intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2023-2024 - Trường THCS Thượng Thanh, Long Biên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:3

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học và rèn luyện kỹ năng làm bài tập, mời các bạn cùng tham khảo ‘Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2023-2024 - Trường THCS Thượng Thanh, Long Biên’ dưới đây. Hy vọng sẽ giúp các bạn tự tin hơn trong kỳ thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2023-2024 - Trường THCS Thượng Thanh, Long Biên

  1. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH ĐỀ THI CUỐI HỌC KÌ I Năm học 2023 – 2024 MÔN GDCD 6 MÃ ĐỀ CD602 Thời gian: 45 phút Ngày thi: / /2024 I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Ghi vào giấy kiểm tra chữ cái đầu đáp án đúng nhất. Câu 1. Tình huống nguy hiểm từ tự nhiên là A. những hiện tượng tự nhiên có thể gây tổn thất về người, tài sản. B. những hiện tượng xã hội có thể gây tổn thất về người, tài sản. C. những mối nguy hiểm xuất phát từ hành vi vô tình từ con người. D. những mối nguy hiểm xuất phát từ hành vi cố ý từ con người. Câu 2. Khi ở nhà một mình, em thấy có người phụ nữ lạ mặt giới thiệu là người quen của bố mẹ, muốn vào nhà em để chơi. Em sẽ làm như thế nào? A. Không mở cửa, gọi điện thoại báo bố mẹ biết. B. Mở cửa cho người phụ nữ vào nhưng cảnh giác. C. Lễ phép mời người phụ nữ lạ mặt vào nhà. D. Chửi mắng và đuổi người phụ nữ lạ mặt đi. Câu 3. K đang ngồi xem ti vi một mình trong phòng khách, vì trời nóng nên bạn bật điều hòa lại cả quạt trần thì A đến rủ đi đá bóng. K liền cùng bạn A chạy đi chơi luôn mà không tắt các thiết bị điện trong nhà. Nếu là bạn A, em sẽ khuyên bạn K điều gì? A. Tắt tất cả các phương tiện, thiết bị dùng điện khi ra khỏi nhà. B. Không nói gì vì đó là việc của bạn, mình không quan tâm. C. Đồng ý với bạn vì lát đi đá bóng về không cần bật nữa mà phòng vẫn luôn mát. D. Khuyên bạn tắt ti vi, nhưng vẫn để điều hòa lát đá bóng về cho mát. Câu 4. Chúng ta có thể nhận biết về đám cháy thông qua dấu hiệu ban đầu nào dưới đây? A. Ánh lửa, khói nghi ngút B. Khói, mùi cháy khét. C. Tiếng nổ lớn kèm mùi cháy khét. D. Khói nghi ngút và tiếng nổ lớn. Câu 5. Khi đang trên đường đi học về, hai bạn T và H gặp cơn mưa dông lớn, sấm sét ầm ầm. H giục T mặc áo mưa và chạy thật nhanh về nhà. Trong trường hợp này, nếu là T, em sẽ làm như thế nào? A. Tìm gốc cây to có tán rộng trú tạm. B. Rủ H cùng mình tìm nơi trú ẩn an toàn. C. Mặc áo mưa và chạy thật nhanh về nhà. D. Không mặc áo mưa nữa để chạy cho nhanh. Câu 6. Hành động nào sau đây thể hiện sự tiết kiệm? A. Vứt rác bừa bãi tại nơi công cộng. B. Bật đèn sáng khắp nhà cho đẹp. C. Khai thác tài nguyên khoáng sản bừa bãi. D. Tiết kiệm tiền để mua sách tham khảo. Câu 7. Từ hôm mẹ mua cho chiếc điện thoại để tiện liên lạc, H không muốn rời nó lúc nào. Ngoài những giờ lên lớp, H lại mở điện thoại lướt web, lên mạng xã hội tán chuyện với bạn bè, chơi điện tử nên đã sao nhãng chuyện học hành. Nếu là bạn của H, em sẽ khuyên bạn điều gì? A. Đồng ý với bạn, nên dành thời gian làm những điều mình thích. B. Nên dành thời gian nhiều cho cho học tập, phụ giúp bố mẹ. C. Nhờ bạn dạy cho mình những trò chơi điện tử mới. D. Về nhà đòi bố mẹ mua cho điện thoại giống bạn để chơi điện tử. Câu 8. Câu ca dao/ tục ngữ nào dưới đây nói về sự keo kiệt, bủn xỉn? A. Kiếm củi ba năm thiêu một giờ. B. Vung tay quá trán. C. Vắt cổ chày ra nước. D. Năng nhặt chặt bị. Mã đề CD602 Trang Seq/3
