intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Hiền, Phú Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

‘Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Hiền, Phú Ninh’ sau đây sẽ giúp bạn đọc nắm bắt được cấu trúc đề thi, từ đó có kế hoạch ôn tập và củng cố kiến thức một cách bài bản hơn, chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Hiền, Phú Ninh

  1. II. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I MÔN GDCD 7 (Thời gian: 45 phút) Nội dung/ Số câu hỏi theo mức độ nhận thức TT chủ đề/ Mức độ đánh giá Nhận Thông Vận dụng Vận dụng bài biết hiểu cao Nhận biết : Bài 1. Tự - Biết được khái niệm, biểu hiện, và giá trị truyền thống hào về văn hóa của quê hương. 1TN 1 truyền - Biết được những việc làm để giữ gìn và phát huy truyền thống quê thống tốt đẹp của quê hương. hương Thông hiểu: Hiểu được những truyền thống của quê hương, đất nước. Nhận biết: Bài 2. Nhận biết được những khái niệm của sự quan tâm, cảm Quan tâm, thông và chia sẻ với người khác. cảm Thông hiểu: 2 1TN 1TN thông và - Hiểu được những hành vi của sự cảm thông. chia sẻ - Hiểu được những việc làm thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với những người thân trong gia đình và bạn bè trong lớp. Nhận biết: Bài 3. Biết được các biểu hiện của học tập tự giác, tích cực. Học tập Thông hiểu: 3 3TN tự giác, Giải thích được vì sao phải học tập tự giác, tích cực. tích cực Vận dụng: - Phân biệt được những hành động đúng trong việc 1
  2. tự giác, tích cực học tập. - Góp ý, nhắc nhở những bạn chưa tự giác, tích cực học tập để khắc phục hạn chế này. Nhận biết: - Biết được hành vi giữ chữ tín Bài 4: - Nêu những biểu hiện của giữ chữ tín 1TN 4 Giữ chữ 1TN Thông hiểu: 1 TL tín -Qua thông tin (ca dao, tục ngữ, danh ngôn, …) chỉ ra biểu hiện của người biết giữ chữ tín Nhận biết Bài 5: -Chỉ ra được di sản văn hoá và một số loại di sản văn hoá Bảo tồn di của Việt Nam. 1TN 5 2TN sản văn Thông hiểu: 1 TL hóa -Giải thích được ý nghĩa của di sản văn hoá đối với con người và xã hội. Nhận biết: Các hành vi, việc làm cụ thể thể hiện việc ứng Bài 6: phó với tình huống căng thẳng Ứng phó Thông hiểu: với tình - Qua thông tin (tình huống cụ thể, …) chỉ ra được làm 3TN 6 TN 1/2TL huống như thế nào để ứng phó với tình huống căng thẳng 1/2TL căng Vận dụng: thẳng - Qua tình huống cụ thể, nêu được các cách Ứng phó với tình huống căng thẳng Tổng 9TN,1TL 3TN,1TL 3TN,1/2TL TN,1/2TL Tỉ lệ % 40% 30% 20% 10% Tỉ lệ chung 100% 2
  3. III. KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Môn GDCD - Lớp 7 Thời gian làm bài: 45 phút Mức độ đánh giá Tổng Nội dung/chủ đề/ STT Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Tỉ lệ Tổng bài học TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL điểm Bài 1. Tự hào về 1c 1c 1 truyền thống quê 0.33 0.33 0.33 hương Bài 2. Quan tâm, 1c 1c 2c 2 0.66 cảm thông và chia sẻ 0.33 0.33 0.66 Bài 3. Học tập tự 3c 3c 3 1đ giác, tích cực 1đ 1đ 1c 1c 1c 2c 1c 4 Bài 4: Giữ chữ tín 3đ 0.33 1đ 0.33 0.66 2đ Bài 5: Bảo tồn di sản 2c 1c 1c 3c 1c 5 3đ văn hóa 0.66 0.33 1đ 1đ 2đ Bài 6: Ứng phó với 1c 3c ½ ½ 4c 1c 6 tình huống căng 3đ 0.33 1đ 1đ 1đ 1.33 2đ thẳng Tổng 9 1 3 1 3 ½ ½ 15c 3c 10 đ Tỉ lệ % 30% 10% 10% 20% 10% 10% 10% 50 50 100 Tỉ lệ chung 40% 30% 20% 10% 50 50 100 3
