intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Lê Đình Dương, Điện Bàn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:14

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với “Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Lê Đình Dương, Điện Bàn” được chia sẻ dưới đây, các bạn học sinh được ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện và nâng cao kỹ năng giải bài tập để chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt được kết quả mong muốn. Mời các bạn tham khảo đề thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Lê Đình Dương, Điện Bàn

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC: 2024-2025 MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN - LỚP 6 1. Phạm vi kiến thức: Từ tuần 1 đến tuần 15. 2. Hình thức kiểm tra: 50% TNKQ và 50% TL (Cơ cấu đề: 40% Nhận biết; 30% Thông hiểu; 30% Vận dụng) 3. Thiết lập ma trận đề kiểm tra. KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN, LỚP 6 Nội Mức độ đánh dung/Chủ Tổng giá TT đề/Bài Nhận Thôn Vận Số Mạch nội dung biết g hiểu dụng câu TN TL TN TL TN TL TN TL Tự hào về truyền thống 1 câu 1 câu 2 câu gia đình, dòng họ Yêu thươn 1 câu 1 câu 1 câu 1 câu g con người 1 Giáo Siêng dục năng, 1 câu 1 câu 2 câu đạo kiên đức trì Tôn trọng 3 câu 1 câu 1 câu 4 câu 1 câu sự thật Tự lập 1 câu 3 câu 1 câu 3 câu 2 câu 3,0 Tự nhận thức 3 câu 1 câu 3 câu 1 câu 2,25 bản thân Tổng 9 câu 1 câu 6 câu 1 câu 3 câu 15 5 10 điểm
  2. Tı lê ̣ 40% 30% 30% 50% 50% ̉ % Tı lê chung ̣ 70% 30% ̉ 100%
  3. BẢNG ĐẶC TẢ CUỐI KÌ I MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 6 Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Mạch nội Mức độ TT Nội dung đanh gia dung ́ ́ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng 1 Giáo dục Tự hào về Nhận biết: 1TN (C2) đạo đức truyền - Một số 1TN (C1) thống gia truyền thống đình, dòng của gia họ đình, dòng họ. Thông hiểu: Giải thích được ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ một cách đơn giản. Vận dụng: Xác định được một số việc làm thể hiện giữ gìn và phát huy truyền thống gia đình, dòng họ phù hợp với bản thân. - Thực hiện được một số việc làm phù hợp để giữ gìn,
  4. phát huy truyền thống gia đình, dòng họ. 2 Nhận 1TL (C16) biết: 1TN (C3) Yêu thương - Nhận con người biết được khái niệm tình yêu thương con người. - Nêu được biểu hiện, ý nghĩa của tình yêu thương con người. Thông hiểu: - Giải thích được giá trị của tình yêu thương con người đối với bản thân, đối với người khác, đối với xã hội. - Nhận xét, đánh giá được thái độ, hành vi thể hiện tình yêu thương con người. Vận dụng: - Phê phán những biểu hiện trái với tình yêu
  5. thương con người. - Xác định được một số việc làm thể hiện tình yêu thương con người phù hợp với bản thân. - Thực hiện được một số việc làm phù hợp để thể hiện tình yêu thương con người. 3 Siêng năng, Nhận biết: 1TN (C5) kiên trì - Nêu được 1TN (C4) khái niệm siêng năng, kiên trì. - Nêu được biểu hiện siêng năng, kiên trì - Nêu được ý nghĩa của siêng năng, kiên trì. Thông hiểu: - Hiểu được việc làm siêng năng, kiên trì trong học tập. - Đánh giá được những việc làm thể hiện tính siêng năng,
  6. kiên trì của bản thân trong học tập, lao động. - Đánh giá được những việc làm thể hiện tính siêng năng, kiên trì của người khác trong học tập, lao động. Vận dụng: Thể hiện sự quý trọng những người siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động. - Góp ý cho những bạn có biểu hiện lười biếng, hay nản lòng để khắc phục hạn chế này. Xác định được biện pháp rèn luyện siêng năng, kiên trì trong lao động, học tập và cuộc sống hằng ngày phù hợp với bản thân.
