intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Lý Tự Trọng, Phước Sơn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:9

8
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo “Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Lý Tự Trọng, Phước Sơn”. Hi vọng tài liệu sẽ là nguồn kiến thức bổ ích giúp các em củng cố lại kiến thức trước khi bước vào kì thi sắp tới. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Lý Tự Trọng, Phước Sơn

  1. TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I * NĂM HỌC 2022-2023. Môn GDCD - Lớp 7 Thời gian làm bài: 45 phút - Trắc nghiệm: 15 câu x 1/3 điểm/1 câu = 5,0 điểm - Tự luận: 3 câu = 5,0 điểm Mức độ Tổng đánh giá Vận Nội Nhận Thông Vận dụng Số câu Tổng điểm dung/C biết hiểu dụng cao hủ đề/Bài TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL 1. Học tập tự 3 / / / / / / / 3 / 1,0 Mạch giác, nội tích cực dung 2. Giữ 1 / / 1/2TL / 1/2TL 1 1 3,33 chữ tín. 3. Bảo tồn di 5 1TL 3 / 3 / / 1TL 11 1 5,66 sản văn hóa. Tổng 1TL 1TL 1/2TL 1TL 9 3 3 / 15 3 10 số câu 1đ 2đ 1đ 1đ Tỉ lệ % 30% 10% 10% 20% 10% 10% / 10% 50 50 100 Tỉ lệ 2 40 10 50 50 100 chung 0
  2. TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN GDCD 7 * NĂM HỌC 2022- 2023. (Thời gian: 45 phút) TT Mạch nội dung Nội dung/chủ Mức độ đánh Số câu hỏi theo mức độ nhận thức đề/bài giá Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Giáo dục đạo Nhận biết: Nêu 1 đức được các biểu 1. Học tập tự hiện của học 3 câu giác, tích cực. tập tự giác, tích cực. 2. Giữ chữ tín Nhận biết: 1 câu ½ câu ½ câu - Trình bày được chữ tín là gì. - Nêu được biểu hiện của giữ chữ tín.
  3. Thông hiểu: - Giải thích được vì sao phải giữ chữ tín. - Phân biệt được hành vi giữ chữ tín và không giữ chữ tín. Vận dụng: Phê phán những người không biết giữ chữ tín. 3. Bảo tồn di Nhận biết: 6 câu 3 câu 3 câu 1 câu sản văn hoá - Nêu được khái niệm di sản văn hoá và một số loại di sản văn hoá của Việt Nam. - Nêu được quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với việc bảo vệ di sản văn hoá. - Liệt kê được các hành vi vi phạm pháp luật về bảo tồn di sản văn hoá và cách đấu tranh, ngăn chặn các
  4. hành vi đó. Thông hiểu: - Giải thích được ý nghĩa của di sản văn hoá đối với con người và xã hội. - Trình bày được trách nhiệm của học sinh trong việc bảo tồn di sản văn hoá. Vận dụng: Qua tình huống cụ thể, nêu được trách nhiệm của HS trong việc bảo tồn di sản văn hoá. Vận dụng cao: Thực hiện được một số việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để góp phần bảo vệ di sản văn hóa. 9TN 3TN 3TN 1TL ½ TL ½ TL 1TL Tổng
  5. 40% 30% 20% 10% Tỉ lệ % 100% Tỉ lệ chung
  6. TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Họ và tên: ...................................... NĂM HỌC 2022 - 2023 Lớp: 7/... Môn: Giáo dục công dân - Lớp 7 Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể giao đề) Điểm: Nhận xét của giáo viên: Chữ ký Chữ ký Chữ ký Giám thị Giám khảo 1 Giám khảo 2 ĐỀ BÀI I. TRẮC NGHIỆM: (5 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng: Câu 1: Nội dung nào dưới đây là biểu hiện của học tập tự giác, tích cực? A. Xác định đúng mục đích học tập. B. Không làm bài tập về nhà. C. Không chuẩn bị bài trước khi đến lớp. D. Thường