intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Mẹ Thứ, Đông Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:8

17
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hãy tham khảo “Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Mẹ Thứ, Đông Giang” được chia sẻ dưới đây để giúp các em biết thêm cấu trúc đề thi như thế nào, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt điểm tốt hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Mẹ Thứ, Đông Giang

  1. PHÒNG GD&ĐT ĐÔNG GIANG KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I TRƯỜNG THCS MẸ THỨ NĂM HỌC 2022-2023 MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN - LỚP 6 - Trắc nghiệm: 15 câu x 0,33 điểm/1 câu = 5,0 điểm - Tự luận: 4 câu = 5,0 điểm Mức độ đánh giá Tổng Mạch Nội dung/ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Số câu nội dung Chủ đề/Bài Tổng điểm TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL 1. Tự hào về 3 câu 3 câu truyền thống gia 6 câu 2,0 1,0đ 1,0đ đình, dòng họ 2. Yêu thương 3 câu 1 câu 3 câu 1 câu 2,0 con người 1,0đ 1,0đ Giáo dục 3. Siêng năng, 1 câu 1 câu 2,0 đạo đức kiên trì 2,0đ 4. Tôn trọng sự 3 câu 1 câu 3 câu 1 câu 2,0 thật 1,0đ 1,0đ 1 câu 1 câu 5. Tự lập 1 câu 1 câu 1,33 0,33đ 1,0đ Giáo dục kĩ 6. Tự nhận thức 2 câu 2 câu 0,67 năng sống bản thân 0,67đ Tổng số câu 6 1 6 1 3 1 1 15 4 10 Tỉ lệ % 20% 20% 20% 10% 10% 10% 10% 50% 50% 100% Tỉ lệ chung 40% 30% 20% 10% 50% 50% 100%
  2. PHÒNG GD&ĐT ĐÔNG GIANG BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I TRƯỜNG THCS MẸ THỨ NĂM HỌC 2022-2023 MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN – LỚP 6 Mạch Số câu hỏi theo mức độ nhận thức TT Nội dung Mưc độ đanh giá ́ ́ nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vâṇ dụng cao Nhận biết: - Biết được thế nào là truyền thống gia đình, dòng họ. - Biết được việc làm giữ gìn Giáo truyền thống tốt đẹp gia đình, dục dòng họ. đạo đức - Biết được ý nghĩa truyền thống Tự hào về truyền thống tốt đẹp gia đình, dòng họ. 1 gia đình, 3TN 3TN Thông hiểu: dòng họ - Hiểu được nội dung bài hát, câu nói về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. - Nắm được những việc thể hiện hoặc không thể hiện giữ gìn và phát huy truyền thống gia đình, dòng họ. 2 Yêu thương Nhận biết: 3 TN 1TL con người - Biết được thế nào là yêu thương con người. - Biết được những biểu hiện của lòng yêu thương con người và biểu hiện chưa yêu thương
  3. con người. Thông hiểu: - Giải thích được câu tục ngữ nói về tình yêu thương con người. Nhận biết: - Biết được thế nào là siêng 3 Siêng năng, kiên trì năng, kiên trì và biểu hiện của 1 TL siêng năng, kiên trì trong học tập. Thông hiểu: - Hiểu được biểu hiện không tôn trọng sự thật - Hiểu được câu tục ngữ nói về tôn trọng sự thật. 4 Tôn trọng sự thật - Hiểu được nội dung ý nghĩa 3TN 1TL tôn trọng sự thật. Vận dụng cao: - Không đồng tình với việc nói dối những hành vi không tôn trọng sự thật. Vận dụng thấp: - Tự thực hiện nhiệm vụ của bản thân trong học tập, sinh hoạt 5 Tự lập hàng ngày. 1TN, 1TL - Chia sẻ, đánh giá được khả năng tự lập của bản thân trong sinh hoạt và lao động. 6 Giáo dục Tự nhận thức Vận dụng thấp: 2TN