  7. - Thực hiện được siêng năng, kiên trì trong lao động, học tập và cuộc sống hằng ngày. Nhận biết: - Nêu được khái niệm tôn trọng sự thật. - Nêu được biểu hiện của tôn trọng sự thật. Thông hiểu: - Hiểu vì Tôn trọng sao phải tôn 3TN 4 1TN (C9) 1TL (C17) sự thật trọng sự (C6,C7,C8) thật. Vận dụng: Vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã học để phát hiện những vấn đề liên quan đến tôn trọng sự thật. 5 Tự lập Nhận biết: 1TL (C18) 3TN - Nêu được (C10,C11, khái niệm C12); tự lập. - Nêu 1TL (C19) được ý nghĩa của tính tự lập. Thông hiểu: Phân biệt được các hành vi, việc làm thể hiện hay không thể hiện tính tự
  8. lập. Vận dụng: Qua tình huống cụ thể, nêu được các cách giải quyết đúng thể hiện tính tự lập Nhận biết: - Nêu được thế nào là tự nhận thức bản thân; biết được ý nghĩa của tự nhận thức bản thân. Thông hiểu: - Tự nhận thức được điểm mạnh, điểm yếu, Tự nhận giá trị, vị trí, 3TN 6 thức bản 1TL (C20) tình cảm, (C13,14,15) thân các mối quan hệ của bản thân. Vận dụng: - Biết tôn trọng bản thân; xây dựng được kế hoạch phát huy điểm mạnh và hạn chế điểm yếu của bản thân. Tổng 9TN, 1TL 6TN, 1TL 3 TL Tỉ lệ % 40 % 30 % 30 % Tỉ lệ chung 70 % 30 %
  9. UBND THỊ XÃ ĐIỆN BÀN KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC: 2024 - 2025 TRƯỜNG THCS LÊ ĐÌNH DƯƠNG Môn: GIÁO DỤC CÔNG DÂN - Lớp 6 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề gồm có 02 trang) I. TRẮC NGHIỆM (5,0 đ) Chọn phương án trả lời đúng (A hoặc B, C, D) trong các câu sau, rồi ghi vào giấy làm bài. Câu 1. Truyền thống hiếu học và tinh thần “ Tôn sư trọng đạo” trong văn hóa Việt Nam có nguồn gốc từ quan niệm nào trong xã hội phong kiến? A. Thái độ khinh rẻ nghề buôn. B. Việc coi trọng chế độ thi cử. C. Quan niệm: “Không thầy đố mày làm nên”. D. Quan niệm: “Nhất sĩ nhì nông”. Câu 2. Ý nào dưới đây thể hiện ý nghĩa của việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ? A. Có thêm kinh nghiệm trong cuộc sống. B. Có thêm tiền tiết kiệm. C. Có rất nhiều bạn bè. D. Không phải lo về việc làm. Câu 3. Câu ca dao “Bầu ơi thương lấy bí cùng/Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” nói đến điều gì? A. Đức tính chăm chỉ. B. Lòng yêu thương con người. C. Tinh thần yêu nước. D. Tinh thần vượt khó. Câu 4. Việc không siêng năng, kiên trì trong cuộc sống và lao động sẽ mang lại hiệu quả gì? A. Dễ dàng thành công trong cuộc sống. B. Trở thành người có ích cho xã hội. C. Có cuộc sống hạnh phúc, ý nghĩa. D. Có cuộc sống nghèo khổ, thiếu thốn.
