intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2022-2023 - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2022-2023 - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi” sau đây sẽ giúp bạn đọc nắm bắt được cấu trúc đề thi, từ đó có kế hoạch ôn tập và củng cố kiến thức một cách bài bản hơn, chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2022-2023 - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi

  1. TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TRỖI Họ và tên: BÀI KIỂM TRA CUỐI HKI MÔN GDCD Lớp:7/ Năm học:2022-2023 ĐỀ A I.TRẮC NGHIỆM: (5đ) Chọn một ý đúng cho mỗi câu sau ghi vào khung bài làm. Câu 1. Nội dung nào dưới đây không thuộc về truyền thống quê hương? A. Làn điệu dân ca.B. Trang phục truyền thống. C. Những câu truyện cổ dân gian.D. Các bộ phim khoa học viễn tưởng. Câu 2. Hành động nào sau đây thể hiện sự quan tâm, chia sẻ và cảm thông? A. Anh K chỉ kết bạn và chơi thân với các bạn có hoàn cảnh giống mình. B. Lôi kéo, tập hợp một số bạn bè, người thân để chống lại người khác. C. Người dân cả nước cứu trợ hàng hóa cho bà con ở vùng bị lũ lụt. D. Cả lớp cùng thảo luận sôi nổi trong giờ kiểm tra viết môn Toán. Câu 3. Hoạt động “Hiến máu cứu người” là một trong những biểu hiện của sự A. đoàn kết, yêu nước, nhân đạo.B. quan tâm, cảm thông và chia sẻ. C. dũng cảm, bất khuất, kiên cường.D. hào sảng, đoàn kết và hiếu học. Câu 4. Học tập tự giác, tích cực là chủ động, cố gắng thực hiện tốt nhiệm vụ học tập mà không cần ai A. động viên.B. nhắc nhở.C. chỉ bảo.D. hướng dẫn. Câu 5. Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của việc học tập tự giác, tích cực? A. Chép bài của bạn trong giờ kiểm tra. B. Luôn cố gắng vượt khó, kiên trì học tập. C. Có mục đích và động cơ học tập đúng đắn. D. Xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập cụ thể. Câu 6. Học tập tự giác, tích cực là A. chủ động, nỗ lực học tập mỗi khi đến kì thi. B. chủ động thực hiện đầy đủ nhiệm vụ học tập. C. tập trung học tập khi có sự nhắc nhở của thầy, cô. D. chủ động, nỗ lực trong học tập để được bố mẹ thưởng tiền. Câu 7.Giữ chữ tín là A. biết giữ lời hứa.B. tin tưởng lời người khác nói tuyệt đối. C. không trọng lời nói của nhau.D. không tin tưởng nhau. Câu 8. Điều nào dưới đây không phải là ý nghĩa của việc giữ chữ tín? A. Người giữ chữ tín sẽ có được niềm tin từ người khác. B. Khi giữ chữ tín sẽ nhận được sự hợp tác tích cực từ người khác. C. Việc giữ chữ tín sẽ xây dựng được tinh thần đoàn kết với mọi người. D. Giữ chữ tín sẽ làm cuộc sống bị bó buộc theo khuôn mẫu. Câu 9: Di sản văn hóa vật thể bao gồm? A. Di tích lịch sử - văn hóa và tài nguyên thiên nhiên. B. Danh lam thắng cảnh và tài nguyên thiên nhiên. C. Tài nguyên thiên nhiên và môi trường. D. Di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh. Câu 10: Những sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được gọi là: A. di tích lịch sử - văn hóa. B. di sản văn hóa vật thể. C. di sản văn hóa phi vật thể. D. danh lam thắng cảnh.