  4. - Tự nhận thức được điểm mạnh, kĩ năng bản thân điểm yếu, giá trị, vị trí và các mối sống quan hệ củabản thân. Tổng 6 TN,1TL 6TN, 1TL 3TN, 1 TL 1TL Tỉ lệ % 40 % 30 % 20 % 10 %
  5. PHÒNG GD& ĐT H ĐÔNG GIANG KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I TRƯỜNG THCS MẸ THỨ NĂM HỌC 2022-2023 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 6 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) I. Trắc nghiệm (5.0 điểm)(Mỗi câu đúng được 0,33 điểm). Chọn câu trả lời đúng nhất ghi vào giấy bài làm. VD: 1-A; 2-B Câu 1. Truyền thống của gia đình, dòng họ được hiểu là A. những giá trị tốt đẹp mà gia đình, dòng họ tạo ra, lưu truyền qua nhiều thế hệ. B. những đức tính tốt đẹp của con người, như: trung thực, dũng cảm…. C. khối tài sản vật chất mà gia đình, dòng họ tích lũy được qua nhiều năm. D. những di vật, cổ vật mà dòng họ lưu truyền được qua nhiều năm. Câu 2. Hành vi nào dưới đây góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình và dòng họ? A. Giữ gìn mọi hủ tục của gia đình. B. Chê bai nghề truyền thống gia đình. C. Tự ti vì nghề truyền thống của gia đình. D. Quảng bá nghề truyền thống của gia đình. Câu 3. Hiểu biết và tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ giúp chúng ta có thêm A. kinh nghiệm và sức mạnh trong cuộc sống. B. nhiều tiền để phục vụ nhu cầu cá nhân. C. tình yêu thương, đoàn kết với cộng đồng. D. nhiều người bạn mới, mở rộng mối quan hệ xã hội. Câu 4. Trong bài hát Lá cờ, nhạc sĩ Tạ Quang Thắng đã viết: “Chuyện của cha tôi, là những giấc mơ dang dở, là xếp bút nghiên chiến đấu, vì một màu cờ đỏ tươi thấm máu bao người”. Theo em, lời bài hát đó đề cập đến truyền thống tốt đẹp nào của gia đình Việt Nam? A. Hiếu học. B. Yêu nước. C. Lao động cần cù. D. Giữ nghề truyền thống. Câu 5. Hành vi nào dưới đây không thể hiện sự giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ? A. Dành thời gian thăm hỏi, chăm sóc ông bà, người cao tuổi trong gia đình. B. Tìm hiểu những nét đẹp về truyền thống gia đình và dòng họ. C. Trân trọng và tiếp nối những truyền thống tốt đẹp của gia đình. D. Chỉ tập trung cho việc học, không cần quan tâm những việc khác của gia đình. Câu 6. Câu nói: “Học, học nữa, học mãi” đề cập đến truyền thống tốt đẹp nào dưới đây? A. Truyền thống yêu nước. B. Truyền thống hiếu học. C. Truyền thống tôn sư trọng đạo. D. Truyền thống đoàn kết. Câu 7. Lòng yêu thương con người xuất phát từ A. tấm lòng chân thành, vô tư, trong sáng. B. sự ban ơn. C. lòng thương hại. D. sự thông cảm. Câu 8.Đâu là biểu hiện của lòng yêu thương con người? A. Làm những điều mình thích cho người khác. B. Sự đồng cảm, chia sẻ, sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau. C. Hạ thấp nhân phẩm của người được giúp đỡ. D. Mục đích sau này được người đó trả ơn. Câu 9. Hành vi nào dưới đây không thể hiện lòng yêu thương con người? A. Quan tâm tới người khác. B. Thờ ơ khi người khác gặp nạn.
