intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Phù Đổng, Duy Xuyên

Chia sẻ: Hoangnhanduc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập thật tốt trong kì thi sắp tới. TaiLieu.VN xin gửi đến các bạn ‘Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Phù Đổng, Duy Xuyên’. Vận dụng kiến thức và kỹ năng của bản thân để thử sức mình với đề thi nhé! Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Phù Đổng, Duy Xuyên

  1. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I MÔN GDCD 7 NĂM HỌC 2023-2024 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1.Về mục tiêu: - Nhằm kiểm tra kiến thức HS đạt được trong các bài ở học kỳ I lớp 7; học sinh biết được khả năng học tập của mình so với yêu cầu của chương trình - Giúp GV nắm được tình hình học tập của lớp mình, trên cơ sở đó đánh giá đúng quá trình dạy học, từ đó có kế hoạch điều chỉnh phương pháp và hình thức tổ chức dạy học cho phù hợp để không ngừng nâng cao hiệu quả về phương pháp, hình thức tổ chức dạy học. -Vận dụng được các kiến thức đã học vào trong cuộc sống.Từ đó rút ra được bài học cho bản thân. - Rèn luyện được kĩ năng khi xem xét, đánh giá được các hành vi và chuẩn mực đạo đức của bản thân, của người khác, - HS có thái độ học tập đúng và điều chỉnh qúa trình học tập của mình. 2. Năng lực: - Năng lực chung: + Tự chủ và tự học để bổ sung kịp thời các kiến thức cơ bản phục vụ việc kiểm tra đánh giá. Biết lập kế hoạch tự học tự tìm kiếm kiến thức trong sách vở, thông qua sách báo và các nguồn tư liệu khác nhau để hoàn thành kế hoạch học tập và đạt kết quả cao nhất trong bài kiểm tra + Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm để thực hiện các nhiệm vụ được phân công. + Giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua việc chủ động xây dựng những kế hoạch ôn tập hiệu quả để hoàn thành nhiệm vụ đặt ra. - Năng lực đặc thù: Năng lực điều chỉnh hành vi: Nhận biết được những giá trị truyền thống tốt đẹp của quê hương, dòng họ, của các chuẩn mực đạo đức như quan tâm chia sẻ, rèn luyện kỹ năng tự giác và tích cực học tập của bản thân. Năng lực phát triển bản thân: Tự nhận thức bản thân và thực hiện kế hoạch hoàn thiện bản thân nhằm phát huy những giá trị của quê hương, bồi đắp tình cảm đạo đức tốt đẹp trong mối quan hệ với người khác biết xây dựng chữ tín, bảo tồn di sản văn hoá và điều chỉnh hành vi phù hợp khi rơi vào tâm lí căng thẳng. 3. Phẩm chất: Thông qua việc giảng dạy sẽ góp phần hình thành, phát triển cho học sinh các phẩm chất như: Trung thực: Thực hiện tốt nhiệm vụ học tập hoàn thành có chất lượng bài kiểm tra giữa kỳ để đạt kết cao Trách nhiệm: Có trách nhiệm với bản thân, xã hội, tích cực, chủ động để hoàn thành được nhiệm vụ học tập của bản thân. Chăm chỉ: Chăm chỉ học tập, rèn luyện, tích cực áp dụng những kiến thức đã học vào đời sống. Tích cực ôn tập và củng cố kiến thức để đạt kết quả cao trong bài kiểm tra.
