intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2023-2024 - Trường TH&THCS Nguyễn Du, Tiên Phước

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:3

6
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc ôn tập và hệ thống kiến thức với ‘Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2023-2024 - Trường TH&THCS Nguyễn Du, Tiên Phước’ được chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn nắm vững các phương pháp giải bài tập hiệu quả và rèn luyện kỹ năng giải đề thi nhanh và chính xác để chuẩn bị tốt nhất cho kì thi sắp diễn ra. Cùng tham khảo và tải về đề thi này ngay bạn nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2023-2024 - Trường TH&THCS Nguyễn Du, Tiên Phước

  1. Trường TH&THCS KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I, NĂM HỌC 2023 - 2024 Nguyễn Du MÔN: CÔNG DÂN - Lớp: 7 Họ và tên:…. ………………….......... ... Lớp: 7 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐIỂM: NHẬN XÉT CỦA THẦY CÔ ĐỀ BÀI VÀ PHẦN LÀM BÀI A. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái (A hoặc B, C, D) đứng đầu ý trả lời đúng trong các câu sau. Câu 1. “Hò Ba lý” là một làn điệu dân ca của khu vực nào ở Việt Nam? A. Nam bộ B. Thanh Hóa. C. Quảng Nam. D. Tây Bắc. Câu 2. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng về truyền thống tốt đẹp quê hương? A. Tinh thần đoàn kết. B. Hà tiện, ích kỉ. C. Yêu thương con người D. Cần cù lao động. Câu 3. Một trong những Lễ hội truyền thống của người dân huyện Tiên Phước (Quảng Nam) là A. Lễ hội Cầu Ngư. B. Lễ hội Mùa hoa Sưa. C. Hội Làng Lộc Yên. D. Lễ hội Cồng chiêng. Câu 4. Chị N sau khi học Đại học đã về quê để phát triển nghề làm đồ thủ công từ Mo cau của quê hương, sau nhiều năm cơ sở sản xuất đồ thủ công của Chị N đã được mở rộng, sản phẩm đồ thủ công của gia đình chị đã được tiêu thụ ở nhiều nơi và giải quyết việc làm cho nhiều người dân địa phương. Trường hợp này cho thấy chị N là người như thế nào? A. Biết giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương. B. Không biết giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương. C. Không biết bắt kịp kinh tế thời đại mới. D. Chưa có tầm nhìn xa về việc kinh doanh. Câu 5. Hành động nào dưới đây thể hiện sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ? A. Giúp đỡ người khác khi thấy việc đó đem lại lợi ích cho bản thân. B. Tỏ thái độ thờ ơ trước khó khăn, mất mát, nỗi đau của người khác. C. Khích lệ, động viên, an ủi khi bạn bè, người thân khi gặp khó khăn. D. Lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của người khác để trục lợi cho bản thân. Câu 6. Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ? A. Thường xuyên hỏi thăm sức khỏe người thân. B. Giúp đỡ bố mẹ một số công việc trong gia đình. C. Thương cảm trước nỗi đau của người khác. D. Bao che khuyết điểm cho bạn. Câu 7. Người biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ sẽ A. chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống. B. nhận được sự yêu quý của mọi người. C. luôn bị người khác lợi dụng, dụ dỗ. D. có tiền đồ và tương lai sáng lạn hơn. Câu 8. Để cảm thông, quan tâm, chia sẻ với người khác mỗi chúng ta không nên làm điều gì sau đây? A. Luôn mở lòng để trao những quan tâm, chia sẻ đến mọi người. B. Phê phán thói ích kỉ, thờ ơ trước khó khăn, mất mát của người khác. C. Luôn đặt lợi ích của bản thân lên trên hết. D. Quan sát, lắng nghe, đặt mình vào vị trí của người khác, sẵn sàng giúp đỡ họ. Câu 9. Biểu hiện nào sau đây thể hiện học tập tự giác, tích cực? A. Luôn để bố mẹ gọi dậy đi học. B. Trước giờ đi học mới soạn sách, vở. C. Luôn cố gắng, vượt khó, kiên trì trong học tập. D. Trong giờ kiểm tra, nhìn bài bạn để đạt được điểm cao. Trang 1/2
