intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Võ Chí Công, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, các em có thể tham khảo và tải về "Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Võ Chí Công, Quảng Nam" được TaiLieu.VN chia sẻ dưới đây để có thêm tư liệu ôn tập, luyện tập giải đề thi nhanh và chính xác giúp các em tự tin đạt điểm cao trong kì thi này. Chúc các em thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Võ Chí Công, Quảng Nam

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2023 - 2024 TRƯỜNG THPT VÕ CHÍ CÔNG MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN - LỚP 12 Thời gian làm bài : 45 Phút (Không kể thời gian giao ĐỀ CHÍNH THỨC đề) (Đề có 03 trang) Họ tên : ............................................................... Số báo danh : ................... Mã đề 821 Câu 1: Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng A. quyền lực nhà nước. B. tiềm lực tài chính quốc gia. C. sức mạnh chuyên chính. D. tính tự giác của nhân dân. Câu 2: Sau khi viết bài phản ánh hiện tượng bảo kê tại khu chợ đầu mối X lên mạng xã hội, chị A thường xuyên bị ông B là chủ một đường dây cho vay nặng lãi nhắn tin dọa giết cả nhà khiến chị hoảng loạn tinh thần phải nằm viện điều trị dài ngày. Trong trường hợp này, ông B đã vi phạm pháp luật nào dưới đây? A. Hình sự. B. Kỉ luật. C. Hành chính. D. Dân sự. Câu 3: Cửa hàng của anh A được cấp giấy phép bán đường sữa, bánh kẹo. Nhận thấy nhu cầu về thức ăn nhanh trên thị trường tăng cao nên anh A đăng kí bán thêm mặt hàng này. Anh A đã thực hiện nội dung nào dưới đây của quyền bình đẳng trong kinh doanh? A. Tự do tuyển dụng chuyên gia. B. Chủ động mở rộng quy mô. C. Thay đổi loại hình doanh nghiệp. D. Tích cực nhập khẩu nguyên liệu. Câu 4: Bất kì ai trong điều kiện hoàn cảnh nhất định cũng phải xử xự theo khuôn mẫu được pháp luật quy định. Nội dung này phản ánh đặc trưng cơ bản nào sau đây của pháp luật? A. Tính quyền lực bắt buộc chung. B. Tính cưỡng chế. C. Tính quy phạm phổ biến. D. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. Câu 5: Với tinh thần xây dựng tổ dân phố kiểu mẫu, ông Q đã viết bài chia sẻ kinh nghiệm phòng, chống tệ nạn xã hội cho bà con. Ông Q đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào sau đây? A. Tuyên truyền pháp luật. B. Phổ biến pháp luật. C. Áp dụng pháp luật. D. Sử dụng pháp luật. Câu 6: Các dân tộc được giữ gìn và phát huy phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc mình, là thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc về lĩnh vực nào sau đây? A. Văn hóa. B. Xã hội. C. Chính trị. D. Kinh tế. Câu 7: Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật có mức độ nguy hiểm thấp hơn tội phạm, xâm phạm các A. quy tắc kỉ luật lao động. B. quy tắc quản lí xã hội. C. nguyên tắc quản lí hành chính. D. quy tắc quản lí của nhà nước. Câu 8: Anh S tự ý cho chị K sử dụng ngôi nhà mà hai vợ chồng anh được thừa kế để chị K làm văn phòng đại diện. Bức xúc, vợ anh S là chị M giấu chồng rút toàn bộ tiền tiết kiệm của gia đình để mở cửa hàng kinh doanh. Anh S và chị M cùng vi phạm quyền bình đẳng trong lĩnh vực nào sau đây? A. Lao động và công vụ. B. Thương mại và đầu tư. C. Sản xuất và kinh doanh. D. Hôn nhân và gia đình. Câu 9: Ông C là giám đốc, anh Q là phó giám đốc; anh V, anh S và anh M là nhân viên cùng làm việc tại công ty X. Ông C phân công anh V phụ giúp anh S cùng đảm nhận việc pha chế hóa chất. Vì không được sử dụng thiết bị bảo hộ đạt chuẩn như anh S, anh V bị dị ứng toàn thân, phải nằm viện điều trị nên bị ông C kí quyết định sa thải. Trong khi đó, do bị anh M phát hiện việc không trang bị đầy đủ thiết bị bảo hộ đạt chuẩn cho công nhân nên anh Q đã đưa 10 triệu đồng cho anh M và được anh giữ kín việc này. Những ai sau đây vi phạm quyền bình đẳng trong lao động? Trang 1/3 - Mã đề 821