  2. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA - Hình thức: Trắc nghiệm (50%) kết hợp tự luận (50%). - Cách tổ chức kiểm tra: HS làm bài kiểm tra trong 45 phút. 1. Ma trận đề kiểm tra cuối học kì I lớp 7 Mức độ nhận thức Tổng Mạch nội TT Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Số câu dung Tổng điểm TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL 1 Tự hào về truyền 1 câu 1 câu 2 câu 0,67 thống quê hương 2 Quan tâm cảm thông, 1 câu 1 câu 2 câu 0,67 chia sẻ 3 Học tập tự giác, tích 1 câu 1 câu 0,33 cực 4 Giữ chữ tín Giáo dục 3 câu 1 câu 3 câu 1 câu 3,0 5 đạo đức Bảo tồn di sản văn 3 câu 1câu 1 câu 4 câu 1 câu 2,33 hóa 6 Giáo dục kĩ Ứng phó với tâm lí 3 3 câu 1 câu 1 câu 3,0 năng sống căng thẳng câu Tổng 12 3 1 1 1 15 3 10 Điểm 4,0 1,0 2,0 2,0 1,0 5,0 5,0 Tỉ lệ% 40% 30% 20% 10% 50% 50% 100% Tỉ lệ chung 70% 30%
  3. 2. Bảng đặc tả đề kiểm tra cuối học kì I TT Mạch nội Nội dung Mức độ đánh giá Số câu hỏi theo mức độ nhận thưccs dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao 1 Giáo dục 1. Tự hào về Nhận biết: đạo đức truyền thống - Nêu được truyền thống văn hóa của quê hương 1 TN 1 TN quê hương Thông hiểu - Xác định được truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm 2. Quan tâm Nhận biết: cảm thông, chia - Nêu được những biểu hiện của sự quan tâm, 1 TN 1 TN sẻ cảm thông và chia sẻ với người khác Thông hiểu: - Giải thích được vì sao mọi người phải quan tâm, cảm thông và chia sẻ với nhau. 3. Học tập tự Nhận biết: giác, tích cực - Nêu được các biểu hiện của học tập tự giác, tích cực. 1 TN 4. Giữ chữ tín Nhận biết: - Trình bàyđược chữ tín là gì. - Nêu được biểu hiện của giữ chữ tín. Vận dụng: 3TN 1 TL
  4. - Phê phán những người không biết giữ chữ tín 5. Bảo tồn di sản Nhận biết: văn hóa - Nêu được khái niệm di sản văn hóa. - Liệt kê được một số loại di sản văn hóa của Việt Nam. - Nêu được quy định cơ bản của pháp luật về 3 TN 1 TN 1 TL quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với việc bảo vệ di sản văn hóa. - Liệt kê được các hành vi vi phạm pháp luật về bảo tồn di sản văn hóa và cách đấu tranh, ngăn chặn các hành vi đó. Thông hiểu: - Giải thích được ý nghĩa của di sản văn hóa đối với con người và xã hội. - Trình bày được trách nhiệm của học sinh trong việc bảo tồn di sản văn hóa. Vận dụng cao: Thực hiện được một số việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để bảo vệ di sản văn hóa. 6. Ứng phó với Nhận biết: tâm lí căng - Nêu được các tình huống thường gây căng thẳng thẳng. 3 TN 1 TL - Nêu được biểu hiện của cơ thể khi bị căng thẳng. Thông hiểu: - Xác định được nguyên nhân và ảnh hưởng của tâm lí căng thẳng.
