Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lý Thường Kiệt, Tam Kỳ
lượt xem 2
download
Cùng tham khảo “Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lý Thường Kiệt, Tam Kỳ” được chia sẻ dưới đây để giúp các em biết thêm cấu trúc đề thi như thế nào, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt điểm tốt hơn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lý Thường Kiệt, Tam Kỳ
- PHÒNG GDĐT TP TAM KỲ KIỂM TRA CUỐI KỲ I NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THCS LÝ THƯỜNG KIỆT Môn: GDCD – Lớp 6 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) - Trắc nghiệm: 15 câu x 1/3 điểm/1 câu = 5,0 điểm - Tự luận: 2 câu = 5,0 điểm Mức độ Tổng đánh giá Nội Mạch Vận dung/C Nhận Thông Vận nội dụng Số câu Tổng điểm hủ biết hiểu dụng dung cao đề/Bài TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL 1. Tự hào về truyền thống 2 câu 2 0 0, gia đình, dòng họ. 2. Yêu thương 1 câu 1 0 0, con người. 3. Giáo Siêng 1 câu 1 câu dục 2 0 0, năng, đạo kiên trì. đức 4. Tôn 3 câu 1 câu ½ ½ trọng 4 1 3, câu câu sự thật 5. Tự 2 câu 1 câu ½ ½ 3 1 3, lập câu câu 6. Tự nhận 3 câu 1 câu thức 3 1 2, bản thân Tổng 1 12 3 1,5 1/2 15 3 10 số câu câu
- Tỉ lệ % 50 50 100 40% 10% 20% 10% 20% Tỉ lệ chung 40 30 20 10 50 100 BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I _MÔN GDCD 6 NĂM HỌC 2023-2024 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) TT Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Mạch nội Nội dung/chủ Mức độ đánh dung đề/bài giá Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cao Giáo dục đạo Nhận biết: 1 đức - Nhận biết hành vi không 2 câu 1. Tự hào về giữ gìn và truyền thống phát huy gia đình, truyền thống dòng họ. gia đình, dòng họ. Nhận biết: 2. Yêu - Nhận biết thương con biểu hiện của 1câu người yêu thương con người. Nhận biết: - Nhận biết 1 câu TN 3. Siêng hành vi thể năng, kiên 1 câu hiện tính trì. siêng năng, kiên trì. Nhận biết: - Nhận biết 3 câu biểu hiện của tôn trọng sự 1TN + thật. 4. Tôn trọng - Biết hành vi, ½ câu TL sự thật việc làm thể hiện tôn trọng sự thật. ½ câu
- - Biết cách tôn trọng sự thật. Thông hiểu: - Hiểu ý nghĩa của tôn trọng sự thật. Vận dụng: - Từ các tình huống cụ thể xảy ra trong cuộc sống, học sinh lựa chọn cách ứng xử đúng với tôn trọng sự thật và biểu hiện của tôn trọng sự thật. - Kể được các việc làm thể hiện tôn trọng sự thật của bản thân. Nhận biết: - Biết hành vi, biểu hiện của 2 câu tự lập. - Biết ý kiến không đúng khi nói về tính tự lập. ½ Thông hiểu: ½ câu - Hiểu nội câu dung, ý nghĩa của các câu tục ngữ thể hiện tính tự lập, không thể hiện tính tự lập. - Hiểu cách 5. Tự lập rèn luyện tính lập. Vận dụng : - Đưa ra nhận xét của bản thân về việc làm chưa thể hiện tính tự lập. Vận dụng cao: Cách ứng xử, lời khuyên phù hợp . Nhận biết 3 câu 1TL 4 câu được tự nhận thức bản 6. Tự nhận thân thức bản Hiểu thế nào thân là tự nhận thức bản thân
- 12 TN 3 TN 1,5 TL 1TL 0,5 TL Tổng Tỉ lệ % 40% 30% 20% 10% Tỉ lệ chung 100% PHÒNG GDĐT TP TAM KỲ KIỂM TRA CUỐI KÌ I NĂM HỌC 2023 -2024 TRƯỜNG THCS LÝ THƯỜNG KIỆT Môn: GDCD – Lớp 6 Thời gian: 45 (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC – MÃ ĐỀ A