  2. A. Ông C và anh M. B. Anh Q và anh M. C. Ông C và anh Q. D. Ông C, anh Q và anh M. Câu 10: Việc giao kết hợp đồng lao động phải tuân theo nguyên tắc nào dưới đây? A. Tự do, dân chủ, bình đẳng. B. Tự do, tự nguyện, bình đẳng. C. Công bằng, tự nguyện, dân chủ. D. Trách nhiệm, tự nguyện, bình đẳng. Câu 11: Sáng nay, chị B đã chủ động đến cơ quan thuế để kê khai và nộp thuế đầy đủ theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp này, chị B đã A. Áp dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật. C. Sử dụng pháp luật. D. Tuân thủ pháp luật Câu 12: Ông A cho ông B vay 100 triệu đồng để kinh doanh và giao hẹn sau 2 năm sẽ trả. Vì kinh doanh thua lỗ nên ông B chưa trả hết nợ. Ông A đã thuê anh C và anh D đến đập phá đồ đạc, đánh ông B và lấy xe máy của ông B để trừ nợ. Ông H là hàng xóm sang can ngăn thì bị anh C đánh trọng thương vùng đầu. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm hình sự? A. Ông A và anh C. B. Ông A, anh C, anh D. C. Anh C. D. Ông A, ông B, anh C. Câu 13: Vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của nhau là bình đẳng trong quan hệ A. nhân thân. B. nhân phẩm. C. tài sản. D. gia đình. Câu 14: Ông B là giám đốc, chị S là trưởng phòng tài vụ, anh A là nhân viên cùng công tác tại sở X. Phát hiện ông B cùng chị S vi phạm quy định về kế toán gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước 5 tỉ đồng. Anh A đã làm đơn tố cáo nhưng lại bị lãnh đạo cơ quan chức năng là ông D vô tình làm lộ thông tin, khiến ông B biết anh là người tố cáo. Vì vậy, ông B liên tục gây khó khăn cho anh A trong công việc. Bức xúc, anh A đã ném chất thải vào nhà riêng của ông B. Những ai sau đây đồng thời phải chịu trách nhiệm hình sự và kỉ luật? A. Ông B và ông D. B. Ông B, chị S và anh A. C. Ông B và chị S. D. Ông B, chị S và ông D. Câu 15: Mọi công dân nam, nữ thuộc các dân tộc, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác nhau đều không phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật được hiểu là công dân bình đẳng A. trước Nhà nước. B. trước pháp luật. C. ngang nhau. D. như nhau. Câu 16: Các dân tộc trong một quốc gia không phân biệt đa số hay thiểu số đều được Nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển, là thể hiện quyền bình đẳng giữa các A. địa phương. B. thành phần dân cư. C. dân tộc. D. tầng lớp xã hội. Câu 17: Văn bản pháp luật phải chính xác, dễ hiểu để người dân bình thường cũng có thể hiểu được là đặc trưng nào sau đây của pháp luật? A. Tính quyền lực, bắt buộc chung. B. Tính quy phạm phổ biến. C. Tính cưỡng chế. D. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. Câu 18: Theo quy định của pháp luật, nội dung nào dưới đây không thuộc quyền bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ? A. Tham gia bảo hiểm xã hội. B. Cơ hội tìm kiếm và tiếp cận việc làm. C. Thoả thuận về việc làm có trả công. D. Đủ độ tuổi tuyển dụng. Câu 19: Đặc trưng nào của pháp luật làm cho quy phạm pháp luật khác với quy phạm đạo đức? A. Tính nhân văn, cao cả. B. Tính quyền lực, bắt buộc chung. C. Tính quy phạm phổ biến. D. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. Câu 20: Qúa trình hoạt động có mục đích, làm cho quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức là nội dung khái niệm A. Sử dụng pháp luật. B. Triển khai pháp luật. C. Thi hành pháp luật. D. Thực hiện pháp luật. Trang 2/3 - Mã đề 821