  5. Tổng 12 TN 3TN, 1 TL 1TL 1TL Tỉ lệ % 40% 30% 20% 10% Tỉ lệ chung 70% 30%
  6. UBND HUYỆN DUY XUYÊN KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2023 -2024 TRƯỜNG THCS PHÙ ĐỔNG Môn: GIÁO DỤC CÔNG DÂN - Lớp 7 Thời gian làm bài: 45 phút ĐỀ CHÍNH THỨC I. TRẮC NGHIỆM (5.0 điểm) Chọn phương án trả lời đúng (A hoặc B, C, D) trong các câu sau, rồi ghi vào giấy làm bài. Câu 1. Câu “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh” thể hiện truyền thống nào của quê hương hương ta? A. Truyền thống lao động. B. Truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm. C. Truyền thống hiếu học. D. Truyền thống nghệ thuật. Câu 2. Trong tình huống dưới đây, tình huống nào không tạo căng thẳng cho con người? A. Bạn bè xa lánh. B. Bị bố mẹ áp đặt, ngăn cấm. C. Bị ốm đau, bệnh tật, tai nạn. D. Được khen thưởng. Câu 3. Hoạt động: Tặng sách cho trẻ em vùng cao là một trong những biểu hiện của sự: A. Hiếu học và tôn sư trọng đạo. B. Dũng cảm, bất khuất, kiên cường. C. Quan tâm, cảm thông, chia sẻ. D. Hiếu thảo, đoàn kết và dũng cảm. Câu 4. “Mì quảng” là món ăn truyền thống ở đâu? A. Quảng Nam B. Tây Nguyên C. Sài Gòn D. Hà Nội Câu 5. Người biết quan tâm, cảm thông, chia sẻ sẽ nhận được A. sự yêu quý, tôn trọng của mọi người. B. tiền bạc, của cải từ người khác. C. sự khinh thường của mọi người. D. thù ghét, chê bai từ một số người. Câu 6. Muốn trở thành một người biết giữ chữ tín, học sinh phải: A. Không phân biệt được hành vi giữ chữ tín và hành vi không giữ chữ tín. B. Tôn trọng mọi người. C. Chăm chỉ làm việc giúp đỡ ông bà, bố mẹ. D. Phải giữ lời hứa với người thân, thầy cô, bạn bè và người khác một cách có trách nhiệm. Câu 7. Câu ca dao, tục ngữ nào nói về di sản văn hoá của Việt Nam? A. Có công mài sắt, có ngày nên kim. B. Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng mười tháng Ba. C. Bán anh em xa, mua láng giềng gần. D. Ăn ngay nói thật, mọi tật mọi lành. Câu 8. Biểu hiện nào dưới đây thể hiện trái với tự giác, tích cực trong học tập? A. Mỗi khi có bài tập, F thường lên mạng tra lời giải sau đó chép vào vở. B. Mỗi khi có bài tập khó, Q sẽ quyết tâm nghiên cứu làm cho đến cùng.
  7. C. Trong giờ học T luôn tích cực xây dựng bài và làm bài cô giao. D. S dành thời gian mỗi ngày để đọc sách, mở mang tri thức. Câu 9. Chữ tín là..................của con người đối với nhau. A. lời hứa B. niềm tin C. trách nhiệm D. nhiệm vụ Câu 10. Di sản văn hóa vật thể bao gồm: A. Di tích lịch sử - văn hóa và tài nguyên thiên nhiên. B. Danh lam thắng cảnh và tài nguyên thiên nhiên. C. Tài nguyên thiên nhiên và môi trường. D. Di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh Câu 11. Câu ca dao “Nói chín thì phải làm mười/ Nói mười làm chín kẻ cười người chê” thể hiện đức tính nào sau đây? A. Tôn trọng người khác. B. Giữ chữ tín C. Tự trọng. D. Yêu thương con người Câu 12. Di sản văn hóa nào dưới đây là di sản văn hóa phi vật thể? A. Trống đồng Đông Sơn B. Nhã nhạc cung đình Huế. C. Bến Nhà Rồng. D. Khu di tích Thánh địa Mỹ Sơn. Câu 13. Nếu phát hiện trong vườn nhà có vật cổ không rõ nguồn gốc từ đâu em sẽ làm gì? A. Báo cho chính quyền địa phương. B. Mang đi bán. C. Lờ đi coi như không biết. D. Giấu không cho ai biết. Câu 14. Một trong những nguyên nhân gây căng thẳng tâm lí đến từ bản thân là? A. Suy nghĩ tiêu cực. B. Các mối quan hệ bạn bè. C. Áp lực từ học tập. D. Kỳ vọng của gia đình. Câu 15. Biểu hiện nào sau đây không phải là biểu hiện của tâm lí căng thẳng? A. Suy giảm trí nhớ. B. Vui vẻ, tự tin C. Không tập trung công việc. D. Tim đập nhanh, khó thở. II. TỰ LUẬN (5,0 điểm) Bài 1. (2,0 điểm) Bà N bán tạp hoá ngay gần nhà H. Vì ham lời nhiều, bà thường nhập thêm hàng không rõ nguồn gốc để đánh tráo với hàng thật, không quan tâm đến chất lượng, hàng hoá không giống như quảng cáo. Dựa vào mối quen biết tráo hàng, lừa dối khách hàng. Hỏi: Nếu em là H khi phát hiện hành vi của bà N em sẽ làm gì?
