mạng, sức khỏe của công dân. Câu 30: Pháp luật do Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện bằng quyền lực Nhà nước vì   có A.  tính quyền lực, bắt buộc chung. B.  tính chặt chẽ về nội dung. C.  tính quy phạm phổ biến. D.  tính chặt chẽ về hình thức. Câu 31: Đâu là bản chất của pháp luật? A.  Tính kinh tế và tính xã hội. B.  Tính giai cấp và tính xã hội. C.  Tính giai cấp và tính chính trị. D.  Tính xã hội và tính kinh tế. Câu 32: Bà S cùng chồng là ông M tự ý bày hoa tràn ra hè phố đề bán đồng thời giao cho chị T   pha chế phẩm màu nhuộm hoa trong nhà. Thấy chị P bị dị ứng toàn thân khi giủp mình pha chế  phẩm màu, chị T đã đưa chi P đi bệnh viện. Sau đó, cờ quan chức năng đã kiểm tra và kết luận  toàn bộ  số  phẩm màu mà bà S dùng để  nhuộm hoa đều do bà N tự  pha chế  và cung cấp khi  chưa có giấy phép sản xuất. Những ai dưới đây vi phạm pháp luật hành chỉnh? A.  Bà S, ông M, chị T và bà N. B.  Bà S, ông M và chị T. C.  Bà S, chị T và bà N. D.  Bà S, bà N và ông M. Câu 33: Ông T đăng kí kinh doanh gạo nhưng bán cả  vật tư  nông nghiệp, cơ  quan chức đến  kiểm tra và lập biên bản xử phạt. Trong trường hợp này pháp luật đã thể hiện A.  vai trò của pháp luật. B.  bản chất giai cấp. C.  đặc trưng của pháp luật. D.  bản chất xã hội. Câu 34: Nhận định nào sai.  Người phạm tội quả tang là người  A.  đang chuẩn bị thực hiện tội phạm. B.  ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện. C.  ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị đuổi bắt. D.  đang thực hiện hành vi tội phạm. Câu 35:  Mọi công dân, nam, nữ  thuộc các dân tộc, tôn giáo, thành phần, địa vị  xã hội khác   nhau đều không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách  nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật là nội dung của khái niệm nào? A.  Bình đẳng trước pháp luật. B.  Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí. C.  Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. D.  Bình đẳng về quyền con người. Trang 4/5 ­ Mã đề 001
  5. Câu 36: Người vợ  làm ra nhiều tiền hơn chồng, nhưng mọi công việc trong gia đình đều có  sự thống nhất của cả vợ và chồng, điều này thể hiện? A.  Bình đẳng trong quan hệ hôn nhân. B.  Bình đẳng trong quan hệ tài sản. C.  Bình đẳng trong quan hệ nhân thân. D.  Bình đẳng trong quan hệ vợ chồng. Câu 37: Công dân dù ở địa vị nào khi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lí theo   quy định của A.  tòa án. B.  cơ quan. C. pháp luật. D.  đơn vị. Câu 38: Pháp luật là những quy tắc xử sự chung áp dụng cho mọi người, mọi lĩnh vực. Điều   này thể hiện A.  tính chặt chẽ về mặt hình thức. B.  tính chặt chẽ về mặt nội dung. C.  tính quyền lực, bắt buộc chung. D.  tính quy phạm phổ biến. Câu 39: Ở  nước ta, công dân nam đủ  mười bảy tuổi phải đăng kí nghĩa vụ  quân sự. Đây là   việc làm thể hiện công dân bình đẳng về A.  nghĩa vụ và lợi ích. B.  quyền và nghĩa vụ. C.  nghĩa vụ của công dân. D.  trách nhiệm công dân. Câu 40: Hệ thống các quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành gọi là A.  pháp luật. B.  phát qui. C.  pháp chế. D.  Hiến pháp. ­­­­­­ HẾT ­­­­­­ Trang 5/5 ­ Mã đề 001
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2