  3. Câu 21: Nội dung nào sau đây không phải là đặc trưng của pháp luật? A. Tính quyền lực, bắt buộc chung. B. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. C. Bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội. D. Tính quy phạm phổ biến. Câu 22: Pháp luật quy định các cá nhân, tổ chức chủ động làm những gì pháp luật quy định phải làm là A. sửa đổi pháp luật. B. thi hành pháp luật. C. thẩm định pháp luật. D. ban hành pháp luật. Câu 23: Việc cơ quan chức năng có thẩm quyền bắt người khi có căn cứ khẳng định người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng là thuộc trường hợp A. bắt quả tang. B. bắt trực tiếp. C. bắt truy nã. D. bắt khẩn cấp. Câu 24: Người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường là quy tắc mà mọi người phải tuân theo thể hiện đặc trưng nào dưới đây? A. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. B. Tính quy phạm phổ biến. C. Tính quyền lực, bắt buộc chung. D. Hình thức phổ biến của xã hội. Câu 25: Anh K là chủ một cơ sở sản xuất đã làm giả hồ sơ thành lập công ty để lôi kéo chị L góp vốn với mục đích chiếm đoạt tài sản của chị. Sau khi nhận được 2 tỷ đồng góp vốn của chị L, anh K bí mật đem theo toàn bộ số tiền đó để bỏ trốn nên chị L đã tố cáo toàn bộ sự việc này với cơ quan chức năng. Vậy anh K phải chịu loại trách nhiệm pháp lí nào sau đây? A. Hình sự và hành chính. B. Dân sự và hành chính. C. Hành chính và kỷ luật. D. Hình sự và dân sự. Câu 26: Trong thời gian nghỉ hè, vì thường xuyên cùng bạn chơi điện tử nên cháu A bị bố khóa cửa giam trong phòng suốt 2 ngày không cho ra ngoài. Bố cháu A đã vi phạm quyền nào sau đây của công dân? A. Bất khả xâm phạm về thân thể. B. Được pháp luật bảo hộ về giáo dục. C. Được pháp luật bảo hộ về danh tính. D. Bất khả xâm phạm về chỗ ở. Câu 27: Nội dung nào sau đây không thể hiện quyền bình đẳng trong kinh doanh giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau? A. Doanh nghiệp nhà nước luôn được ưu tiên phát triển. B. Mọi doanh nghiệp được chủ động mở rộng quy mô kinh doanh. C. Mọi doanh nghiệp được khuyến khích, phát triển lâu dài. D. Mọi doanh nghiệp được hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Câu 28: Sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động là nội dung của khái niệm nào dưới đây? A. Hợp đồng lao động. B. Giao ước lao động. C. Thỏa thuận lao động. D. Cam kết lao động. Câu 29: Một trong những dấu hiệu cơ bản để xác định hành vi vi phạm pháp luật là người vi phạm A. cần chủ động đăng kí nhân khẩu. B. phải khai báo tạm trú, tạm vắng. C. cần bảo mật lí lịch cá nhân. D. phải có năng lực trách nhiệm pháp lí. Câu 30: Anh V là chủ một đại lí thu mua nông sản, anh D là chủ một cửa hàng chế biến thức ăn nhanh. Cơ sở kinh doanh của anh D và anh V luôn tuân thủ đúng các quy định về bảo vệ môi trường điều này thể hiện đặc trưng nào sau đây của pháp luật? A. Tính bảo mật của văn bản. B. Tính đa nghĩa về nội dung. C. Tính khái quát về thuật ngữ. D. Tính quy phạm phổ biến. ------ HẾT ------ Trang 3/3 - Mã đề 821
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2