  4. PHÒNG GD&ĐT HUYỆN PHÚ NINH TRƯỜNG THCS NGUYỄN HIỀN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I ; NĂM HỌC 2022 - 2023 Môn: GIÁO DỤC CÔNG DÂN - Lớp: 7 ; Thời gian: 45 phút Mã đề A I. Trắc nghiêm: (5 đ) Chọn một ý đúng cho mỗi câu sau đây. Câu 1: Những món quà quyên góp của người dân đến đồng bào miền Trung chịu thiệt hại về bão lũ là xuất phát từ truyền thống nào sau đây? A. Tương thân, tương ái. B. Đoàn kết, dũng cảm. C. Cần cù lao động. D. Yêu nước chống ngoại xâm. Câu 2: Câu thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây nói về sự chia sẻ? A. Ở hiền gặp lành. B. Ăn không ngồi rồi. C. Uống nước nhớ nguồn. D. Lá lành đùm lá rách. Câu 3: Câu tục ngữ, thành ngữ nào dưới đây nói đến sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ? A. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. B. Yêu nhau lắm, cắn nhau đau. C. Chị ngã em nâng. D. Yêu nên tốt, ghét nên xấu. Câu 4. Học tập tự giác, tích cực là: A. chủ động, nỗ lực học tập mỗi khi đến kì thi. B. chủ động thực hiện đầy đủ nhiệm vụ học tập. C. tập trung học tập khi có sự nhắc nhở của thầy, cô. D. chủ động, nỗ lực trong học tập để được bố mẹ thưởng tiền. Câu 5: Câu ca dao tục ngữ nào dưới đây nói lên tinh thần học tập tự giác tích cực? A. Kìa ai học sách thánh hiền/Lắng tai nghe lấy cho chuyên ân cần. B. Bầu ơi thương lấy bí cùng/Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn. C. Công cha như núi Thái Sơn/Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. D. Ai ơi bưng bát cơm đầy/Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần. Câu 6: Việc học tập tự giác, tích cực giúp chúng ta A. nắm giữ những chức vụ cao trong cộng đồng. B. có thêm kiến thức, mở rộng hiểu biết. C. đạt được mọi mục đích. D. thu được nhiều tiền. Câu 7: Biểu hiện nào dưới đây giữ chữ tín? A. Chỉ giữ đúng lời hứa với người lớn hơn mình. B. Giữ lời hứa với người biết tôn trọng mình. C. Coi trọng lời hứa trong mọi trường hợp. D. Giữ lời hứa và phải làm tròn trách nhiệm. Câu 8: Hành vi nào dưới đây không giữ chữ tín? A. Làm việc chu đáo, thận trọng. B. Làm việc gì cũng làm qua loa, đại khái. C. Luôn hoàn thành nhiệm vụ đúng hẹn. D. Luôn giữ đúng lời hứa với mọi người. Câu 9: Di sản văn hóa vật thể bao gồm? A. Di tích lịch sử - văn hóa và tài nguyên thiên nhiên. B. Danh lam thắng cảnh và tài nguyên thiên nhiên. C. Tài nguyên thiên nhiên và môi trường. D. Di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh. Câu 10: Những sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được gọi là: A. di tích lịch sử - văn hóa. B. di sản văn hóa vật thể. C. di sản văn hóa phi vật thể. D. danh lam thắng cảnh. Câu 11: Di sản nào sau đây là di sản văn hoá vật thể? A. Cồng chiêng Tây nguyên. B. Dân ca Quảng Nam. 4
  5. C. Phố cổ Hội An. D. Nhã nhạc cung đình Huế. Câu 12: Khi rơi vào trạng thái căng thẳng, chúng ta không nên làm gì sau đây? A. Luyện tập thể thao, hòa mình với thiên nhiên. B. Xác định phương pháp học tập khoa học, phù hợp. C. Chia sẻ, tâm sự với người thân và bạn bè xung quanh. D. Tách biệt với mọi người, không trò chuyện với bất kì ai. Câu 13: Khi bản thân rơi vào trạng thái căng thẳng, em sẽ lựa chọn cách làm nào sau đây để ứng phó? A. Thể dục, thể thao hoặc xem ti vi để giải trí. B. Âm thầm chịu đựng, không chia sẻ với bố mẹ. C. Ở trong phòng một mình, tách biệt mọi người. D. Nghĩ về những điều tiêu cực trước đó. Câu 14: Nhận định nào dưới đây không đúng khi bàn về vấn đề căng thẳng tâm lí? A. Là trạng thái con người cảm thấy khi phải chịu áp lực về thể chất, tinh thần. B. Áp lực học tập là một trong những nguyên nhân chủ quan dẫn đến căng thẳng tâm lí. C. Tâm lí căng thẳng gây ảnh hưởng tiêu cực đến thể chất và tinh thần của con người. D. Cách ứng phó tích cực khi