intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2022-2023 - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các bạn hãy tham khảo và tải về “Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2022-2023 - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi” sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chính được đề cập trong đề thi để từ đó có kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2022-2023 - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi

  1. TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TRỖI Họ và tên: BÀI KIỂM TRA CUỐI HKI MÔN GDCD Lớp:6// Năm học:2022-2023 ĐỀ A I.TRẮC NGHIỆM: (5đ) Chọn một ý đúng cho mỗi câu sau ghi vào khung bài làm. Câu 1: Câu ca dao: “Học là học để hành/ Vừa hành vừa học mới thành người khôn.” Nói về truyền thống nào dưới đây? A. Truyền thống cần cù lao động. B. Truyền thống hiếu học. C. Truyền thống tôn sư trọng đạo. D. Truyền thống yêu nước. Câu 2: Ý kiến nào sau đây là đúng, khi nói về ý nghĩa của việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ? A. Truyền thống gia đình là những gì lạc hậu cần được xóa bỏ. B. Dòng họ là những gì xa vời, thuộc về quá khứ không cần quan tâm lắm. C. Giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình giúp chúng ta có thêm sức mạnh. D. Con phải theo nghề của bố mẹ mới là giữ gìn phát huy truyền thống của gia đình. Câu 3. Gia đình T có truyền thống yêu nước.Ông của T là lão thành cách mạng, bố của T đang làm việc trong quân đội.T rất tự hào về truyền thống gia đình, nên T rất nổ lực cố gắng học để thi đậu vào Học viện lục quân, để nối tiếp truyền thống gia đình.Việc làm của T thể hiện điều gì? A. Kế thừa truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. B. Phô trương cho mọi người biết về gia đình và dòng họ. C. T muốn thể hiện cái tôi trước tất cả bạn bè và thầy cô. D. T muốn thể hiện mình trước gia đình và dòng họ. Câu 4: Quan tâm, giúp đỡ người khác, làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những người khó khăn, hoạn nạn là khái niệm nào dưới đây? A. Yêu thương con người. B. Giúp đỡ người khác. C. Thương hại người khác. D. Đồng cảm và thương hại. Câu 5.Đâu là biểu hiện của lòng yêu thương con người A. Có thái độ thành kiến với những người mắc lỗi lầm B. Hạ thấp nhân phẩm người có hoàn cảnh khó khăn được giúp đỡ C. Biết tha thứ lỗi lầm của người khác khi họ hối hận, sữa chữa D. Mục đích sau này để được người đó trả ơn, báo đáp Câu 6: Lòng yêu thương con người có ý nghĩa như thế nào đối với chúng ta? A. Mang lại niềm vui, sự tin tưởng vào bản thân và cuộc sống. B. Mục đích sau này được người đó trả ơn, báo đáp lại cho mình. C. Khi giúp đỡ người khác, là cách thể hiện mình trước người khác. D. Đánh bóng tên tuổi của mình, để được mọi người khen gợi. Câu 7: Câu tục ngữ: “Nhường cơm, sẻ áo” nói đến điều gì? A. Tinh thần kỷ luật. B. Lòng yêu thương con người. C. Tinh thần xây dựng. D. Đức tính tiết kiệm. Câu 8.Trên đường đi học về L trông thấy có một bà cụ đang loay hoay tìm cách sang đường. Thấy vậy, bạn L liền lại chỗ bà cụ, dẫn bà qua đường an toàn rồi mới yên tâm chào bà ra về. Hành vi của bạn L thể hiện điều gì? A. Thể hiện mình hiểu biết luật lệ giao thông.
