intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Phòng GD&ĐT TP Hội An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn sinh viên đang chuẩn bị bước vào kì thi có thêm tài liệu ôn tập, TaiLieu.VN giới thiệu đến các bạn ‘Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Phòng GD&ĐT TP Hội An’ để ôn tập nắm vững kiến thức. Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Phòng GD&ĐT TP Hội An

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2022-2023 THÀNH PHỐ HỘI AN MÔN: GDCD 6 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày kiểm tra: 21 /12/ 2022 (Đề có 02 trang) Họ và tên học sinh..............................................Lớp......................SBD..................Phòng thi.............. I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Câu 1. Truyền thống là những giá trị tốt đẹp của gia đình, dòng họ được A. truyền từ đời này sang đời khác. B. mua bán, trao đổi trên thị trường. C. nhà nước ban hành và thực hiện. D. đời sau bảo vệ nguyên trạng. Câu 2. Biểu hiện của việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ trong nghề làm gốm là gì? A. Không thích nghề làm gốm vì vất vả, nặng nhọc. B. Không truyền lại kinh nghiệm làm gốm cho con cháu. C. Lãng quên nghề làm gốm của cha ông. D. Học hỏi và lưu giữ nghề truyền thống làm gốm. Câu 3. Tư tưởng nào dưới đây không phải là truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ? A. Kính già yêu trẻ. B. Trọng nam khinh nữ. C. Lá lành đùm lá rách. D. Uống nước nhớ nguồn. Câu 4. Câu ca dao: “Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” nói đến điều gì? A. Đức tính tiết kiệm. B. Tinh thần yêu nước. C. Lòng yêu thương con người. D. Đức tính hiếu khách. Câu 5. Bạn P gặp bài khó là nản lòng, không chịu suy nghĩ nên toàn chép lời giải trong sách giáo khoa. Bạn P là người như thế nào? A. Lười biếng. B. Siêng năng, chăm chỉ. C. Tiết kiệm. D. Trung thực. Câu 6. Việc làm nào dưới đây là biểu hiện của siêng năng, kiên trì? A. Thường xuyên không học bài cũ. B. Luôn học bài trước khi đến lớp. C. Bỏ học để đi chơi game. D. Đi xe máy khi chưa đủ tuổi. Câu 7. Mỗi sáng H luôn thức dậy từ 5 giờ sáng để học bài là thể hiện A. yêu cuộc sống. B. lười biếng, ỉ lại. C. tiết kiệm thời gian. D. siêng năng, kiên trì. Câu 8. Một trong những biểu hiện cơ bản của người tôn trọng sự thật là A. sống ngay thẳng. B. sống phóng túng. C. sống khiêm tốn. D. sống tự tại. Câu 9. Em đồng tình với hành vi nào dưới đây? A. Luôn đồng ý và nói theo số đông. B. Luôn nói đúng những điều có thật. C. Luôn bảo vệ ý kiến và việc làm của mình. D. Luôn phê phán người không cùng quan điểm với mình. Câu 10. Đứng trước các hành vi thiếu tôn trọng sự thật, bóp méo sự thật chúng ta cần phải làm gì? A. Phản đối. B. Mặc kệ. C. Giả vờ không biết. D. Ủng hộ.