  10. Câu 5. Hành vi nào thể hiện tính siêng năng, kiên trì? A. X thường xuyên trốn học, chơi điện tử. B. A dành ít nhất 30 phút để học tiếng Anh mỗi ngày. C. H chỉ ham chơi mà không chịu giúp mẹ làm việc nhà. D. Q lấy sách giải ra chép cho nhanh để đi chơi với bạn. Câu 6. Biểu hiện của tôn trọng sự thật là A. suy nghĩ, nói và làm theo đúng sự thật. B. chỉ cần trung thực với cấp trên của mình. C. có thể nói không đúng sự thật khi không ai biết. D. chỉ nói thật trong những trường hợp cần thiết. Câu 7. Việc làm nào dưới đây thể hiện hành vi của người luôn tôn trọng sự thật? A. Đặt điều nói xấu bạn trong lớp. B. Làm sai thì tìm cách đổ lỗi cho người khác. C. Không quay cóp bài trong giờ kiểm tra. D. Nói dối mẹ đi học thêm, để đi chơi game. Câu 8. Hành vi nào sau đây không thể hiện đức tính của một người biết tôn trọng sự thật? A. Không chỉ bài cho bạn trong giờ kiểm tra. B. Không bao che cho bạn khi mắc lỗi. C. Nhặt được của rơi trả cho người bị mất. D. Nhìn trộm bài của bạn để đạt điểm cao. Câu 9. Ý kiến nào sau đây là đúng khi nói về ý nghĩa của việc tôn trọng sự thật? A. Thường làm mất lòng người khác. B. Sự thật luôn làm đau lòng người. C. Giúp con người tin tưởng nhau. D. Người nói thật thường thua thiệt. Câu 10. Hành động nào dưới đây là biểu hiện của đức tính tự lập? A. H đi dã ngoại nhưng bạn không tự chuẩn bị mà nhờ chị gái chuẩn bị giúp mình. B. N luôn tự dọn dẹp nhà cửa, nấu cơm, giặt quần áo mà không cần bố mẹ nhắc nhở. C. Gặp bài toán khó, V giở ngay phần hướng dẫn giải ra chép mà không chịu suy nghĩ. D. Làm việc nhóm nhưng T không tự giác mà luôn trông chờ, ỷ lại vào các bạn. Câu 11. Hành động thể hiện tính tự lập là
  11. A. chỉ học bài cũ khi bị cô giáo nhắc nhở. B. khi mẹ nhắc nhở mới giặt quần áo, nấu cơm. C. nhà có điều kiện thì không cần học nhiều. D. tích cực phát biểu xây dựng bài trong lớp. Câu 12. Hành động nào dưới đây không thể hiện có tính tự lập? A. Tự mình đi xe đạp đến trường. B. Nghiêm túc làm bài kiểm tra. C. Khi thi trao đổi đáp án với bạn. D. Đọc thêm sách và làm bài tập nâng cao. Câu 13. Biết nhìn nhận, đánh giá về khả năng, thái độ, hành vi, việc làm, điểm mạnh, điểm yếu của bản thân được gọi là A. thông minh. B. tự nhận thức về bản thân. C. có kĩ năng sống. D. tự trọng. Câu 14. Tự nhận thức về bản thân sẽ giúp chúng ta A. nhận ra điểm mạnh của bản thân để phát huy, điểm yếu để khắc phục. B. tỏ ra thờ ơ, vô cảm với tình huống xảy ra trong đời sống xã hội. C. bắt chước lối sống của người khác cho phù hợp với tất cả mọi người. D. sống tự cao tự đại khi biết được những điểm mạnh của bản thân. Câu 15. Ý kiến nào dưới đây không đúng khi nói về ý nghĩa của tự nhận thức bản thân? A. Xác định những việc cần làm để hoàn thiện bản thân. B. Có cái nhìn trung thực về ưu điểm, nhược điểm của mình. C. Giúp ta sống tự cao, tự đại khi biết được điểm mạnh của mình. D. Giúp ta dễ dàng đồng cảm, chia sẻ với người khác II. TỰ LUẬN (5,0 đ) Câu 16. (0,75đ) Nhà trường phát động đợt quyên góp ủng hộ đồng bào bão lụt. Ở lớp của Linh, các bạn ủng hộ tiền và rất nhiều quần áo. Do gia đình khó khăn nên Linh chỉ đóng góp được một ít sách giáo khoa cũ. Một số bạn trong lớp phê bình Linh làm ảnh hưởng đến thành tích của lớp và cho rằng Linh không biết yêu thương, giúp đỡ người khác. Theo em, một số bạn phê bình Linh như vậy có đúng không? Vì sao? Câu 17. (1,0đ) Có ý kiến cho rằng: “Tôn trọng sự thật giúp mọi người tin tưởng, gắn kết với nhau hơn”. Em tán thành với ý kiến này không? Vì sao? Câu 18. (1,0đ) a. (0,5 đ) Thế nào là tự lập?