  2. B. Muốn được bà cụ trả ơn cho mình. C. Làm vậy để chứng tỏ mình trước mọi người. D. Lòng yêu thương con người của bạn ấy. Câu 9: Em tán thành với quan điểm nào? A. Học sinh không cần có tính siêng năng, kiên trì. B. Siêng năng học tập cũng không giỏi được vì quan trọng phải là thông minh. C. Siêng năng là đức tính cần có ở mỗi người. D. Siêng năng, kiên trì không giúp chúng ta thành công trong công việc. Câu 10: Ý nghĩa của siêng năng, kiên trì ? A. Siêng năng, kiên trì sẽ giúp con người không cần lao động vất vả mà vẫn thành công. B. Siêng năng, kiên trì sẽ giúp con người thành công trong công việc và cuộc sống. C. Siêng năng, kiên trì sẽ giúp con người có môi trường trong lành, yên bình hơn. D. Siêng năng, kiên trì sẽ giúp con người bớt đi bạn bè và các mối quan hệ trong cuộc sống. Câu 11. Câu tục ngữ nào sau đây thể hiện khôngtôn trọng sự thật ? A. Ăn ngay nói thẳng.B. Ném đá giấu tay. C. Cây ngay không sợ chết đứng. D. “Thuốc đắng giã tật / Sự thật mất lòng”. Câu 12.Hành vi, việc làm nào dưới đây thể hiện khôngtôn trọng sự thật? A. Biết bác Lan bán rau bẩn nhưng Chi không nói với ai vì bác Lan là bác ruột của Chi. B. Mai nói với cô giáo về hành vi quay cóp bài trong giờ kiểm tra của Long. C. Dương đã nói với bác tài xế xe buýt về hành vi của kẻ gian trên xe. D. Biết chị Dung bán mỹ phẩm giả nên nhiều lần Hồng đã khuyên chị nên dừng bán và xin lỗi mọi người. Câu 13.Nếu biết bạn mình đăng tin sai sự thật trên mạng xã hội, em sẽ A. báo với cha mẹ, thầy cô giáo. B.kệ bạn vì đó không phải là việc của mình. C. rủ các bạn vào xem cùng. D.khuyên bạn không nên làm như vậy. Câu 14.Các hoạt động thể hiện tính tự lập là? A. Nhờ bạn chép bài hộ. B. Ở nhà chơi, không giúp cha mẹ làm việc nhà. C. Tự giặt quần áo của mình. D. Gặp bài khó, giả sách hướng dẫn ra chép. Câu 15. Biểu hiện nào làkhôngcó tính tự lập ? A. Cố gắng khắc phục khó khăn để tự giải quyết các vấn đề trong khả năng của mình. B. Luôn nỗ lực phấn đấu, vươn lên trong học tập, công việc và cuộc sống. C. Không trông chờ, dựa dẫm, ỷ lại vào người khác. D. Đôi khi lơ là, không thực hiện những nhiệm vụ mà mình đề ra. II. TỰ LUẬN: (5đ) Câu 1:(2đ) Nêu các biểu hiện của tính tự lập? Tìm 2 câu tục ngữ, ca dao nói về tự lập Câu 2:(2đ) Thế nào là tự nhận thức bản thân? Nêu ý nghĩa của tự nhận thức bản thân ? Câu 3: Tình huống: (1đ) Trong giờ kiểm tra môn Toán, gặp bài khó, bạn Tân loay hoay mãi vẫn chưa giải được. Thấy đã sắp hết giờ mà bạn Tân vẫn chưa làm xong bài, Dũng ngồi bên cạnh đưa bài đã giải sẵn của mình cho Tân chép. a) Em có nhận xét gì về việc làm của bạn Tân và bạn Dũng? b) Nếu là bạn Tân, em sẽ làm gì? Vì sao? BÀI LÀM
  3. I. TRẮC NGHIỆM: (5đ) Chọn một ý đúng cho mỗi câu sau đây ghi vào phần trả lời. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Trả lời .. Họ và tên: BÀI KIỂM TRA CUỐI HKI MÔN GDCD Lớp:6/ Năm học:2022-2023 ĐỀ B I.TRẮC NGHIỆM: (5đ) Chọn một ý đúng cho mỗi câu sau ghi vào khung bài làm. Câu 1: Hành vi nào dưới đây là góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình và dòng họ? A. Giữ gìn mọi hủ tục của gia đình. B. Chê bai nghề truyền thống gia đình. C.Tìm hiểunghề truyền thống gia đình.D.Tự ti vì nghề truyền thống của gia đình. Câu 2. Sinh ra trong một vùng quê nghèo khó trong tỉnh, bao đời nay, trong dòng họ của H chưa có ai đỗ đạt cao và làm chức vụ gì quan trọng.Vì vậy khi được đề nghị giới thiệu về quê hương và dòng họ, bạn H cảm thấy rất tự ti và mặc cảm. Thái độ của H như trên là chưa thực hiện tốt nội dung nào dưới đây? A. Tự ti về truyền thống gia đình và dòng họ. B. Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ. C. Mặc cảm về truyến thống gia đình và dòng họ. D. Xúc phạm truyền thống gia đình, dòng họ. Câu 3:Để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ chúng ta cần phải làm gì? A. Chăm ngoan, học giỏi.B. Sống trong sạch, lương thiện. C. Kính trọng, giúp đỡ ngươi nghèo.D. Làm hết bài tập mà cô giáo giao. Câu 4: Anh H và anh T là hai bạn học cùng lớp. Nhưng anh T không may bị tật bẩm sinh, đi lại rất khó khăn. Anh H đã nguyện làm đôi chân cho anh T, bằng việc liên tục mười năm trời cõng anh T tới trường.Khi đăng kí thi đại học anh H chọn Đại học Y với ước mơ chữa lành đôi chân cho bạn mình là anh T và những người nghèo khổ khác. Hành vi của anh H thể hiện điều gì? A. Thể hiện mình là người rất hiểu chuyện.B. Muốn được bạn và gia đình bạn trả ơn. C. Làm vậy để chứng tỏ mình trước thầy cô.D. Lòng yêu thương con người của anh H. Câu 5: Hành động nào là không thể hiện của yêu thương con người? A. Khuyên góp quần áo cho học sinh vùng cao. B. Gặt lúa giúp gia đình người già. C. Tặng chăn ấm cho gia đình nghèo trong thôn. D. Châm chọc, chế giễu người bị khuyết tật.