- ( Đề gồm có 02 trang) I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5,0 ĐIỂM): Chọn đáp án mà em cho là đúng nhất. Câu 1. Hành vi nào dưới đây không góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ? A. Xoá bỏ các thói quen xấu của gia đình, dòng họ. B. Coi trọng và giữ gìn thanh danh của gia đình, dòng họ. C. Tự hào về những truyền thống đạo đức của gia đình, dòng họ. D. Không quan tâm đến danh dự của gia đình, dòng họ. Câu 2. Sự quan tâm, làm những điều tốt đẹp cho người khác một cách vô tư, trong sáng là biểu hiện của A. Ban ơn, bố thí B. Yêu thương con người. C. Siêng năng, kiên trì. D. Cảm thông, thương hại. Câu 3. Em tán thành ý kiến nào dưới đây khi nói về biểu hiện của tôn trọng sự thật? A. Không ai biết thì không nói sự thật. B. Chỉ cần trung thực với cấp trên là đủ. C. Không chấp nhận sự giả tạo, lừa dối. D. Nói bí mật của người khác cho bạn nghe. Câu 4. Hành vi nào dưới đây thể hiện tính kiên trì, siêng năng? A. T giúp bố mẹ chăn trâu, cậu còn tranh thủ đọc thêm sách. B. Nếu gặp bài tập khó thì A bỏ qua để có thời gian làm việc khác. C. Bố mẹ giao cho D tưới cây, nhưng D lười tưới làm cây khô héo. D. M đăng kí lớp học múa nhưng không đến tập vì thấy rất khó. Câu 5. Trong giờ kiểm tra, em phát hiện bạn N đang sử dụng tài liệu để làm bài. Trong tình huống này, em sẽ làm gì? A. Bắt chước bạn để đạt điểm cao. B. Nói với bạn cho mình xem cùng. C. Khuyên bạn không được làm như vậy. D. Coi như không biết, không phải việc của mình. Câu 6. Bảo vệ lẽ phải, đấu tranh, phê phán những việc làm sai trái thể hiện hành vi của một người A. Xa hoa, lãng phí. B. Cần cù, siêng năng. C. Tiết kiệm, khiêm tốn. D. Tôn trọng sự thật. Câu 7. Câu tục ngữ: "Ngọc kia chuốt mãi cũng tròn/ Sắt kia mài mãi cũng còn nên kim." biểu hiện của đức tính nào dưới đây? A. Tiết kiệm B. Trung thực. C. Siêng năng, kiên trì. D. khiêm tốn, trung thành. Câu 8. Trên đường đi học về em nhặt được 1 chiếc ví trong đó có 1 triệu đồng và các giấy tờ tùy thân. Trong tình huống này em sẽ làm gì? A. Lấy tiền trong chiếc ví đó đi mua những thứ mình thích. B. Mang tiền về cho bố mẹ, để mua đồ dùng trong gia đình. C. Lấy hết tiền trong ví, rồi vứt chiếc ví đó vào thùng rác. D. Mang đến đồn công an để họ tìm người mất và trả lại. Câu 9. Ý kiến nào dưới đây không đúng khi nói về tính tự lập? A. Tự lập giúp thành công trong cuộc sống. B. Tự lập chỉ cần thiết đối với người nghèo khổ. C. Người tự lập sẽ được mọi người tôn trọng. D. Tự lập giúp mỗi người có thêm sức mạnh. Câu 10. Câu tục ngữ: “Muốn ăn phải lăn vào bếp” nói đến điều gì? A. Đoàn kết. B. Trung thực. C. Tự lập. D. Tiết kiệm. Câu 11. Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của đức tính tự lập? A. M tự ngồi vào bàn học không cần bố mẹ nhắc. B. V đợi mẹ nhắc mới đi nấu cơm. C. Nhà giàu nên H không cần làm gì. D. Q luôn chờ mẹ dọn phòng cho mình. Câu 12. Câu danh ngôn: “Người không biết khả năng của bản thân không hiểu được chính mình” nói về giá trị của điều gì? A. Tự nhận thức bản thân. B. Kiên trì. C. Chí công vô tư. D. Yêu thương con người. Câu 13. Đây là một trong những việc chúng ta cần làm để nhận thức đúng về bản thân?