  2. Câu 11: Hành vi nào sau đây không tôn trọng sự thật? A. Không chỉ bài cho bạn trong giờ kiểm tra. B. Luôn nói đúng những điều có thật. C. Luôn đồng ý và nói theo số đông. D. Không bao che cho bạn khi bạn mắc lỗi. Câu 12. Tự làm, tự giải quyết công việc, tự lo liệu, tạo dựng cuộc sống cho mình được gọi là A. trung thành. B. trung thực. C. chăm chỉ. D. tự lập. Câu 13. Hành động nào sau đây là không thể hiện đức tính tự lập? A. Bị bệnh không thể đi học được nên nhờ bạn chép bài hộ. B. Nói dối bố mẹ là bị đau bụng để ở nhà chơi mà không phải đi học. C. Quần áo của mình luôn giặt sạch sẽ chứ không để mẹ giặt. D. Luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập. Câu 14. Vì sao các bạn học sinh cần rèn luyện tính tự lập ngay khi còn nhỏ? A. Được người khác yêu quý và ngưỡng mộ. B. Giúp chúng ta trở nên xuất sắc trong cái nhìn của bố mẹ. C. Giúp chúng ta nổi tiếng ngay từ nhỏ. D. Giúp chúng ta tự tin, dễ thành công trong cuộc sống. Câu 15. Hành động nào sau đây thể hiện tính tự lập? A . Học bài cũ mà không cần chuẩn bị bài mới. B. Thường xuyên đi học muộn, soạn bài qua loa. C. Tự giác trong học tập, không để người khác nhắc nhở. D. Để học tập tốt, chỉ cần chép sách giải. II. TỰ LUẬN (5 điểm) Câu 1 (1 điểm): Em hãy nêu những biểu hiện của tình yêu thương con người. Câu 2 (2 điểm): a. Sau khi phát bài kiểm tra, cô giáo yêu cầu cả lớp đọc kết quả bài làm để cô giáo ghi vào sổ. Điểm bài làm của T là 8 nhưng T đọc nhầm thành 9. Vài ngày sau, T mới phát hiện ra mình đã đọc nhầm điểm cho cô giáo. Trong trường hợp trên, theo em T nên làm thế nào? b. Em hãy kể lại một việc làm thể hiện tôn trọng sự thật hoặc không tôn trọng sự thật trong cuộc sống của bản thân em. Nêu cảm xúc, suy nghĩ của em sau việc làm đó. Câu 3 (2 điểm): Cho tình huống: H suốt ngày chơi điện tử, không học bài và không làm việc nhà giúp đỡ bố mẹ. Ở nhà, mọi việc H đều ỷ lại vào bác giúp việc. Trên lớp, H thường mua đồ ăn mời các bạn để được nhìn bài khi tới giờ kiểm tra. Trong hoạt động tập thể, lớp phân công việc gì H cũng từ chối hoặc nhờ các bạn trong tổ, nhóm làm giúp. Nhiều lẩn như vậy, lớp trưởng góp ý thì H nói: "Gia đình tớ rất giàu, bố mẹ tớ đã chuẩn bị sẵn cả tương lai cho tớ rồi! Tớ không cần phải khổ sở, vất vả học hành nữa!". a. Em có nhận xét gì về lời nói và việc làm của H? Theo em H thiếu đức tính gì? b. Nếu là bạn của H em sẽ khuyên bạn điều gì? ……………….HẾT………………
  3. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM THÀNH PHỐ HỘI AN KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2022-2023 MÔN: GDCD 6 PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (5 điểm): 15 câu x 1/3 điểm/1 câu = 5,0 điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Câu A D B C A B D A B A C D B D C Đáp án PHẦN II: TỰ LUẬN (5 điểm) Câu hỏi Nội dung Điểm Câu 1 Biểu hiện của tình yêu thương con người: (1 điểm) sự đồng cảm, chia sẻ, sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau; 0,25 tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện; 0,25 biết tha thứ cho lỗi lẫm của người khác khi họ sửa chữa; 0,25 khi cần thiết có thể hi sinh quyền lợi của bản thân vì người khác… 0,25 Câu 2 a. Trong trường hợp này, theo em, T nên gặp riêng cô giáo và xin lỗi về sự nhầm lẫn của mình, đồng 1 (2 điểm) thời bạn báo lại điểm đúng của mình để cô sửa trong sổ. b.- Học sinh kể được một việc làm thể hiện tôn trọng sự thật hoặc không tôn trọng sự thật của bản 0,5 thân. 0,5 - Học sinh nêu được cảm xúc, suy nghĩ sau khi mình làm được việc tôn trọng sự thật hoặc không tôn trọng sự thật đó.. Cảm xúc: Vui, hạnh phúc, không áy náy, thoải mái, tâm hồn thanh thản ../ áy náy, ray rứt, lo sợ, tâm hồn không thanh thản… Suy nghĩ: cần rèn luyện để nói, suy nghĩ và làm luôn tôn trọng sự thật….
  4. Câu 3 a. Học sinh nêu được: (2 điểm) - Lời nói và việc làm của H thể hiện H là người ham chơi, lười biếng, trông chờ, ỷ lại, phụ thuộc vào 0,5 người khác. 0,5 - H thiếu đức tính tự lập. 0,5 b. Nếu là bạn của H em sẽ: - Khuyên H không nên chơi điện tử nữa. 0,5 - Rèn luyện tính tự lập trong học tập, lao động và các hoạt động khác: Chăm chỉ học tập, giúp bố mẹ làm việc nhà, tham gia các hoạt động tập thể. * Lưu ý: Giáo viên có thể linh hoạt khi chấm bài với những cách giải thích khác phù hợp.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1