  4. Câu 6: Sống yêu thương con người sẽ gặt hái được những kết quả gì? A. Được mọi người yêu quý và kính trọng, nhận được sự giúp đỡ từ người khác. B. Được mọi người ca ngợi, tung hô. C. Được nhiều người biết đến, nổi tiếng. D. Sẽ trở nên giầu có, nhiều bạn bè. Câu 7: Câu tục ngữ: “Yêu nhau chín bỏ làm mười” nói đến điều gì? A. Tinh thần đoàn kết.B. Đức tính tiết kiệm. C. Tinh thần yêu nước.D. Lòng yêu thương con người. Câu 8.Trên đường đi học, em thấy bạn cùng trường xe bị hỏng phải dắt bộ, trong khi đó chỉ còn 15 phút nữa là vào lớp. Trong tình huống này em sẽ làm gì? A. Phóng xe thật nhanh đến trường không sẽ muộn học. B. Coi như không biết vì không liên quan đến mình. C. Trêu đùa, chọc tức bạn. D. Đèo bạn mang xe đi sửa, sau đó đèo bạn đến trường. Câu 9. Ý kiến nào dưới đây không thể hiện tính kiên trì, siêng năng? A. Sáng nào N cũng dậy để ôn bài rất chăm chỉ. B. Nếu gặp bài tập khó A cố gắng suy nghĩ để làm. C. M đăng kí lớp học bơi nhưng không đến tập vì thấy khó. D. Học sinh H rất chăm chỉ học tập và giúp mẹ làm việc nhà. Câu 10.Ý nghĩa của đức tính siêng năng, kiên trì là giúp con người A. thật thà trước hành động việc làm của mình. B. thành công trong công việc và cuộc sống. C. sống tiết kiệm cho bản thân và gia đình. D. có được tiếng tăm trong gia đình và xã hội. Câu 11. Câu tục ngữ nào sau đây thể hiện tôn trọng sự thật ? A. Có công mài sát, có ngày nên kim. B. Thương người như thể thương thân. C. Giấy rách phải giữ lấy lề.D. Cây ngay không sợ chết đứng. Câu 12.Em tán thành ý kiến nào dưới đây khi nói về sự thật? A. Tôn trọng sự thật sẽ góp phần bảo vệ cuộc sống. B. Chỉ cần nói thật với những người thân của mình. C. Có thể nói không đúng sự thật khi không có ai biết. D.Chỉ cần nói đúng sự thật với giáo viên của mình. Câu 13.Nếu biết bạn mình đăng tin sai sự thật trên mạng xã hội, em sẽ A. khuyên bạn không nên làm như vậy.B.rủ các bạn vào xem cùng. C. kệ bạn vì đó không phải là việc của mình.D. báo với cha mẹ, thầy cô giáo. Câu 14.Biểu hiện nào dưới đây là biểu hiện của tính tự lập? A. Không bao giờ nhận sự giúp đỡ của người khác. B. Không hợp tác với ai trong công việc. C. Tự lo liệu cuộc sống của mình, không trông chờ vào người khác. D. Luôn làm theo ý mình, không nghe ý kiến của ai. Câu 15.Em không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? A. Chỉ có con nhà nghèo mới cần sống tự lập. B. Nên tự lập càng sớm càng tốt. C. Tính tự lập không tự nhiên mà có. D. Học cách sống tự lập để trưởng thành.
  5. II. TỰ LUẬN: (5đ) Câu 1:(2đ) Nêu các biểu hiện của tính tự lập? Tìm 2 câu tục ngữ, ca dao nói về tự lập? Câu 2:(2đ) Thế nào là tự nhận thức bản thân? Nêu ý nghĩa của tự nhận thức bản thân ? Câu 3: Tình huống: (1đ) Trong giờ kiểm tra môn Toán, gặp bài toán khó, bạn Tân loay hoay mãi vẫn chưa giải được.Thấy đã gần hết giờ mà bạn Tân vẫn chưa làm xong bài, Dũng ngồi bên cạnh đưa bài đã giải sẵn của mình cho Tân chép. a) Em có nhận xét gì về việc làm của bạn Tân và bạn Dũng? b) Nếu là bạn Dũng, em sẽ làm gì? Vì sao? BÀI LÀM I. TRẮC NGHIỆM: (5đ) Chọn một ý đúng cho mỗi câu sau đây ghi vào phần trả lời. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Trả lời ..
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1