  2. TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TRỖI Câu 11. Theo em, chúng ta cần làm gì khi phát hiện nhóm người có hành vi phá hoại khu di tích? A. Báo cho cơ quan chức năng, ban quản lí khu di tích. B. Mặc kệ không quan tâm. C. Tham gia cùng những người đó. D. Quay video đăng lên mạng mà không báo cáo ban quản lí khu di tích. Câu 12. Khi thấy bạn thân của mình bị tâm lí căng thẳng về học tập. Em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào sau đây? A. Động viên bạn suy nghĩ tích cực sẽ vượt qua được mọi khó khăn. B. Làm bài cho bạn để bạn không phải căng thẳng. C. Kệ bạn, bạn thân - thân ai người ấy lo. D. Cho bạn chép bài khi đến giờ kiểm tra. Câu 13: M đang là học sinh cuối cấp, áp lực thi cử thi vào trường công lập khiến M cảm thấy mệt mỏi, chán nản, dễ cáu gắt, nhiều lần M bỏ trốn tiết đi chơi để giải tỏa căng thẳng. Nếu là bạn của M, em sẽ làm gì? A. Nói chuyện M trốn học với bố mẹ M. B. Mặc kệ không quan tâm vì không liên quan C. Nói chuyện, chia sẻ và động viên M cố gắng đi học đầy đủ. D. Nói xấu M trước mặt bạn bè. Câu 14: Khi bản thân rơi vào trạng thái căng thẳng, em sẽ lựa chọn cách làm nào sau đây để ứng phó? A. Thể dục, thể thao hoặc xem ti vi để giải trí. B. Âm thầm chịu đựng, không chia sẻ với bố mẹ. C. Ở trong phòng một mình, tách biệt mọi người. D. Nghĩ về những điều tiêu cực trước đó. Câu 15. Căng thẳng tâm lí là tình trạng mà con người cảm thấy phải chịu áp lực về: A. Bạn bè. B. Tiền bạc.C. Gia đình.D. Thể chất và tinh thần. II. TỰ LUẬN: (5 đ) Câu 1:(1đ) Nêu các biểu hiện giữ chữ tín? Câu 2: (2đ) Vì sao phải bảo tồn di sản văn hóa? Học sinh cần làm gì để bảo vệ di sản văn hóa ? Câu 3:Tình huống (2đ) Gần đến kì kiếm tra, N thấy quá nhiều bài tập mà không có đủ thời gian để hoàn thành nên rất căng thẳng. Bạn thấy lo âu, đau đầu, mất ngủ. Tình trạng này kéo dài khiến cơ thể N bị suy nhược. a. Em hãy nêu ra biểu hiện nào cho thấy bạn N đang bị căng thẳng? b. Nguyên nhân gây căng thẳng cho các bạn là gì? Nêu hậu quả của việc căng thẳng đó. c. Theo em, N nên làm gì để thoát khỏi trường hợp căng thẳng đó? BÀI LÀM: I/ TRẮC NGHIÊM: (5 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Trả . lời
  3. TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TRỖI Họ và tên: BÀI KIỂM TRA CUỐI HKI MÔN GDCD Lớp:7/ Năm học:2022-2023 ĐỀ B I.TRẮC NGHIỆM: (5đ) Chọn một ý đúng cho mỗi câu sau ghi vào khung bài làm. Câu 1. “Những giá trị vật chất, tinh thần mà người dân ở một vùng đất cụ thể tạo ra và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác” là nội dung của khái niệm nào sau đây? A. Truyền thống quê hương.B. Phong tục tập quán. C. Trryền thống gia đình.D. Nét đẹp bản địa. Câu 2.Hành động nào không phải là biểu hiện của quan tâm, chia sẻ? A. Quyên góp quần áo cho học sinh vùng cao. B. Gặt lúa giúp gia đình người già. C. Tặng chăn ấm cho gia đình nghèo trong thôn. D. Cười đùa, trêu chọc người kém may mắn Câu 3: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ? A. Giúp con người có động lực vượt qua những khó khăn, thử thách. B. Giúp cuộc sống tràn ngập tình yêu thương, niềm vui và hạnh phúc. C. Người biết cảm thông, chia sẻ luôn bị người khác lợi dụng, chèn ép. D. Khiến cho các mối quan hệ sẽ trở nên tốt đẹp và bền vững hơn. Câu 4: Tự giác là...làm việc, học tập, không cần ai nhắc nhở, giám sát, không do áp lực bên ngoài. A. Chủ động.B. Tự ý thức.C. Tự nhận thức.D. Tích cực. Câu 5. Nội dung nào dưới đây không phải là biểu hiện của học tập tự giác, tích cực? A. Lập thời gian biểu khoa học, hợp lí.B. Quyết tâm thực hiện các mục tiêu học tập. C. Xác định đúng mục tiêu học tập.D. Luôn luôn chờ đợi vào sự giúp đỡ. Câu 6: Tích cực, tự giác là: A.Thích thì làm, không thích thì nghỉ. B. Giúp con người có động lực vượt qua những khó khăn, thử thách. C. Chỉ làm khi có người giám sát. D. Lười biếng, đùn đẩy việc cho người khác. Câu 7: Coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa và tin tưởng nhau được gọi là? A. Liêm khiết.B. Công bằng.C. Lẽ phải. D. Giữ chữ tín.