  8. Bài 2. (1,0 điểm) Tình huống: Cuối tuần lớp 7 được tham quan và học tập ở bảo tàng Văn hóa Sa Huỳnh - Chăm Pa. Cả lớp hào hứng và được cô hướng dẫn viên giới thiệu rất tỉ mỉ về từng hiện vật giúp các em hiểu thêm về lịch sử văn hoá của người Chăm. Tuy nhiên, một số bạn không tập trung nghe cô nói mà tự ý tách đoàn để đi chụp ảnh, chạy nhảy, ồn ào. Hỏi: Em có đồng tình về việc làm của một số bạn trong tình huống trên không? Nếu là em, em sẽ khuyên các bạn điều gì để góp phần bảo vệ di sản văn hoá? Bài 3. (2,0 điểm) Bố mẹ K kỳ vọng vào bạn rất cao. Nên ngoài học trên trường bạn phải đi học kèm nhiều môn. Không cho bạn giao lưu với bạn bè. K thì lại rụt rẻ, không tự tin vào chính mình. Khi sắp tới kì kiểm tra mà bài tập quá nhiều, không có đủ thời gian để hoàn thành, bản thân rơi vào trầm tư, lo âu, rất mệt mỏi, mất ngủ, hay đau đầu. a) Theo em, bạn K đang gặp vấn đề gì về tâm lí? Biểu hiện của nó là gì? b) Nguyên nhân do đâu dấn đến vấn đề tâm lý đó? UBND HUYỆN DUY XUYÊN KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2023 -2024 TRƯỜNG THCS PHÙ ĐỔNG ĐÁP ÁN & HƯỚNG DẪN CHẤM Môn: GIÁO DỤC CÔNG DÂN - Lớp 7 I. TRẮC NGHIỆM (5.0 điểm) Đúng 3 câu là 1đ, 2 câu 0,7đ, 1 câu 0,3 đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án B D C A A D B A B D B B A A B II. TỰ LUẬN (5.0 điểm) Câu Yêu cầu cần đạt Điểm Câu 1 - Phê phán hành vi của bà N. 2,0 điểm (2.0 điểm) - Hành vi của bà N đã lợi dụng lòng tin của mọi người dành cho mình để chuộc lợi, gây mất niềm tin của người tiêu dùng. Không nhận được sự tin tưởng và tôn trọng của mọi người, đồng thời khó xây dựng mối quan hệ bền chặt với người thân và đối tác. (Tuỳ vào câu trả lời của học sinh, mang ý biết phê phán hành vi của bà H) Câu 2 - Không đồng tình với một số bạn trong tình hương trên 0,25điểm (1.0 điểm) Nếu là em, em sẽ khuyên các bạn: 0,75 - Nên lắng nghe, tìm hiểu về các di vật điểm - Không tách đoàn, gây mất trật tự - Không nên có những hành vi gây rối, thiếu tôn trọng, có thể sẽ gây ra đỗ vỡ di vật
  9. (Học sinh làm ý khác vẫn được điểm tối đa) ... Câu 3 a)- K đang rơi vào tình trạng tâm lí căng thẳng. 1,0 điểm (2.0 điểm) - Biểu hiện bản thân rơi vào trầm tư, lo âu, rất mệt mỏi, mất ngủ, hay đau đầu. b)- Nguyên nhân: do sự kỳ vọng của bố mẹ, bài học, khối 1,0 điểm lượng kiến thức nhiều, ít thời gian học. + Do bản thân rụt rè, thiếu tự tin
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2