  12. b. (0,5 đ) Nêu ý nghĩa của tự lập? Câu 19. (1,0đ) Em hãy nêu 4 biểu hiện thể hiện tính tự lập trong học tập và trong cuộc sống? Câu 20. (1,25đ) Khi chia sẻ với các bạn về kinh nghiệm học tập, Huy nói: “Thực ra mình không thông minh như các bạn nghĩ, thậm chí là còn chậm chạp. Vì hiểu rõ mình như vậy nên sau mỗi ngày đi học về, mình thường ghi chép lại toàn bộ những nội dung được học và dành nhiều thời gian để tìm hiểu, mình nhờ anh trai giảng bài và tự hoàn thành. Có lẽ vì thế mà thành tích học tập của mình tiến bộ từng ngày”. a. Em có nhận xét gì từ lời chia sẻ của Huy? b. Từ lời chia sẻ của Huy, em rút ra bài học gì cho bản thân? Hết .
  13. UBND THỊ XÃ ĐIỆN BÀN KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC: 2024 - 2025 TRƯỜNG THCS LÊ ĐÌNH DƯƠNG Môn: GIÁO DỤC CÔNG DÂN - Lớp 6 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) (Hướng dẫn chấm gồm có 01 trang) I. TRẮC NGHIỆM (5,0 đ) Mỗi đáp án đúng ghi 1/3 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp C A B D B A C D C B D C B A C án II. TỰ LUẬN (5,0 đ) Câu Đáp án Biểu điểm Câu 16 Theo em, một số bạn phê bình Linh như vậy là sai, vì: 0,25đ (0,75đ) + Yêu thương, giúp đỡ người khác là xuất phát từ tấm lòng chân thành 0,25đ của mình, mong muốn đem lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác. + Yêu thương giúp đỡ người khác không phải chỉ bằng vật chất, mà có 0,25đ thể chỉ là lời động viên, an ủi, chia sẻ niềm vui, nỗi buồn cùng người khác. Câu 17 - Em tán thành với ý kiến này. 0,25đ (1,0đ) - Vì: khi một người biết tôn trọng sự thật, sống thật thà thì sẽ được mọi người: + luôn tin tưởng, gắn bó. 0,25đ + không hề nghi ngờ hay phải đề phòng. 0,25đ + từ đó giúp mọi người gắn kết với nhau hơn. 0,25đ Câu 18 a. Tự lập là tự làm lấy các công việc của mình trong cuộc sống. 0,5đ (1,0đ) b. Người có tính tự lập thường thành công trong công việc và xứng 0,5đ đáng nhận được sự tôn trọng của mọi người. Câu 19 Học sinh nêu được 4 biểu hiện thể hiện tính tự lập trong học tập và 1,0đ (1,0đ) trong cuộc sống. Mỗi biểu hiện đúng được 0,25đ. Giáo viên linh hoạt ghi điểm cho học sinh. Câu 20 a. - Huy đã nhận biết được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, từ đó 0,5đ (1,25đ) tìm cách khắc phục điểm yếu bằng sự cần cù, chịu khó và ham học hỏi để hoàn thiện bản thân mình.
  14. b. - Từ lời chia sẻ của Huy, em đã rút ra bài học cho bản thân mình là: + Muốn hoàn thiện bản thân mình chúng ta cần phải biết tự nhận thức 0,5đ bản thân, xác định được được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, để đặt ra những mục tiêu trong việc rèn luyện, phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu của mình. + Bên cạnh đó chúng ta phải luôn cần cù, chịu khó, biết học hỏi và có 0,25đ thể tìm kiếm sự hỗ trợ từ người khác.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2