  2. Câu 10. Trong các tình huống dưới đây, tình huống nào thể hiện học tập tự giác, tích cực? A. Đến giờ học bài N phải để bố mẹ nhắc nhở mới chịu học. B. Gần đến ngày kiểm tra cuối kì I E mới bắt đầu ôn bài. C. Trên lớp M không chịu thảo luận nhóm vì cho rằng đi học thêm là đủ kiến thức rồi. D. Sau giờ học H vẫn đến thư viện để tìm thêm tài liệu học tập. Câu 11. Học tập tự giác, tích cực, giúp ta A. không ngừng tiến bộ, đạt kết quả cao trong học tập. B. nhận được nhiều quyền lợi, tiền bạc hơn. C. có cơ hội đi du lịch nhiều nơi trên thế giới. D. có cơ hội được gặp gỡ người nổi tiếng. Câu 12. Học tập tự giác, tích cực giúp chúng ta rèn luyện được đức tính nào sau đây? A. Tự lập, siêng năng, kiên trì. B. Yêu thương con người. C. Quan tâm, cảm thông và chia sẻ. D. Khoan dung. Câu 13. Chữ tín là A. giữ gìn niềm tin của mọi người đối với mình. B. yêu thương, tôn trọng mọi người. C. mặc kệ không quan tâm đến ý kiến của người khác. D. niềm tin của con người đối với nhau. Câu 14. Biểu hiện của giữ chữ tín là A. đến trễ so với thời gian đã hẹn. B. thiếu tin tưởng nhau. C. thống nhất giữa lời nói và việc làm. D. nói một đằng làm một nẻo. Câu 15. Câu ca dao “Nói lời phải giữ lấy lời, đừng như con bướm đậu rồi lại bay” nói đến điều gì? A. Tình yêu thương con người. B. Giữ chữ tín. C. Học tập tích cực, tự giác. D. Sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ. Câu 16. Em không đồng tình với ý kiến nào dưới đây khi bàn về việc giữ chữ tín? A. Làm tốt công việc đã cam kết chính là giữ chữ tín. B. Để giữ chữ tín cần phải thực hiện lời hứa trong bất kì hoàn cảnh nào. C. Người thất tín có thể được lợi trước mắt nhưng chịu thiệt thòi lâu dài. D. Chỉ người lớn tuổi mới cần giữ chữ tín, trẻ con chưa cần phải giữ chữ tín. Câu 17. Những sản phẩm vật chất và tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác là nội dung của khái niệm nào dưới đây? A. Di sản văn hóa. B. Truyền thống quê hương. C. Thành tựu văn minh. D. Nghề thủ công. Câu 18. Di sản văn hoá nào sau đây là di sản văn hóa phi vật thể? A. Cố đô Huế. B. Phố cổ Hội An. C. Bến cảng Nhà Rồng. D. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương. Câu 19. Đối với di sản văn hoá, tổ chức và cá nhân có quyền và nghĩa vụ nào dưới đây? A. Chiếm đoạt, sử dụng trái phép di sản văn hóa. B. Chỉ bảo vệ những di sản văn hóa đã được Nhà nước xếp hạng. C. Tôn trọng, bảo vệ, phát huy các giá trị của di sản văn hoá. D. Lợi dụng bảo vệ di sản văn hoá để trục lợi. Câu 20. Theo điều 14 Luật di sản văn hóa năm 2001 (sửa đổi bổ sung năm 2009) tổ chức và cá nhân không có quyền nào sau đây? A. Tham quan, nghiên cứu di sản văn hóa. B. Sở hữu hợp pháp di sản văn hoá. C. Định đoạt việc sử dụng và khai thác các di sản văn hóa. D. Ngăn chặn những hành vi phá hoại di sản văn hóa. II. TỰ LUẬN: (5,0 điểm) Câu 1. (3,0 điểm) 1.1. Em hãy nêu ít nhất 4 biểu hiện của giữ chữ tín? 1.2. Theo em, vì sao phải giữ chữ tín? 1.3. Cho tình huống: P cho rằng, nếu có khuyết điểm thì cứ nhận lỗi và hứa sửa chữa, không ngần ngại gì, còn làm được hay không lại là chuyện khác. P tâm sự với người bạn thân: “Mình cứ hứa người khác sẽ tin ngay”. Hỏi: Em có nhận xét gì về P? Nếu là bạn, em sẽ khuyên P điều gì? 2
  3. Câu 2. (2,0 điểm) 2.1. Em hãy kể tên bốn di sản văn hóa ở huyện Tiên Phước? 2.2. Học sinh có trách nhiệm như thế nào trong việc góp phần bảo vệ di sản văn hóa? -Hết- Trang 3/2
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2