  6. C. Cảm thông với người khó khăn. D. Hi sinh vì người khác. Câu 10. Hành vi nào sau đây không thể hiện đức tính của một người luôn tôn trọng sự thật? A. Không chỉ bài cho bạn trong giờ kiểm tra. B. Không bao che cho bạn khi mắc lỗi. C. Nhìn trộm bài của bạn để đạt điểm cao. D. Nhặt được của rơi trả cho người bị mất. Câu 11.Ca dao tục ngữ nào dưới đây thể hiện đức tính của một người luôn tôn trọng sự thật? A. Cây ngay không sợ chết đứng. B. Lá lành đùm lá rách. C. Cần cù bù thông minh. D. Thương người như thể thương thân. Câu 12. Em không tán thành với ý kiến nào dưới đây khi nói về ý nghĩa của việc tôn trọng sự thật? A. Tôn trọng sự thật góp phần bảo vệ cho lẽ phải, tránh oan sai, nhầm lẫn. B. Tôn trọng sự thật giúp mọi người tin tưởng, gắn kết với nhau hơn. C. Người tôn trọng sự thật luôn phải chịu thiệt thòi và có thể bị trả thù. D. Tôn trọng sự thật giúp tâm hồn than thản, cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Câu 13. Mỗi buổi tối, cứ ăn cơm xong là bạn H giúp mẹ dọn dẹp, rửa bát sau đó lấy sách vở ra học bài. Việc làm đó của H thể hiện điều gì? A. H là người tự lập. B. H là người ỷ lại. C. H là người tự tin. D. H là người tự ti. Câu 14.Sau mỗi lần cô giáo trả bài kiểm tra, A thường dành thời gian so sánh, đối chiếu với bài của các bạn được điểm cao để tìm ra những điểm chưa đúng, chưa hay và nhờ các bạn giải thích những điều mà A chưa hiểu. Việc làm này thể hiện A là người A. chú ý đến điểm số. B. mặc cảm với bản thân. C. biết tự nhận thức bản thân. D. dựa dẫm vào người khác. Câu 15.N luôn muốn mình học giỏi như bạn A, nhưng N nghĩ rằng đó là điều rất khó với mình, vì bạn cho rằng những người học giỏi là những người có tố chất thông minh. Vì vậy không thông minh có cố gắng mấy cũng không thể học giỏi được. Nếu là bạn của N em sẽ khuyên bạn A. nên cố gắng vì mỗi người có điểm mạnh, điểm yếu khác nhau. B. thôi đừng cố công vô ích vì mình không có tố chất thông minh. C. nên biết thân biết phận của mình, đừng mong ước viễn vong nữa. D. nên tìm cách lấy lòng A, để A cho nhìn bài trong giờ kiểm tra. II. TỰ LUẬN (5,0 điểm) Câu 1.(2,0 điểm) Thế nào là siêng năng, kiên trì? Nêu biểu hiện siêng năng, kiên trì trong học tập. Câu 2. (1,0 điểm)Em hãy giải thích nội dung và cho biết ý nghĩa câu tục ngữ: “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”. Câu 3. (1,0 điểm)Chia sẻ những việc làm thể hiện tính tự lập của bản thân trong sinh hoạt và lao động. Câu 4.(1,0 điểm) Phát hiện bạn C đã tung tin không đúng sự thật trên mạng xã hội, mục đích để nhận được nhiều lượt yêu thích và bình luận. Trong tình huống đó, nếu em là bạn của C thì em sẽ làm gì? * Lưu ý: Đối với học sinh khuyết tật phần I trắc nghiệm chỉ làm câu 1, 2, 3, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 12 Phần II tự luận làm câu 1, câu 3. -Hết-
