intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2023-2024 - Trường THCS Lý Tự Trọng, Tam Kỳ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để hệ thống lại kiến thức cũ, trang bị thêm kiến thức mới, rèn luyện kỹ năng giải đề nhanh và chính xác cũng như thêm tự tin hơn khi bước vào kì kiểm tra sắp đến, mời các bạn học sinh cùng tham khảo "Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2023-2024 - Trường THCS Lý Tự Trọng, Tam Kỳ" làm tài liệu để ôn tập. Chúc các bạn làm bài kiểm tra tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2023-2024 - Trường THCS Lý Tự Trọng, Tam Kỳ

  1. PHÒNG GD&ĐT TP TAM KỲ KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2023 – 2024 TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG Môn: GDCD – Lớp 7 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) A. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Câu 1: Ý nào không phải là truyền thống tốt đẹp của quê hương? A. Truyền thống hiếu học. B. Mê tín dị đoan. C. Truyền thống yêu nước. D. Truyền thống nhân nghĩa. Câu 2: Hành vi nào dưới đây thể hiện sự quan tâm, chia sẻ, đồng cảm với người khác? A. Giúp đỡ những người gặp khó khăn. B. Chế giễu, trêu chọc người kém may mắn. C. Ghen ghét, đố kị với người khác. D. Dũng cảm nhận lỗi khi làm sai. Câu 3: Những biểu hiện nào sau đây thể hiện tính tự giác trong học tập? A. Chủ động học tập, không cần ai nhắc nhở. B. học trên lớp, về nhà không cần học. C. Làm việc riêng trong giờ học. D. Nói chuyện riêng trong giờ học. Câu 4: Giữ chữ tín là A. sự tự tin vào bản thân mình. B. sự kì vọng vào người khác. C. sự tin tưởng giữa những người bạn thân. D. sự tin tưởng giữa người với nhau. Câu 5: Câu ca dao: “Nói chín thì nên làm mười/ Nói mười làm chín kẻ cười người chê” khuyên con người nên rèn luyện đức tính nào? A. Tiết kiệm. B. Giữ chữ tín. C. Khiêm tốn. D. Giản dị. Câu 6: Biểu hiện nào sau đây là của giữ chữ tín? A. Nói một đằng làm một nẻo. B. Buôn bán hàng kém chất lượng. C. Lễ phép với người lớn. D. Luôn đúng hẹn với mọi người. Câu 7: Những biểu hiện nào sau đây là không giữ chữ tín? A. Coi trọng lời hứa. B. Trả sách không đúng hẹn. C. Nhặt được của rơi, trả lại. D. Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Câu 8: Hành vi nào sau đây không giữ chữ tín? A. Cố gắng giải quyết công việc nhanh chóng và hiệu quả nhất. B. Hứa rồi sẽ cố gắng thực hiện lời hứa. C. Nói dối người khác vì nghĩ điều đó không sao. D. Trễ hẹn vì gặp sự cố và đã gọi điện xin lỗi. Câu 9: Hành vi nào của học sinh là giữ chữ tín? A. Chỉ hứa mà không làm. B. Nói một đằng làm một nẻo. C. Chép bài tập của bạn. D. Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Câu 10: Ý nào đúng nhất về khái niệm di sản văn hóa? A. Sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền tư thế hệ này qua thế hệ khác. B. Sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền tư thế hệ này qua thế hệ khác. C. Sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền tư thế hệ này qua thế hệ khác.
  2. D. Sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hoá liên quan, có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học Câu 11: Sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, bao gồm các di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh, các di vật cổ vật, bảo vật quốc gia được gọi là gì? A. Di sản tự nhiên. B. Di sản văn hóa. C. Di sản văn hóa vật thể. D. Di sản văn hóa phi vật thể. Câu 12: Hành vi nào vi phạm pháp luật về bảo tồn di sản văn hoá? A. Học tập, tìm hiểu di tích lịch sử - văn hóa. B. Tố cáo các hành vi xâm phạm di tích lịch sử. C. Đem nộp cổ vật mình tìm được cho cơ quan có thẩm quyền. D. Lấn chiếm đất trong khu đền thờ, khu di tích. Câu 13: Đâu là di sản văn hóa vật thể? A. Thánh địa Mỹ Sơn. B. Dân ca quan họ Bắc Ninh. C. Dân ca Nam Bộ . D. Nhã nhạc cung đình Huế. Câu 14: Đâu là di sản văn hóa phi vật thể? A. Thánh địa Mỹ Sơn. B. Phố cổ Hội An. C. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương. D. Thành nhà Hồ. Câu 15: Là học sinh, chúng ta có trách nhiệm gì trong việc bảo tồn di sản văn hóa? A. Chỉ cần bảo tồn và phát triển văn hoá vật thể vì điều đó mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho đất nước. B. Trong thời hiện đại ngày nay, không cần thiết phải giữ gìn các dòng nhạc truyền thống. C. Tham gia tích cực trong các buổi trao đổi, tìm hiểu về di sản văn hoá là góp phần vào việc bảo tồn di sản văn hoá. D. Chỉ nên ca ngợi di tích lịch sử - văn hoá đã được Nhà nước xếp hạng. B. TỰ LUẬN: (5,0 điểm) Câu 1: (3,0 điểm) a) Vì sao chúng ta phải biết giữ chữ tín? Tìm ba câu ca dao, tục ngữ nói về việc giữ chữ tín. b) Cho tình huống: C mượn D quyển truyện và hứa sẽ trả bạn sau một tuần. Nhưng do bận tập văn nghệ để tham gia biểu diễn nên C chưa kịp đọc. C nghĩ “Chắc D đã đọc truyện rồi” nên bạn vẫn giữ lại, bao giờ đọc xong sẽ trả.”. Theo em, bạn C có phải là người biết giữ chữ tín không? Vì sao? Câu 2: (2,0 điểm) Q và H phát hiện mấy thanh niên lấy trộm cổ vật trong ngôi chùa của làng. Q rủ H đi báo công an nhưng H từ chối và nói:"Việc đó nguy hiểm lắm, nếu họ biết mình tố cáo sẽ trả thù chúng mình đấy!" a) Em hãy nhận xét các nhận vật trong tình huống trên? b) Nếu là Q, em sẽ làm gì? -------HẾT---------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2