  2. Câu 9. Để tự bảo vệ bản thân, tránh tình huống bắt cóc xảy ra, chúng ta nên A. đi một mình nơi vắng người. B. gặp bất cứ ai cũng sợ hãi. C. luôn cảnh giác và không tiếp xúc với người lạ. D. không có thói quen đi đâu xin phép bố mẹ. Câu 10. Khi đang trên đường từ trường học về nhà, H thấy có người đàn ông lạ mặt, nhờ H chuyển đồ giúp và hứa cho em một khoản tiền. Trong trường hợp này, nếu là H, em sẽ làm như thế nào? A. Vui vẻ, nhận lời. B. Từ chối không giúp. C. Phân vân, lưỡng lự. D. Trả nhiều tiền thì giúp. Câu 11. Những sự việc bất ngờ xảy ra, có nguy cơ đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng, gây thiệt hại về tài sản, môi trường cho bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội là tình huống nguy hiểm đến từ A. tự nhiên. B. nhân tạo. C. con người. D. môi trường. Câu 12. Khi đang ở trong nhà cao tầng phát hiện có cháy nổ, hỏa hoạn chúng ta sẽ làm gì? A. Thoát hiểm bằng cầu thang máy cho nhanh. B. Chạy lên tầng cao hơn nơi chưa cháy. C. Chạy xuống bằng cầu thang bộ theo chỉ dẫn thoát hiểm. D. Ở trong phòng đóng kín các cửa lại để khói khỏi vào. Câu 13. Trái với với tiết kiệm là A. xa hoa, lãng phí. B. cẩu thả, hời hợt. C. cần cù, chăm chỉ. D. trung thực, thẳng thắn. Câu 14. Tiết kiệm sẽ giúp cuộc sống của chúng ta A. ổn định, ấm no, hạnh phúc. B. không thỏa mãn như cầu bản thân. C. ích kỉ, bủn xỉn, bị bạn bè xa lánh. D. không có động lực để làm việc chăm chỉ. Câu 15. Ý kiến nào dưới đây không đúng khi nói về tiết kiệm? A. Tiết kiệm thể hiện sự quý trọng công sức bản thân và người khác. B. Tiết kiệm làm cho cuộc sống không được thoải mái. C. Tiết kiệm sẽ đem lại ý nghĩa to lớn về kinh tế. D. Người tiết kiệm là người biết chia sẻ, vì lợi ích chung. Câu 16. Tình huống nào dưới đây không gây nguy hiểm đến con người? A. Bạn A được bố dạy bơi ở bể bơi nhà văn hóa huyện. B. Khu chung cư nhà B đang xảy ra hỏa hoạn lớn. C. Bạn T lội qua suối để về nhà trong lúc đang xảy ra lũ quét. D. Các bạn đang tụ tập tắm ở khu vực cấm. Câu 17. Để tiết kiệm thời gian, vào những lúc rảnh rỗi em sẽ làm gì? A. Lên mạng nói chuyện phiếm với bạn. B. Chơi game, đánh bài trực tuyến. C. Rủ bạn bè tụ tập nơi quán xá để ăn uống. D. Học bài, đọc sách, giúp bố mẹ việc nhà. Câu 18. Tình huống nguy hiểm nào sau đây không phải từ con người gây ra? A. Nô đùa chạy nhảy khi đi cầu thang. B. Bão. C. Đua xe trái phép. D. Hỏa hoạn trong nhà. Câu 19. Khi phát hiện có việc liên quan tới an ninh, trật tự chúng ta gọi điện vào số nào? A. 116. B. 113. C. 115. D. 114. Câu 20. Câu thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây nói về tiết kiệm? A. Buôn tàu buôn bè không bằng ăn dè hà tiện. B. Đi một ngày đàng học một sàng khôn. C. Có công mài sắt có ngày nên kim. D. Học thầy không tày học bạn. II. TỰ LUẬN (5 điểm) Mã đề CD602 Trang Seq/3
  3. Câu 1 (1 điểm). Thế nào là tình huống nguy hiểm? Câu 2 (2 điểm). Nêu 4 việc làm trái với tiết kiệm. Câu 3 (2 điểm). Anh Hòa là chủ cửa hàng tạp hóa có thu nhập khá cao nhưng kiếm tiền được bao nhiêu anh đều tiêu xài hết. Giờ đây công việc kinh doanh của anh không thuận lợi, anh lại lâm bệnh phải nằm viện. Cuộc sống của anh trở lên vô cùng khó khăn vì không đủ tiền thanh toán viện phí và trang trải các khoản chi tiêu cần thiết cho gia đình. a. Em có nhận xét gì về cách chi tiêu của anh Hòa? b. Em rút ra được bài học gì cho bản thân qua tình huống trên? ------ HẾT ------ Mã đề CD602 Trang Seq/3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2