gặp căng thẳng là: đối mặt và suy nghĩ tích cực. Câu 15: Khi thấy bạn thân của mình bị tâm lí căng thẳng về học tập. Em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào sau đây? A. Động viên bạn suy nghĩ tích cực để vượt qua. B. Làm bài cho bạn để bạn không phải căng thẳng. C. Kệ bạn, bạn thân - thân ai người ấy lo. D. Cho bạn chép bài khi đến giờ kiểm tra. II. Tự luận: (5 đ) Câu 1: (1 đ) Nêu hai biểu hiện giữ chữ tín của học sinh ? Câu 2: (2 đ) Địa phương nơi em sinh sống có di sản văn hóa nào? Em đã làm gì để bảo vệ di sản văn hóa đó? Câu 3: (2 đ) Gần đến kì kiếm tra, N thấy quá nhiều bài tập mà không có đủ thời gian để hoàn thành nên rất căng thẳng. Bạn thấy lo âu, đau đầu, mất ngủ. Tình trạng này kéo dài khiến cơ thể N bị suy nhược. a. Em hãy nêu ra biểu hiện nào cho thấy bạn N đang bị căng thẳng? b. Nguyên nhân gây căng thẳng cho các bạn là gì? Nêu hậu quả của việc căng thẳng đó. c. Theo em, N nên làm gì để thoát khỏi trường hợp căng thẳng đó? 5
  6. PHÒNG GD&ĐT HUYỆN PHÚ NINH TRƯỜNG THCS NGUYỄN HIỀN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I ; NĂM HỌC 2022 - 2023 Môn: GIÁO DỤC CÔNG DÂN - Lớp: 7 ; Thời gian: 45 phút Mã đề B I. Trắc nghiệm: (5 đ) Chọn một ý đúng cho mỗi câu sau đây. Câu 1: Việc học tập tự giác, tích cực giúp chúng ta A. nắm giữ những chức vụ cao trong cộng đồng. B. đạt được mọi mục đích. C. có thêm kiến thức, mở rộng hiểu biết. D. thu được nhiều tiền. Câu 2: Biểu hiện nào dưới đây giữ chữ tín? A. Giữ lời hứa và phải làm tròn trách nhiệm. B. Giữ lời hứa với người biết tôn trọng mình. C. Coi trọng lời hứa trong mọi trường hợp. D. Chỉ giữ đúng lời hứa với người lớn hơn mình. Câu 3: Hành vi nào dưới đây không giữ chữ tín? A. Làm việc chu đáo, thận trọng. B. Luôn giữ đúng lời hứa với mọi người. C. Luôn hoàn thành nhiệm vụ đúng hẹn. D. Làm việc gì cũng làm qua loa, đại khái. Câu 4: Di sản văn hóa vật thể bao gồm? A. Di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh. B. Danh lam thắng cảnh và tài nguyên thiên nhiên. C. Tài nguyên thiên nhiên và môi trường. D. Di tích lịch sử - văn hóa và tài nguyên thiên nhiên. Câu 5: Những sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được gọi là: A. di tích lịch sử - văn hóa. B. di sản văn hóa phi vật thể C. di sản văn hóa vật thể. D. danh lam thắng cảnh. Câu 6: Di sản nào sau đây là di sản văn hoá vật thể? A. Cồng chiêng Tây nguyên. B. Dân ca Quảng Nam. C. Nhã nhạc cung đình Huế. D. Phố cổ Hội An. Câu 7: Khi rơi vào trạng thái căng thẳng, chúng ta không nên làm gì sau đây? A. Luyện tập thể thao, hòa mình với thiên nhiên. B. Xác định phương pháp học tập khoa học, phù hợp. C. Tách biệt với mọi người, không trò chuyện với bất kì ai. D. Chia sẻ, tâm sự với người thân và bạn bè xung quanh. Câu 8: Khi bản thân rơi vào trạng thái căng thẳng, em sẽ lựa chọn cách làm nào sau đây để ứng phó? A. Ở trong phòng một mình, tách biệt mọi người. B. Âm thầm chịu đựng, không chia sẻ với bố mẹ. C. Thể dục, thể thao hoặc xem ti vi để giải trí. D. Nghĩ về những điều tiêu cực trước đó. Câu 9: Nhận định nào dưới đây không đúng khi bàn về vấn đề căng thẳng tâm lí? A. Áp lực học tập là một trong những nguyên nhân chủ quan dẫn đến căng thẳng tâm lí. B. Là trạng thái con người cảm thấy khi phải chịu áp lực về thể chất, tinh thần. C. Tâm lí căng thẳng gây ảnh hưởng tiêu cực đến thể chất và tinh thần của con người. D. Cách ứng phó tích cực khi gặp căng thẳng là: đối mặt và suy nghĩ tích cực. Câu 10: Khi thấy bạn thân của mình bị tâm lí căng thẳng về học tập. Em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào sau đây? A. Làm bài cho bạn để bạn không phải căng thẳng. 6