  4. TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TRỖI Câu 8: Điền vào chỗ trống: “Việc giữ chữ tín giúp chúng ta có thêm. ...” A. Ý chí, nghị lực và tự hoàn thiện bản thân. B. Kiến thức, mở rộng hiểu biết. C. Được mọi người yêu quý, kính nể và dễ dàng hợp tác với nhau,... D. Sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ đối với người khác. Câu 9: Di sản văn hóa là gì? A. Là kết tinh từ kinh nghiệm lao động sáng tạp mà ông cha ta đã dày công tạo dựng, là sự nhắc nhở con cháu về cội nguồn dân tộc. B. Là những đức tính, tập quán, tư tưởng và lối sống được hình thành trong đời sống và được xã hội công nhận. C. Là sự sáng tạo trong mọi hoạt động để tạo ra các sản phẩm chứa đựng những giá trị tinh thần, văn hóa... D. Là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học. Câu 10: Đâu là di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam? A. Quần thể danh thắng Tràng An.B. Nhã nhạc cung đình Huế. C. Nhạc tế lễ Tông miếu.D. Chùa Hương. Câu 11: Những câu ca dao, tục ngữ nào nói về di sản văn hoá của Việt Nam? A. Có công mài sắt, có ngày nên kim. B. Bán anh em xa, mua láng giềng gần. C. Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng mười tháng Ba. D. Ăn ngay nói thật, mọi tật mọi lành. Câu 12: Tình huống nào khiến em bị căng thẳng? A. Cùng bạn bè đi chơi xa. B. Làm bài kiểm tra khi chưa ôn bài. C. Đi du lịch cùng gia đình hoặc bạn bè. D. Tham gia các hoạt động ngoại khóa cùng câu lạc bộ. Câu 13: Gia đình T có hoàn cảnh khó khăn trong xã. T thường xuyên không tham gia các hoạt động ngoại khóa, các buổi đi chơi cùng các bạn được. Đó là lí do, Y thường xuyên bị bạn bè cô lập, bắt nạt. Mỗi lần như vậy, em khóc rất nhiều nhưng không chia sẻ được với ai. Lâu dần, T cảm thấy lo lắng khi tiếp xúc cùng người khác, em sẽ bị căng thẳng đến mức nói lắp không thành câu. Nếu là bạn của T, em sẽ làm gì? A. Thường xuyên động viên, trò chuyện, giúp đỡ T. Đồng thời, nhắc nhở các bạn khác không nên có hành vi ứng xử thiếu tôn trọng với T nếu không sẽ báo giáo viên. B. Mặc kệ không quan tâm. C. Thường xuyên nói chuyện với T nhiều hơn để bạn bớt cô đơn khi ở trường. D. Tham gia cùng các bạn khác bắt nạt T. Câu 14: D thường xuyên bị căng thẳng trước giờ đi thi dù ôn bài rất kỹ. Nếu là D, em sẽ làm gì để bớt căng thẳng? A. Không nghĩ gì hết, mặc kệ. B. Đọc lại thật nhiều lần bài học. C. Chơi game cho thư dãn đầu óc. D. Coi nó như một bài kiểm tra bình thường mình vẫn làm. Câu 15: Khi bị căng thẳng em nên làm gì? A. Học tập thật tốt.B. Nghỉ ngơi, thư giãn.
  5. TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TRỖI C. Tiếp tục làm việc.D. Mắng chửi người khác. II. TỰ LUẬN: (5đ) Câu 1:(1đ) Nêu các biểu hiện giữ chữ tín? Câu 2: (2đ) Vì sao phải bảo tồn di sản văn hóa? Học sinh cần làm gì để bảo vệ di sản văn hóa ? Câu 3.Tình huống:A là học sinh giỏi của lớp, P là một học sinh trung bình, lại thường quậy phá, trốn học. Kì thi gần tới, P cùng nhóm bạn xấu đã lập hội đe doạ, muốn A phải cho mình chép bài và chuyển đáp án cho cả nhóm. A cảm thấy rất căng thẳng. Bạn không thể tập trung học được, thường giật mình lúc ngủ, mỗi khi đến trường lại bị đổ mồ hôi tay và trán. Cuối cùng, A đã tìm đến phòng tư vấn tâm lí học đường của trường để được hỗ trợ giải toả tâm lí và tìm ra giải pháp phù hợp, an toàn nhất. a)Hãy cho biết nguyên nhân dẫn đến căng thẳng và những biểu hiện của A khi bị căng thẳng tâm lí. b) Trong tình huống trên, bạn A đã ứng phó với tâm lí căng thẳng ra sao? Nhận xét của em về cách ứng phó của bạn A. BÀI LÀM: I/ TRẮC NGHIÊM: (5 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Trả . lời
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2