xuyên nghỉ học để đi chơi. Câu 2: Nhận định nào dưới đây không đúng khi bàn về tự giác, tích cực trong học tập? A. Người tự giác, tích cực thường sẽ thành công trong cuộc sống. B. Tự giác, tích cực trong học tập giúp chúng ta chủ động, sáng tạo. C. Tự giác, tích cực trong học tập giúp chúng ta không ngừng tiến bộ. D. Chỉ những người yếu kém mới cần tích cực, tự giác trong công việc. Câu 3: Học tập tự giác, tích cực sẽ mang đến cho ta những lợi ích nào dưới đây? A. Có thêm nhiều kiến thức. B. Để khỏi thua kém bạn bè. C. Đỡ vất vả cho bản thân. D. Sự xa lánh của bạn bè. Câu 4: Giữ chữ tín là A. coi thường lòng tin của mọi người đối với mình. B. tôn trọng mọi người. C. yêu thương, tôn trọng mọi người. D. coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình. Câu 5: Trên đường đi học về, em phát hiện có hành vi đập phá khu di tích của làng. Trong trường hợp này em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây sao cho phù hợp nhất? A. Làm ngơ vì không liên quan đến bản thân. B. Dùng lời lẽ hỗn hào để mắng chửi. C. Đứng xem quá trình đập phá. D. Báo với cơ quan chính quyền để có biện pháp.
  7. Câu 6. Theo Điều 14 luật di sản văn hóa năm 2001, tổ chức, cá nhân không có quyền nào sau đây? A. Tham quan, nghiên cứu di sản văn hóa. B. Ngăn chặn những hành vi phá hoại di sản văn hóa. C. Tôn trọng, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa. D. Định đoạt việc sử dụng và khai thác các di sản văn hóa. Câu 7: Hát quan họ thuộc loại di sản văn hóa nào? A. Di sản văn hóa vật thể. B. Di sản văn hóa phi vật thể. C. Di tích lịch sử. D. Danh lam thắng cảnh. Câu 8: Chùa Thiên Mụ (Huế) được xếp vào? A. Bảo vật quốc gia. B. Di sản văn hóa phi vật thể. C. Di sản thiên nhiên. D. Di tích lịch sử - văn hóa. Câu 9: Nếu phát hiện trong vườn nhà có vật cổ không rõ nguồn gốc từ đâu bạn sẽ làm gì? A. Báo cho chính quyền địa phương. B. Mang đi bán. C. Lờ đi coi như không biết. D. Giấu không cho ai biết. Câu 10: Khu Thánh Địa Mĩ Sơn ở đâu? A. Phú Thọ. B. Quảng Nam. C. Quảng Bình. D. Thừa Thiên Huế. Câu 11: Di sản văn hóa vật thể bao gồm? A. Di tích lịch sử - văn hóa và tài nguyên thiên nhiên. B. Danh lam thắng cảnh và tài nguyên thiên nhiên. C. Tài nguyên thiên nhiên và môi trường. D. Di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh. Câu 12: Những sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được gọi là A. di tích lịch sử - văn hóa. B. di sản văn hóa vật thể. C. di sản văn hóa phi vật thể. D. danh lam thắng cảnh. Câu 13: Ý kiến nào dưới đây đúng khi bàn về vấn đề di sản văn hóa? A. Chỉ các cơ quan nhà nước mới có trách nhiệm bảo vệ các di sản văn hóa. B. Chúng ta chỉ cần bảo vệ những di tích - lịch sử được nhà nước xếp hạng. C. Bảo tồn di sản văn hóa góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến. D. Chỉ những thắng cảnh được UNESCO công nhận mới gọi là di sản văn hóa. Câu 14: Thấy M hay chọn điệu hát Xoan để biểu diễn ở các ngày lễ của trường, N không thích, chê hát Xoan không hợp thời và muốn M chọn những bài hát hiện đại, sôi động. M từ chối và giải thích: “hát Xoan là sản phẩm đại diện, tiêu biểu cho gia tài văn hóa của vùng đất Phú Thọ. Mình muốn giới thiệu loại hình dân ca độc đáo này tới mọi người”. Trong trường hợp trên, bạn học sinh nào chưa biết trân trọng, gìn giữ di sản văn hóa hát Xoan? A. Bạn M. B. Bạn N. C. Cả 2 bạn M và N. D. Không có bạn nào. Câu 15: Nhân vật nào dưới đây đã có hành động đúng thể hiện việc bảo vệ di sản văn hóa? A. Bạn K chăn thả gia súc trong khu di tích lịch sử. B. M tham gia câu lạc bộ hát chèo của địa phương. C. T khắc tên lên tượng đài tại khu di tích lịch sử. D. Bạn P tố cáo hành vi ăn cắp cổ vật của anh X. II.TỰ LUẬN: (5 điểm) Câu 1: (3 điểm). Vì sao chúng ta cần giữ chữ tín? Em phải rèn luyện như thế nào để trở thành người biết giữ chữ tín? Câu 2: (1 điểm). Di sản văn hóa là gì? Câu 3: (1 điểm) Tình huống: Cuối tuần, lớp 7A được tham quan và học tập ở khu di tích lịch sử. Cả lớp rất hào hứng vì được cô hướng dẫn viên giới thiệu rất tỉ mỉ về từng di tích, giúp các em hiểu thêm về lịch sử đánh giặc giữ nước của ông cha ta. Tuy nhiên, một số bạn không tập trung nghe cô nói mà tự ý tách đoàn để đi chụp ảnh, tìm cách viết tên mình lên khu di tích. a. Em có nhận xét gì về việc làm của một số bạn trong tình huống trên? b. Nếu là học sinh lớp 7A, em sẽ làm gì?
  8. -Hết- TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2022-2023 Môn: Giáo dục công dân - Lớp 7
  9. Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể giao đề) I .TRẮC NGHIỆM: (5 điểm)Mỗi đáp án đúng được 0,33 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án A D A D D D B D A B D C C B B II. TỰ LUẬN (5.0 điểm) CÂU NỘI DUNG CẦN ĐẠT BIỂU ĐIỂM Câu 1 - Người biết giữ chữ tín sẽ được mọi người tin tưởng, tôn trọng, hợp tác, 2,0 (3 điểm) dễ thành công hơn trong công việc, cuộc sống (1 đ) và góp phần làm cho các mối quan hệ xã hội trở nên tốt đẹp hơn (1 đ). - Học sinh muốn giữ chữ tín thì cần phải: + Phân biệt được nhưng biểu hiện của hành vi giữ chữ tín và không giữ 0,5 chữ tín; rèn luyện theo gương của những người biết giữ chữ tín. + Thật thà, trung thực, tôn trọng người khác, tôn trọng phẩm giá và danh 0,5 dự của bản thân. Câu 2 Di sản văn hoá là những sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị lịch sử, (1 điểm) văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác (0,5 1,0 đ). Di sản văn hoá gồm di sản văn hoá vật thể (Thành nhà Hồ, Thánh địa Mỹ Sơn, Rừng ngập mặn Cần Giờ,....) (0, 25 đ) và di sản văn hoá phi vật thể (Tin ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, Mộc bản Triều Nguyễn, Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ,...) (0,25 đ) Câu 3 a. Không đồng tình với việc làm của một số bạn học sinh lớp 7A (0,25 0,5 (1 điểm) đ) vì các bạn không tập trung nghe giới thiệu về lịch sử đánh giặc của ông cha ta để hiểu được ý nghĩa của di sản văn hóa (0,25 đ). b. Nếu là học sinh lớp 7A, em sẽ góp ý và khuyên các bạn không nên 0,5 tách đoàn để chụp ảnh, viết tên mình lên khu di tích mà nên lắng nghe cô hướng dẫn viên giới thiệu để hiểu thêm về lịch sử đánh giặc giữ nước của ông cha ta. - Lưu ý: Học sinh có thể có cách diễn đạt khác, song phải đảm bảo các ý theo yêu cầu; có thể không trình bày các ý theo thứ tự như hướng dẫn trả lời nhưng đủ ý và hợp lí, sạch đẹp vẫn cho điểm tối đa. Thiếu ý nào sẽ không cho điểm ý đó. Giám khảo linh động trong quá trình chấm điểm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1