  7. B. Động viên bạn suy nghĩ tích cực để vượt qua. C. Kệ bạn, bạn thân - thân ai người ấy lo. D. Cho bạn chép bài khi đến giờ kiểm tra. Câu 11: Những món quà quyên góp của người dân đến đồng bào miền Trung chịu thiệt hại về bão lũ là xuất phát từ truyền thống nào sau đây? A. Yêu nước chống ngoại xâm. B. Đoàn kết, dũng cảm. C. Cần cù lao động. D. Tương thân, tương ái. Câu 12: Câu thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây nói về sự chia sẻ? A. Lá lành đùm lá rách. B. Ăn không ngồi rồi. C. Uống nước nhớ nguồn. D. Ở hiền gặp lành. Câu 13: Câu tục ngữ, thành ngữ nào dưới đây nói đến sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ? A. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. B. Chị ngã em nâng. C. Yêu nhau lắm, cắn nhau đau. D. Yêu nên tốt, ghét nên xấu. Câu 14. Học tập tự giác, tích cực là: A. chủ động, nỗ lực học tập mỗi khi đến kì thi. B. tập trung học tập khi có sự nhắc nhở của thầy, cô. C. chủ động thực hiện đầy đủ nhiệm vụ học tập. D. chủ động, nỗ lực trong học tập để được bố mẹ thưởng tiền. Câu 15: Câu ca dao tục ngữ nào dưới đây nói lên tinh thần học tập tự giác tích cực? A. Ai ơi bưng bát cơm đầy/Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần. B. Bầu ơi thương lấy bí cùng/Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn. C. Công cha như núi Thái Sơn/Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. D. Kìa ai học sách thánh hiền/Lắng tai nghe lấy cho chuyên ân cần. II. Tự luận: (5 đ) Câu 1: (1 đ) Nêu hai biểu hiện giữ chữ tín của học sinh ? Câu 2: (2 đ) Địa phương nơi em sinh sống có di sản văn hóa nào? Em đã làm gì để bảo vệ di sản văn hóa đó? Câu 3: (2 đ) Gần đến kì kiếm tra, N thấy quá nhiều bài tập mà không có đủ thời gian để hoàn thành nên rất căng thẳng. Bạn thấy lo âu, đau đầu, mất ngủ. Tình trạng này kéo dài khiến cơ thể N bị suy nhược. a. Em hãy nêu ra biểu hiện nào cho thấy bạn N đang bị căng thẳng? b. Nguyên nhân gây căng thẳng cho các bạn là gì? Nêu hậu quả của việc căng thẳng đó. c. Theo em, N nên làm gì để thoát khỏi trường hợp căng thẳng đó? 7
  8. VI. ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM MÃ ĐỀ A I. TRẮC NGHIỆM: (5đ) Mỗi câu đúng 0,33đ. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Trả A D C B A B D B D C C D A B A lời II. TỰ LUẬN (5 đ) Câu Nội dung Điểm 1 HS nêu đúng biểu hiện gữ chữ tín. Mối biểu biện 0.5 đ 1 điểm (1điểm) 2 Lưu ý: Học sinh căn cứ vào những di sản văn hóa của địa (2điểm) phương để trả lời. 1 điểm - Để bảo vệ các di sản văn hóa đó, em đã làm: + Đi tham quan, tìm hiểu về các di sản văn hóa. + Không vứt rác bừa bãi khi tham quan các di sản văn hóa. 1 điểm + Tham gia làm tình nguyện quét dọn trong chùa. + Làm hướng dẫn viên du lịch cho các du khách trong và ngoài nước đến tham quan các di sản văn hóa. 3 a. Biểu hiện cho thấy N bị căng thẳng: N lo âu, đau đầu, mất 0.5 điểm (2 điểm) ngủ. b. Nguyên nhân gây căng thẳng : gần đến kì kiếm tra, N thấy 0.5 điểm quá nhiều bài tập mà không có đủ thời gian để hoàn thành. 0.5 điểm - Hậu quả: cơ thể N bị suy nhược. 0.5 điểm c. Theo em, N nên thư giãn bản thân bằng việc chạy bộ, đi bộ, hít thở sâu, suy nghĩ tích cực, …. Mã đề: B 1. Trắc nghiêm: (5 đ) mỗi câu đúng 0,33 đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Trả C A D A B D C C A B D A B C D lời 2 Tự luân: (5 đ) Như đề A 8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2