  7. PHÒNG GD&ĐT ĐÔNG GIANG ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG THCS MẸ THỨ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2022-2023 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN – LỚP 6 I. TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm) Mỗi câu đúng 0,33 điểm, 3 câu = 1,0 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án A D A B D B A B B C A C A C A * Đôi với học sinh khuyết tật: Phần I - Trắc nghiệm: Câu 1, 2, 3, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 12, mỗi câu đúng 0,5 điểm. II. TỰ LUẬN (5,0 điểm) Câu Đáp án Biểu điểm - HS nêu được thế nào là siêng năng, kiên trì? Biểu hiện siêng năng, kiên trì trong học tập. Gợi ý: + Siêng năng là đức tính của con người biểu hiện ở sự cần cù, tự giác, miệt mài (0,25 điểm), làm việc thường xuyên, đều đặn (0,25 điểm). + Kiên trì là sự quyết tâm làm đến cùng dù gặp khó khăn (0,25 điểm), gian khổ (0,25 điểm). Biểu hiện siêng năng, kiên trì trong học tập: + Đi học đều (chuyên cần). (0,5 điểm) Câu 1 + Chăm chỉ học hành, kiên trì phấn đấu để đạt mục tiêu học tập. (0,5 2,0 điểm) Gợi ý đáp án HS khuyết tật: + Siêng năng là đức tính của con người biểu hiện ở sự cần cù, tự giác, miệt mài (0,5 điểm), làm việc thường xuyên, đều đặn (0,5 điểm). + Kiên trì là sự quyết tâm làm đến cùng dù gặp khó khăn (0,5 điểm), gian khổ (0,5 điểm). Biểu hiện siêng năng, kiên trì trong học tập: + Đi học đều (chuyên cần). (1,0 điểm) + Chăm chỉ học hành, kiên trì phấn đấu để đạt mục tiêu học tập. (1,0 điểm) - HS giải thích được nội dung và ý nghĩa câu tục ngữ: “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”. Câu 2 Gợi ý:Câu tục ngữ khuyên chúng ta phải biết thương yêu mọi người xung quanh(0,5 điểm). Phải biết giúp đỡ, chia sẻ với mọi người khi gặp khó 1,0 khăn, hoạn nạn (0,5 điểm).
  8. - HS Chia sẻ những việc làm thể hiện tính tự lập của bản thân trong sinh hoạt và lao động. Gợi ý: Những việc làm thể hiện tính tự lập: + Trong sinh hoạt: tự đánh răng, rửa mặt (0,25 điểm); tự sắp xếp bàn ghế, chăn màn (0,25 điểm). Câu 3 + Trong lao động: tự quét nhà, rửa chén (0,25 điểm); tự giặt giũ chăn 1,0 màn, quần áo bản thân (0,25 điểm). Gợi ý đáp án HS khuyết tật: + Trong sinh hoạt (nêu được 1 trong 2 ý ): tự đánh răng, rửa mặt hoặc tự sắp xếp bàn ghế, chăn màn. (0,5 điểm) + Trong lao động : (nêu được 1 trong 2 ý): tự quét nhà, rửa chén hoặc tự giặt giũ chăn màn, quần áo bản thân (0,5 điểm). - HS giải quyết được tình huống tôn trọng sự thật. Gợi ý: Nếu em là bạn của C thì em sẽ khuyên bạn không nên làm như vậy (0,5 điểm). Vì đây là nói dối, không tôn trọng sự thật, nếu mọi người biết Câu 4 sự thật thì mọi người sẽ không còn tin tưởng bạn nữa; (0,25 điểm). Đặc 1,0 biệt nếu bạn đăng tin sai sự thật lên mạng xã hội, với những thông tin thất thiệt, có thể gây hoang mang, lo sợ, thậm chí còn có những hành động tiêu cực,…có thể bạn còn vi phạm pháp luật nữa. (0,25 điểm) ( Lưu ý: Học sinh có thể nêu ý chưa trọn vẹn, giáo viên linh động theo hướng dẫn chấm này mà ghi điểm) NGƯỜI RA ĐỀ TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN TRƯỜNG PHÓ HIỆU TRƯỞNG Alăng Neo Huỳnh Thị Châu Đinh Thị Thu Hoài
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2