- A. Quan sát phản ứng và lắng nghe nhận xét của người khác về mình. B. Bản thân mình tự ý thức không cần phải để ý người khác nói về mình. C. Sống nội tâm, không cần phải chia sẻ những cảm nhận của mình. D. Nhận thấy mình giỏi thì không cần phải rèn luyện hay học hỏi gì thêm nữa. Câu 14. Tự nhận thức về bản thân sẽ giúp chúng ta: A. Nhận ra điểm mạnh của bản thân để phát huy, điểm yếu để khắc phục. B. Tỏ ra thờ ơ, lạnh cảm với tình huống xảy ra trong đời sống xã hội. C. Bắt trước lối sống của người khác cho phù hợp với tất cả mọi người. D. Sống tự cao tự đại khi biết được những điểm mạnh của bản thân. Câu 15: Tiếp nối, phát triển và làm rạng rỡ truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ được gọi là? A. Gia đình trên dưới có sự đoàn kết, đồng lòng nhất trí. B. Tất cả thành viên được vui vẻ, gia đình hạnh phúc. C. Giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. D. Gia đình văn hóa, có nề nếp gia phong, tôn ti trật tự. II. PHẦN TỰ LUẬN (5,0 ĐIỂM): Câu 16(2,0 điểm) Tôn trọng sự thật có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống? Em hãy kể một việc làm của bản thân thể hiện sự tôn trọng sự thật trong học tập? Câu 17 (1,0 điểm). Em hiểu thế nào là tự nhận thức bản thân? Câu 18 (2,0 điểm). Cho tình huống Nhà Hà ở gần trường nhưng bạn rất hay đi học muộn. Khi lớp trưởng hỏi lí do, Hà luôn trả lời: “Tại bố mẹ không gọi mình dậy sớm”. a. Em có đồng tình với Hà không? Vì sao? b. Nếu là bạn của Hà thì em sẽ khuyên bạn điều gì? ---Hết---
- PHÒNG GDĐT TP TAM KỲ KIỂM TRA CUỐI KÌ I NĂM HỌC 2023 -2024 TRƯỜNG THCS LÝ THƯỜNG KIỆT Môn: GDCD – Lớp 6 Thời gian: 45 (không kể thời gian giao đề) ĐÊ CHÍNH THỨC_ MÃ ĐỀ: B ( Đề gồm có 02 trang) I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5,0 ĐIỂM): Khoanh tròn đáp án mà em cho là đúng. Câu 1. Tự nhận thức về bản thân sẽ giúp chúng ta: A. Nhận ra điểm mạnh của bản thân để phát huy, điểm yếu để khắc phục. B. Tỏ ra thờ ơ, lạnh cảm với tình huống xảy ra trong đời sống xã hội. C. Bắt trước lối sống của người khác cho phù hợp với tất cả mọi người. D. Sống tự cao tự đại khi biết được những điểm mạnh của bản thân. Câu 2: Tiếp nối, phát triển và làm rạng rỡ truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ được gọi là? A. Gia đình trên dưới có sự đoàn kết, đồng lòng nhất trí. B. Tất cả thành viên được vui vẻ, gia đình hạnh phúc. C. Giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. D. Gia đình văn hóa, có nề nếp gia phong, tôn ti trật tự. Câu 3. Hành vi nào dưới đây không góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ? A. Xoá bỏ các thói quen xấu của gia đình, dòng họ. B. Coi trọng và giữ gìn thanh danh của gia đình, dòng họ. C. Tự hào về những truyền thống đạo đức của gia đình, dòng họ. D. Không quan tâm đến danh dự của gia đình, dòng họ. Câu 4. Sự quan tâm, làm những điều tốt đẹp cho người khác một cách vô tư, trong sáng là biểu hiện của A. Ban ơn, bố thí B. Yêu thương con người. C. Siêng năng, kiên trì. D. Cảm thông, thương hại. Câu 5. Em tán thành ý kiến nào dưới đây khi nói về biểu hiện của tôn trọng sự thật? A. Không ai biết thì không nói sự thật. B. Chỉ cần trung thực với cấp trên là đủ. C. Không chấp nhận sự giả tạo, lừa dối. D. Nói bí mật của người khác cho bạn nghe. Câu 6. Hành vi nào dưới đây thể hiện tính kiên trì, siêng năng? A. T giúp bố mẹ chăn trâu, cậu còn tranh thủ đọc thêm sách. B. Nếu gặp bài tập khó thì A bỏ qua để có thời gian làm việc khác. C. Bố mẹ giao cho D tưới cây, nhưng D lười tưới làm cây khô héo. D. M đăng kí lớp học múa nhưng không đến tập vì thấy rất khó. Câu 7. Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của đức tính tự lập? A. M tự ngồi vào bàn học không cần bố mẹ nhắc. B. V đợi mẹ nhắc mới đi nấu cơm. C. Nhà giàu nên H không cần làm gì. D. Q luôn chờ mẹ dọn phòng cho mình. Câu 8. Câu danh ngôn: “Người không biết khả năng của bản thân không hiểu được chính mình” nói về giá trị của điều gì? A. Tự nhận thức bản thân. B. Kiên trì. C. Chí công vô tư. D. Yêu thương con người. Câu 9. Đây là một trong những việc chúng ta cần làm để nhận thức đúng về bản thân? A. Quan sát phản ứng và lắng nghe nhận xét của người khác về mình. B. Bản thân mình tự ý thức không cần phải để ý người khác nói về mình.
- C. Sống nội tâm, không cần phải chia sẻ những cảm nhận của mình. D. Nhận thấy mình giỏi thì không cần phải rèn luyện hay học hỏi gì thêm nữa. Câu 10. Trong giờ kiểm tra, em phát hiện bạn N đang sử dụng tài liệu để làm bài. Trong tình huống này, em sẽ làm gì? A. Bắt chước bạn để đạt điểm cao. B. Nói với bạn cho mình xem cùng. C. Khuyên bạn không được làm như vậy. D. Coi như không biết, không phải việc của mình. Câu 11. Bảo vệ lẽ phải, đấu tranh, phê phán những việc làm sai trái thể hiện hành vi của một người A. Xa hoa, lãng phí. B. Cần cù, siêng năng. C. Tiết kiệm, khiêm tốn. D. Tôn trọng sự thật. Câu 12. Câu tục ngữ: "Ngọc kia chuốt mãi cũng tròn/ Sắt kia mài mãi cũng còn nên kim." biểu hiện của đức tính nào dưới đây? A. Tiết kiệm B. Trung thực. C. Siêng năng, kiên trì. D. khiêm tốn, trung thành. Câu 13. Ý kiến nào dưới đây không đúng khi nói về tính tự lập? A. Tự lập giúp thành công trong cuộc sống. B. Tự lập chỉ cần thiết đối với người nghèo khổ. C. Người tự lập sẽ được mọi người tôn trọng. D. Tự lập giúp mỗi người có thêm sức mạnh. Câu 14. Câu tục ngữ: “Muốn ăn phải lăn vào bếp” nói đến điều gì? A. Đoàn kết. B. Trung thực. C. Tự lập. D. Tiết kiệm. Câu 15. Trên đường đi học về em nhặt được 1 chiếc ví trong đó có 1 triệu đồng và các giấy tờ tùy thân. Trong tình huống này em sẽ làm gì? A. Lấy tiền trong chiếc ví đó đi mua những thứ mình thích. B. Mang tiền về cho bố mẹ, để mua đồ dùng trong gia đình. C. Lấy hết tiền trong ví, rồi vứt chiếc ví đó vào thùng rác. D. Mang đến đồn công an để họ tìm người mất và trả lại. II. PHẦN TỰ LUẬN (5,0 ĐIỂM): Câu 16(2,0 điểm) Tôn trọng sự thật có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống? Em hãy kể một việc làm của bản thân thể hiện sự tôn trọng sự thật trong học tập? Câu 17 (1,0 điểm). Em hiểu thế nào là tự nhận thức bản thân? Câu 18 (2,0 điểm). Cho tình huống Nhà Hà ở gần trường nhưng bạn rất hay đi học muộn. Khi lớp trưởng hỏi lí do, Hà luôn trả lời: “Tại bố mẹ không gọi mình dậy sớm”. a. Em có đồng tình với Hà không? Vì sao? b. Nếu là bạn của Hà thì em sẽ khuyên bạn điều gì? …Hết…
- HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI KÌ I_MÔN : GDCD 6 NĂM HỌC: 2023-2024 I. TRẮC NGHIỆM: (5,0 ĐIỂM) Mỗi câu đúng 0,33 điểm MÃ ĐỀ : A Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án D B C A C D C D B C A A A A C MÃ ĐỀ : B Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án D C D B C A A A A C D C B C D II. TỰ LUẬN: (5,0 ĐIỂM) Câu Nội dung cần đạt Biểu điểm *Ý nghĩa của tôn trọng sự thật trong cuộc sống: 1,0 - Góp phần bảo vệ cuộc sống, bảo vệ giá trị đúng đắn, tránh nhầm lẫn, oan sai. (0,25đ) - Giúp con người tin tưởng, gắn kết với nhau hơn. (0,25đ) - Làm cho tâm hồn thanh thản. (0,25đ) - Cuộc sống của con người trở nên tốt đẹp hơn. (0,25đ) Câu 1 *HS kể được 1 một việc làm của bản thân thể hiện sự tôn trong sự thật 1,0 trong học tập.
- HS nêu đúng cách hiểu về tự lập: - Tự nhận thức bản thân là biết nhìn nhận,đánh giá đúng về bản thân 1,0 mình(khả năng,hiểu biết,tính cách,sở thích,thói quen,điểm mạnh,điểm Câu 2 yếu...) Xử lí tình huống: a. Không đồng tình với H, vì H chưa tự lập, luôn ỷ lại vào bố mẹ. 1,0 b. HS có thể đưa ra nhiều cách xử lí tình huống khác nhau song yêu cầu 1,0 phải phù hợp, đảm bảo chuẩn mực đạo đức. Gợi ý: - Nếu là bạn của H thì em sẽ khuyên bạn: + Phải đặt đồng hồ báo thức, nhắc nhở dậy đúng giờ. +Không phụ thuộc vào bố mẹ mà phải rèn luyện tính tự tập cho bản Câu 3 thân trong mọi việc. .………………………………………………………. * Lưu ý: Giáo viên có thể linh hoạt khi chấm bài, đối với những cách giải thích khác khi xử lí tình huống nhưng phù hợp thì tùy vào mức độ đạt được mà giáo viên cho điểm.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 7 năm 2017 có đáp án - Trường THCS Phổ Văn
4 p | 811 | 37
-
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 7 năm 2017 có đáp án - Trường THCS Phan Văn Ba
4 p | 229 | 35
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
3 p | 462 | 23
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 356 | 22
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồng Phương
3 p | 487 | 21
-
Đề thi học kì 1 môn Toán lớp 7 năm 2017 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường
5 p | 334 | 21
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Tân Viên
4 p | 520 | 20
-
Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 7 năm 2017 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường
2 p | 181 | 15
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 7 năm 2017 có đáp án - Trường THCS Bình An
2 p | 469 | 13
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
4 p | 452 | 12
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Yên Phương
5 p | 331 | 12
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh
3 p | 283 | 10
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Lê Hồng Phong
4 p | 351 | 10
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 435 | 8
-
Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
6 p | 152 | 8
-
Đề thi học kì 1 môn Công nghệ lớp 6 năm 2017 có đáp án - Trường THCS Hồng Phương
2 p | 138 | 7
-
Đề thi học kì 1 môn Sinh lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p | 290 | 7
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Hải Lăng
3 p | 172 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn