intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Thượng Thanh

Chia sẻ: Hoangnhanduc25 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

8
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Thượng Thanh” được chia sẻ nhằm giúp các bạn học sinh ôn tập, làm quen với cấu trúc đề thi và các dạng bài tập có khả năng ra trong bài thi sắp tới. Cùng tham khảo và tải về đề thi này để ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra nhé! Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Thượng Thanh

  1. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH ĐỀ THI CUỐI HỌC KÌ I Năm học 2022 – 2023 MÔN GDCD 8 MÃ ĐỀ CD801 Thời gian: 45 phút Ngày thi: 19/12/2022 I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm): Dùng bút chì tô đậm vào đáp án đúng nhất trong phiếu trả lời trắc nghiệm. Câu 1. Em không đồng ý với ý kiến nào sau đây về tự lập? A. Chỉ có con nhà nghèo mới cần tự lập. B. Tự lập sẽ khiến ta dễ dàng vươn tới thành công. C. Tự lập sẽ được mọi người kính trọng, nể phục. D. Tự lập sẽ giúp ta trau dồi kiến thức, kĩ năng. Câu 2. Lao động sáng tạo là A. luôn tìm tòi, cải tiến, nâng cao chất lượng hiệu quả công việc. B. không đợi ai nhắc nhở. C. làm việc theo kế hoạch đã định sẵn. D. chủ động khi làm việc. Câu 3. Thấy nhà hàng xóm thường xuyên để rác trước cổng nhà mình, em sẽ ứng xử như thế nào? A. Nhẹ nhàng góp ý để rác ở nơi quy định. B. To tiếng cãi vã. C. Đem rác nhà mình để trước nhà hàng xóm. D. Không quan tâm họ. Câu 4. Nếu thấy bạn mình gặp chuyện buồn hoặc gặp rủi ro, khó khăn trong cuộc sống thì em sẽ làm gì? A. Không quan tâm vì đó là việc cuả bạn. B. Rêu rao với mọi người. C. Hỏi thăm, an ủi, động viên, giúp đỡ bạn. D. Xa lánh, không chơi với bạn. Câu 5. Câu ca dao: “Cười người chớ vội cười lâu/ Cười người hôm trước hôm sau người cười” khuyên ta phải biết A. giữ chữ tín. B. tôn trọng lẽ phải. C. liêm khiết. D. tôn trọng người khác. Câu 6. Đang ngồi trên xe buýt, thấy một cụ già bước lên xe, em sẽ xử sự thế nào? A. Không quan tâm đến cụ. B. Tiếp tục với công việc của mình. C. Nhanh chân xuống xe. D. Mời bà cụ đến ngồi chỗ của mình. Câu 7. Hành vi nào sau đây không tôn trọng người khác? A. Đi nhẹ nói khẽ khi vào bệnh viện. B. Bình phẩm mọi người ở mọi lúc, mọi nơi. C. Cảm thông khi người khác gặp điều bất hạnh. D. Lắng nghe ý kiến mọi người. Câu 8. Tình huống nào thể hiện lối sống văn hóa ở cộng đồng dân cư? A. Rủ nhau làm phúc chớ rủ nhau đi kiện. B. Gắp lửa bỏ tay người. C. Vạ bởi miệng ra, bệnh bởi miệng vào. D. Vứt rác sang nhà hàng xóm. Câu 9. Ý kiến nào sau đây không thể hiện sự tôn trọng người khác? A. Không nói to chỗ đông người. B. Lắng nghe ý kiến của người khác. C. Nói chuyện, làm việc riêng trong giờ học. D. Nói năng đúng mực, lễ phép. Câu 10. Để có được sự tự giác, em cần rèn luyện như thế nào? A. Làm những việc quan trọng trước. B. Sắp xếp một thời gian biểu khoa học. C. Làm việc gì đều bắt bố mẹ trả công. D. Lúc nào nhớ thì làm. Câu 11. Em đồng ý với ý kiến nào sau đây về sáng tạo? A. Mọi học sinh đều có khả năng sáng tạo. B. Chỉ có học sinh khá, giỏi mới có khả năng sáng tạo. C. Học sinh có lực học trung bình không thể sáng tạo. D. Học sinh có học lực yếu không thể có khả năng sáng tạo. Câu 12. Tình bạn được coi là trong sáng, lành mạnh khi A. hợp nhau về tính tình, sở thích. B. thích thì chơi, không thích thì thôi. C. giúp nhau trong mọi việc kể cả bạn làm sai. D. lợi dụng lẫn nhau.
  2. Câu 13. Tình bạn trong sáng, lành mạnh có đặc điểm gì? A. Vì lợi ích có thể khai thác được ở bạn. B. Dành nhiều thời gian để hội hè với bạn là điều cần thiết. C. Chân thành, tin cậy và có trách nhiệm đối với nhau. D. Đã là bạn thân thì phải bao che khuyết điểm cho nhau. Câu 14. Việc làm nào thể hiện sự tôn trọng người khác? A. Chỉ trích những người khác quan điểm với mình. B. Nói xấu những người mình ghét. C. Tôn trọng ý kiến của người khác. D. Thờ ơ với tất cả mọi người. Câu 15. Biểu hiện của tự lập là A. trông chờ vào người khác. B. ngại khó khăn, gian khổ. C. có ý chí nỗ lực phấn đấu, kiên trì bền bỉ. D. không nghe lời góp ý. Câu 16. Là bạn học cùng lớp, Lan kể bạn hay giận mẹ vì mẹ không đưa bạn đến lớp hàng ngày được, em sẽ phản ứng thế nào? A. Mắng bạn xối xả bạn thiếu tự lập. B. Nói thêm vào để bạn càng giận mẹ. C. Không nói gì vì sợ ảnh hưởng đến tình bạn. D. Khuyên bạn nên tự đi đến trường để không làm phiền mẹ. Câu 17. Tự lập có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi con người? A. Giúp đất nước tiến nhanh trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa. B. Giúp tập thể vững mạnh. C. Giúp con người tạo ra được nhiều sản phẩm trong một thời gian nhất định. D. Giúp con người thành công trong cuộc sống. Câu 18. Câu tục ngữ nào nói về tình bạn? A. Ăn cây táo rào cây sung. B. Chọn mặt gửi vàng. C. Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn. D. Học ăn, học nói, học gói, học mở. Câu 19. Câu tục ngữ nào dưới đây không nói về đức tính tự lập? A. Muốn ăn thì lăn vào bếp. B. Ăn cây nào rào cây nấy. C. Đói thì đầu gối phải bò. D. Thân tự lập thân. Câu 20. Hành vi nào sau đây thể hiện lao động sáng tạo? A. Trong học tập An thường làm theo những điều thầy cô đã dạy. B. Làm việc một cách dập khuôn, máy móc. C. Đang là sinh viên, anh Long thường bỏ học để làm kinh tế thêm. D. Suy nghĩ để tìm ra nhiều cách giải bài tập khác nhau. II. TỰ LUẬN (5 điểm): Câu 1 (1 điểm). Thế nào là lao động tự giác, sáng tạo? Câu 2 (2 điểm). Để xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư, em cần phải làm gì? (Nêu ít nhất 4 việc làm cụ thể). Câu 3 (2 điểm). Tình huống: Mặc dù đã 10 tuổi nhưng Hoàng vẫn để mẹ giúp mình làm vệ sinh cá nhân như chải đầu, đánh răng, thậm chí có những lúc mẹ còn giúp Hoàng thay đồ. Khi bị bố nhắc nhở, Hoàng nói: “Những việc này thể hiện mẹ yêu con. Con còn bé nên chưa cần làm gì”. a. Theo em, quan điểm của bạn Hoàng đúng hay sai? Vì sao? b. Nếu là người chứng kiến sự việc trên, em sẽ làm gì? ------ HẾT ------
  3. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH ĐỀ THI CUỐI HỌC KÌ I Năm học 2022 – 2023 MÔN GDCD 8 MÃ ĐỀ CD803 Thời gian: 45 phút Ngày thi: 19/12/2022 I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm): Dùng bút chì tô đậm vào đáp án đúng nhất trong phiếu trả lời trắc nghiệm. Câu 1. Đang ngồi trên xe buýt, thấy một cụ già bước lên xe, em sẽ xử sự thế nào? A. Không quan tâm đến cụ. B. Tiếp tục với công việc của mình. C. Nhanh chân xuống xe. D. Mời bà cụ đến ngồi chỗ của mình. Câu 2. Tự lập có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi con người? A. Giúp đất nước tiến nhanh trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa. B. Giúp con người thành công trong cuộc sống. C. Giúp con người tạo ra được nhiều sản phẩm trong một thời gian nhất định. D. Giúp tập thể vững mạnh. Câu 3. Lao động sáng tạo là A. không đợi ai nhắc nhở. B. làm việc theo kế hoạch đã định sẵn. C. chủ động khi làm việc. D. luôn tìm tòi, cải tiến, nâng cao chất lượng hiệu quả công việc. Câu 4. Câu ca dao: “Cười người chớ vội cười lâu/ Cười người hôm trước hôm sau người cười” khuyên ta phải biết A. giữ chữ tín. B. tôn trọng lẽ phải. C. liêm khiết. D. tôn trọng người khác. Câu 5. Ý kiến nào sau đây không thể hiện sự tôn trọng người khác? A. Không nói to chỗ đông người. B. Lắng nghe ý kiến của người khác. C. Nói chuyện, làm việc riêng trong giờ học. D. Nói năng đúng mực, lễ phép. Câu 6. Tình bạn trong sáng, lành mạnh có đặc điểm gì? A. Chân thành, tin cậy và có trách nhiệm đối với nhau. B. Đã là bạn thân thì phải bao che khuyết điểm cho nhau. C. Vì lợi ích có thể khai thác được ở bạn. D. Dành nhiều thời gian để hội hè với bạn là điều cần thiết. Câu 7. Hành vi nào sau đây thể hiện lao động sáng tạo? A. Trong học tập An thường làm theo những điều thầy cô đã dạy. B. Đang là sinh viên, anh Long thường bỏ học để làm kinh tế thêm. C. Làm việc một cách dập khuôn, máy móc. D. Suy nghĩ để tìm ra nhiều cách giải bài tập khác nhau. Câu 8. Em không đồng ý với ý kiến nào sau đây về tự lập? A. Chỉ có con nhà nghèo mới cần tự lập. B. Tự lập sẽ khiến ta dễ dàng vươn tới thành công. C. Tự lập sẽ được mọi người kính trọng, nể phục. D. Tự lập sẽ giúp ta trau dồi kiến thức, kĩ năng. Câu 9. Nếu thấy bạn mình gặp chuyện buồn hoặc gặp rủi ro, khó khăn trong cuộc sống thì em sẽ làm gì? A. Không quan tâm vì đó là việc cuả bạn. B. Rêu rao với mọi người. C. Hỏi thăm, an ủi, động viên, giúp đỡ bạn. D. Xa lánh, không chơi với bạn. Câu 10. Hành vi nào sau đây không tôn trọng người khác? A. Bình phẩm mọi người ở mọi lúc, mọi nơi. B. Đi nhẹ nói khẽ khi vào bệnh viện. C. Cảm thông khi người khác gặp điều bất hạnh. D. Lắng nghe ý kiến mọi người. Câu 11. Là bạn học cùng lớp, Lan kể bạn hay giận mẹ vì mẹ không đưa bạn đến lớp hàng ngày được, em sẽ phản ứng thế nào? A. Không nói gì vì sợ ảnh hưởng đến tình bạn. B. Khuyên bạn nên tự đi đến trường để không làm phiền mẹ. C. Mắng bạn xối xả bạn thiếu tự lập. D. Nói thêm vào để bạn càng giận mẹ.
  4. Câu 12. Việc làm nào thể hiện sự tôn trọng người khác? A. Chỉ trích những người không đồng quan điểm với mình. B. Tôn trọng ý kiến của người khác. C. Thờ ơ với tất cả mọi người. D. Nói xấu những người mình ghét. Câu 13. Câu tục ngữ nào dưới đây không nói về đức tính tự lập? A. Muốn ăn thì lăn vào bếp. B. Ăn cây nào rào cây nấy. C. Đói thì đầu gối phải bò. D. Thân tự lập thân. Câu 14. Tình bạn được coi là trong sáng, lành mạnh khi A. hợp nhau về tính tình, sở thích. B. thích thì chơi, không thích thì thôi. C. giúp nhau trong mọi việc kể cả bạn làm sai. D. lợi dụng lẫn nhau. Câu 15. Tình huống nào thể hiện lối sống văn hóa ở cộng đồng dân cư? A. Rủ nhau làm phúc chớ rủ nhau đi kiện. B. Gắp lửa bỏ tay người. C. Vạ bởi miệng ra, bệnh bởi miệng vào. D. Vứt rác sang nhà hàng xóm. Câu 16. Để có được sự tự giác, em cần rèn luyện như thế nào? A. Làm những việc quan trọng trước. B. Sắp xếp một thời gian biểu khoa học. C. Làm việc gì đều bắt bố mẹ trả công. D. Lúc nào nhớ thì làm. Câu 17. Em đồng ý với ý kiến nào sau đây về sáng tạo? A. Mọi học sinh đều có khả năng sáng tạo. B. Chỉ có học sinh khá, giỏi mới có khả năng sáng tạo. C. Học sinh có lực học trung bình không thể sáng tạo. D. Học sinh có học lực yếu không thể có khả năng sáng tạo. Câu 18. Câu tục ngữ nào nói về tình bạn? A. Học ăn, học nói, học gói, học mở. B. Ăn cây táo rào cây sung. C. Chọn mặt gửi vàng. D. Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn. Câu 19. Biểu hiện của tự lập là A. không nghe lời góp ý. B. ngại khó khăn, gian khổ. C. có ý chí nỗ lực phấn đấu, kiên trì bền bỉ. D. trông chờ vào người khác. Câu 20. Thấy nhà hàng xóm thường xuyên để rác trước cổng nhà mình, em sẽ ứng xử như thế nào? A. Nhẹ nhàng góp ý để rác ở nơi quy định. B. Không quan tâm họ. C. Đem rác nhà mình để trước nhà hàng xóm. D. To tiếng cãi vã. II. TỰ LUẬN (5 điểm): Câu 1 (1 điểm). Thế nào là lao động tự giác, sáng tạo? Câu 2 (2 điểm). Để xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư, em cần phải làm gì? (Nêu ít nhất 4 việc làm cụ thể). Câu 3 (2 điểm). Tình huống: Mặc dù đã 10 tuổi nhưng Hoàng vẫn để mẹ giúp mình làm vệ sinh cá nhân như chải đầu, đánh răng, thậm chí có những lúc mẹ còn giúp Hoàng thay đồ. Khi bị bố nhắc nhở, Hoàng nói: “Những việc này thể hiện mẹ yêu con. Con còn bé nên chưa cần làm gì”. a. Theo em, quan điểm của bạn Hoàng đúng hay sai? Vì sao? b. Nếu là người chứng kiến sự việc trên, em sẽ làm gì? ------ HẾT ------
  5. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH ĐỀ THI CUỐI HỌC KÌ I Năm học 2022 – 2023 MÔN GDCD 8 MÃ ĐỀ CD802 Thời gian: 45 phút Ngày thi: 19/12/2022 I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm): Dùng bút chì tô đậm vào đáp án đúng nhất trong phiếu trả lời trắc nghiệm. Câu 1. Việc làm nào thể hiện sự tôn trọng người khác? A. Chỉ trích người khác quan điểm với mình. B. Tôn trọng ý kiến của người khác. C. Nói xấu những người mình ghét. D. Thờ ơ với tất cả mọi người. Câu 2. Nếu thấy bạn mình gặp chuyện buồn hoặc gặp rủi ro, khó khăn trong cuộc sống thì em sẽ làm gì? A. Không quan tâm vì đó là việc cuả bạn. B. Rêu rao với mọi người. C. Hỏi thăm, an ủi, động viên, giúp đỡ bạn. D. Xa lánh, không chơi với bạn. Câu 3. Lao động sáng tạo là A. làm việc theo kế hoạch đã định sẵn. B. luôn tìm tòi, cải tiến, nâng cao chất lượng hiệu quả công việc. C. không đợi ai nhắc nhở. D. chủ động khi làm việc. Câu 4. Tình bạn trong sáng, lành mạnh có đặc điểm gì? A. Dành nhiều thời gian để hội hè với bạn là điều cần thiết. B. Chân thành, tin cậy và có trách nhiệm đối với nhau. C. Vì lợi ích có thể khai thác được ở bạn. D. Đã là bạn thân thì phải bao che khuyết điểm cho nhau. Câu 5. Biểu hiện của tự lập là A. không nghe lời góp ý. B. trông chờ vào người khác. C. có ý chí nỗ lực phấn đấu, kiên trì bền bỉ. D. ngại khó khăn, gian khổ. Câu 6. Em đồng ý với ý kiến nào sau đây về sáng tạo? A. Mọi học sinh đều có khả năng sáng tạo. B. Chỉ có học sinh khá, giỏi mới có khả năng sáng tạo. C. Học sinh có học lực yếu không thể có khả năng sáng tạo. D. Học sinh có lực học trung bình không thể sáng tạo. Câu 7. Đang ngồi trên xe buýt, thấy một cụ già bước lên xe, em sẽ xử sự thế nào? A. Mời bà cụ đến ngồi chỗ của mình. B. Nhanh chân xuống xe. C. Tiếp tục với công việc của mình. D. Không quan tâm đến cụ. Câu 8. Ý kiến nào sau đây không thể hiện sự tôn trọng người khác? A. Nói năng đúng mực, lễ phép. B. Lắng nghe ý kiến của người khác. C. Nói chuyện, làm việc riêng trong giờ học. D. Không nói to chỗ đông người. Câu 9. Câu tục ngữ nào dưới đây không nói về đức tính tự lập? A. Muốn ăn thì lăn vào bếp. B. Thân tự lập thân. C. Ăn cây nào rào cây nấy. D. Đói thì đầu gối phải bò. Câu 10. Là bạn học cùng lớp, Lan kể bạn hay giận mẹ vì mẹ không đưa bạn đến lớp hàng ngày được, em sẽ phản ứng thế nào? A. Không nói gì vì sợ ảnh hưởng đến tình bạn. B. Khuyên bạn nên tự đi đến trường để không làm phiền mẹ. C. Nói thêm vào để bạn càng giận mẹ. D. Mắng bạn xối xả bạn thiếu tự lập. Câu 11. Hành vi nào sau đây thể hiện lao động sáng tạo? A. Làm việc một cách dập khuôn, máy móc. B. Trong học tập An thường làm theo những điều thầy cô đã dạy. C. Suy nghĩ để tìm ra nhiều cách giải bài tập khác nhau. D. Đang là sinh viên, anh Long thường bỏ học để làm kinh tế thêm.
  6. Câu 12. Thấy nhà hàng xóm thường xuyên để rác trước cổng nhà mình, em sẽ ứng xử thế nào? A. Đem rác nhà mình để trước nhà hàng xóm. B. Không quan tâm họ. C. Nhẹ nhàng góp ý để rác ở nơi quy định. D. To tiếng cãi vã. Câu 13. Hành vi nào sau đây không tôn trọng người khác? A. Bình phẩm mọi người ở mọi lúc, mọi nơi. B. Lắng nghe ý kiến mọi người. C. Cảm thông khi người khác gặp điều bất hạnh. D. Đi nhẹ nói khẽ khi vào bệnh viện. Câu 14. Câu tục ngữ nào nói về tình bạn? A. Ăn cây táo rào cây sung. B. Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn. C. Chọn mặt gửi vàng. D. Học ăn, học nói, học gói, học mở. Câu 15. Tình huống nào thể hiện lối sống văn hóa ở cộng đồng dân cư? A. Vạ bởi miệng ra, bệnh bởi miệng vào. B. Vứt rác sang nhà hàng xóm. C. Rủ nhau làm phúc chớ rủ nhau đi kiện. D. Gắp lửa bỏ tay người. Câu 16. Câu ca dao: “Cười người chớ vội cười lâu/ Cười người hôm trước hôm sau người cười” khuyên ta phải biết A. tôn trọng lẽ phải. B. tôn trọng người khác. C. giữ chữ tín. D. liêm khiết. Câu 17. Em không đồng ý với ý kiến nào sau đây về tự lập? A. Chỉ có con nhà nghèo mới cần tự lập. B. Tự lập sẽ giúp ta trau dồi kiến thức, kĩ năng. C. Tự lập sẽ khiến ta dễ dàng vươn tới thành công. D. Tự lập sẽ được mọi người kính trọng, nể phục. Câu 18. Để có được sự tự giác, em cần rèn luyện như thế nào? A. Lúc nào nhớ thì làm. B. Làm việc gì đều bắt bố mẹ trả công. C. Sắp xếp một thời gian biểu khoa học. D. Làm những việc quan trọng trước. Câu 19. Tình bạn được coi là trong sáng, lành mạnh khi A. hợp nhau về tính tình, sở thích. B. lợi dụng lẫn nhau. C. giúp nhau trong mọi việc kể cả bạn làm sai D. thích thì chơi, không thích thì thôi. Câu 20. Tự lập có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi con người? A. Giúp con người thành công trong cuộc sống. B. Giúp con người tạo ra được nhiều sản phẩm trong một thời gian nhất định. C. Giúp đất nước tiến nhanh trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa. D. Giúp tập thể vững mạnh. II. TỰ LUẬN (5 điểm): Câu 1 (1 điểm). Thế nào là lao động tự giác, sáng tạo? Câu 2 (2 điểm). Để xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư em cần phải làm gì? (Nêu ít nhất 4 việc làm cụ thể). Câu 3 (2 điểm). Tình huống: Lan và Hoa chơi rất thân với nhau. Ở lớp, khi gặp bất kì bài khó nào, Lan cũng nhờ Hoa giải giúp; thậm chí, khi được phân lao động, dọn vệ sinh lớp học, Hoa cũng phải ở lại giúp Lan. Thấy vậy, mẹ của Lan mắng cô bé không biết tự lập nhưng Lan vẫn cho rằng đó là sự quan tâm của bạn bè dành cho nhau. a. Em có đồng ý với ý kiến của mẹ Lan không? b. Nếu em là Hoa, em sẽ làm gì trước suy nghĩ và hành động của Lan? ------ HẾT ------
  7. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH ĐỀ THI CUỐI HỌC KÌ I Năm học 2022 – 2023 MÔN GDCD 8 MÃ ĐỀ CD804 Thời gian: 45 phút Ngày thi: 19/12/2022 I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm): Dùng bút chì tô đậm vào đáp án đúng nhất trong phiếu trả lời trắc nghiệm. Câu 1. Tình bạn trong sáng, lành mạnh có đặc điểm gì? A. Vì lợi ích có thể khai thác được ở bạn. B. Đã là bạn thân thì phải bao che khuyết điểm cho nhau. C. Dành nhiều thời gian để hội hè với bạn là điều cần thiết. D. Chân thành, tin cậy và có trách nhiệm đối với nhau. Câu 2. Ý kiến nào sau đây không thể hiện sự tôn trọng người khác? A. Nói chuyện, làm việc riêng trong giờ học. B. Nói năng đúng mực, lễ phép. C. Lắng nghe ý kiến của người khác. D. Không nói to chỗ đông người. Câu 3. Câu ca dao: “Cười người chớ vội cười lâu/ Cười người hôm trước hôm sau người cười” khuyên ta phải biết A. tôn trọng người khác. B. tôn trọng lẽ phải. C. liêm khiết. D. giữ chữ tín. Câu 4. Em đồng ý với ý kiến nào sau đây về sáng tạo? A. Học sinh có lực học trung bình không thể sáng tạo. B. Học sinh có học lực yếu không thể có khả năng sáng tạo. C. Mọi học sinh đều có khả năng sáng tạo. D. Chỉ có học sinh khá, giỏi mới có khả năng sáng tạo. Câu 5. Biểu hiện của tự lập là A. ngại khó khăn, gian khổ. B. không nghe lời góp ý. C. trông chờ vào người khác. D. có ý chí nỗ lực phấn đấu, kiên trì. Câu 6. Việc làm nào thể hiện sự tôn trọng người khác? A. Nói xấu những người mình ghét. B. Thờ ơ với tất cả mọi người. C. Chỉ trích người khác quan điểm với mình. D. Tôn trọng ý kiến của người khác. Câu 7. Câu tục ngữ nào dưới đây không nói về đức tính tự lập? A. Ăn cây nào rào cây nấy. B. Thân tự lập thân. C. Đói thì đầu gối phải bò. D. Muốn ăn thì lăn vào bếp. Câu 8. Hành vi nào sau đây không tôn trọng người khác? A. Cảm thông khi người khác gặp điều bất hạnh. B. Đi nhẹ nói khẽ khi vào bệnh viện. C. Bình phẩm mọi người ở mọi lúc, mọi nơi. D. Lắng nghe ý kiến mọi người. Câu 9. Tự lập có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi con người? A. Giúp con người tạo ra được nhiều sản phẩm trong một thời gian nhất định. B. Giúp con người thành công trong cuộc sống. C. Giúp đất nước tiến nhanh trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa. D. Giúp tập thể vững mạnh. Câu 10. Đang ngồi trên xe buýt, thấy một cụ già bước lên xe, em sẽ xử sự thế nào? A. Mời bà cụ đến ngồi chỗ của mình. B. Tiếp tục với công việc của mình. C. Không quan tâm đến cụ. D. Nhanh chân xuống xe. Câu 11. Tình huống nào thể hiện lối sống văn hóa ở cộng đồng dân cư? A. Vạ bởi miệng ra, bệnh bởi miệng vào. B. Gắp lửa bỏ tay người. C. Rủ nhau làm phúc chớ rủ nhau đi kiện. D. Vứt rác sang nhà hàng xóm Câu 12. Thấy nhà hàng xóm thường xuyên để rác trước cổng nhà mình, em sẽ ứng xử thế nào? A. Nhẹ nhàng góp ý để rác ở nơi quy định. B. To tiếng cãi vã. C. Đem rác nhà mình để trước nhà hàng xóm. D. Không quan tâm họ.
  8. Câu 13. Là bạn học cùng lớp, Lan kể bạn hay giận mẹ vì mẹ không đưa bạn đến lớp hàng ngày được, em sẽ phản ứng thế nào? A. Khuyên bạn nên tự đi đến trường để không làm phiền mẹ. B. Không nói gì vì sợ ảnh hưởng đến tình bạn. C. Nói thêm vào để bạn càng giận mẹ. D. Mắng bạn xối xả bạn thiếu tự lập. Câu 14. Tình bạn được coi là trong sáng, lành mạnh khi A. thích thì chơi, không thích thì thôi. B. hợp nhau về tính tình, sở thích. C. giúp nhau trong mọi việc kể cả bạn làm sai. D. lợi dụng lẫn nhau. Câu 15. Nếu thấy bạn mình gặp chuyện buồn hoặc gặp khó khăn trong cuộc sống thì em sẽ làm gì? A. Xa lánh, không chơi với bạn. B. Rêu rao với mọi người. C. Không quan tâm vì đó là việc cuả bạn. D. Hỏi thăm, động viên, giúp đỡ bạn. Câu 16. Câu tục ngữ nào nói về tình bạn? A. Học ăn, học nói, học gói, học mở. B. Ăn cây táo rào cây sung. C. Chọn mặt gửi vàng. D. Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn. Câu 17. Em không đồng ý với ý kiến nào sau đây về tự lập? A. Tự lập sẽ giúp ta trau dồi kiến thức, kĩ năng. B. Tự lập sẽ khiến ta dễ dàng vươn tới thành công. C. Chỉ có con nhà nghèo mới cần tự lập. D. Tự lập sẽ được mọi người kính trọng, nể phục. Câu 18. Hành vi nào sau đây thể hiện lao động sáng tạo? A. Đang là sinh viên, anh Long thường bỏ học để làm kinh tế thêm. B. Trong học tập An thường làm theo những điều thầy cô đã dạy. C. Suy nghĩ để tìm ra nhiều cách giải bài tập khác nhau. D. Làm việc một cách dập khuôn, máy móc. Câu 19. Lao động sáng tạo là A. không đợi ai nhắc nhở. B. chủ động khi làm việc. C. làm việc theo kế hoạch đã định sẵn. D. luôn tìm tòi, cải tiến, nâng cao chất lượng hiệu quả công việc. Câu 20. Để có được sự tự giác, em cần rèn luyện như thế nào? A. Làm việc gì đều bắt bố mẹ trả công. B. Làm những việc quan trọng trước. C. Sắp xếp một thời gian biểu khoa học. D. Lúc nào nhớ thì làm. II. TỰ LUẬN (5 điểm): Câu 1 (1 điểm). Thế nào là lao động tự giác, sáng tạo? Câu 2 (2 điểm). Để xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư, em cần phải làm gì? (Nêu ít nhất 4 việc làm). Câu 3 (2 điểm). Tình huống: Lan và Hoa chơi rất thân với nhau. Ở lớp, khi gặp bất kì bài khó nào, Lan cũng nhờ Hoa giải giúp; thậm chí, khi được phân lao động, dọn vệ sinh lớp học, Hoa cũng phải ở lại giúp Lan. Không những thế, lúc về nhà, Lan cũng nhờ Hoa đưa về tận nhà. Thấy vậy, mẹ của Lan mắng cô bé không biết tự lập nhưng Lan vẫn cho rằng đó là sự quan tâm của bạn bè dành cho nhau. a. Em có đồng ý với ý kiến của mẹ Lan không? b. Nếu em là Hoa, em sẽ làm gì trước suy nghĩ và hành động của Lan? ------ HẾT ------
  9. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH ĐỀ THI CUỐI HỌC KÌ I Năm học 2022 – 2023 MÔN GDCD 8 ĐỀ DỰ PHÒNG Thời gian: 45 phút Ngày thi: …/…/2022 I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm): Dùng bút chì tô đậm vào đáp án đúng nhất trong phiếu trả lời trắc nghiệm. Câu 1. Để có được sự tự giác, em cần rèn luyện như thế nào? A. Sắp xếp một thời gian biểu khoa học. B. Làm những việc quan trọng trước. C. Làm việc gì đều bắt bố mẹ trả công. D. Lúc nào nhớ thì làm. Câu 2. Lao động sáng tạo là A. làm việc theo kế hoạch đã định sẵn. B. không đợi ai nhắc nhở. C. chủ động khi làm việc. D. luôn tìm tòi, cải tiến, nâng cao chất lượng hiệu quả công việc. Câu 3. Đang ngồi trên xe buýt, thấy một cụ già bước lên xe, em sẽ xử sự thế nào? A. Tiếp tục với công việc của mình. B. Mời bà cụ đến ngồi chỗ của mình. C. Không quan tâm đến cụ. D. Nhanh chân xuống xe. Câu 4. Em không đồng ý với ý kiến nào sau đây về tự lập? A. Chỉ có con nhà nghèo mới cần tự lập. B. Tự lập sẽ khiến ta dễ dàng vươn tới thành công. C. Tự lập sẽ giúp ta trau dồi kiến thức, kĩ năng. D. Tự lập sẽ được mọi người kính trọng, nể phục. Câu 5. Tình huống nào thể hiện lối sống văn hóa ở cộng đồng dân cư? A. Vứt rác sang nhà hàng xóm. B. Gắp lửa bỏ tay người. C. Rủ nhau làm phúc chớ rủ nhau đi kiện. D. Nói xấu hàng xóm mọi lúc. Câu 6. Biểu hiện của tự lập là A. không nghe lời góp ý. B. ngại khó khăn, gian khổ. C. trông chờ vào người khác. D. có ý chí nỗ lực phấn đấu, kiên trì bền bỉ. Câu 7. Câu tục ngữ nào nói về tình bạn? A. Chọn mặt gửi vàng. B. Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn. C. Học ăn, học nói, học gói, học mở. D. Ăn cây táo rào cây sung. Câu 8. Nếu thấy bạn mình gặp chuyện buồn hoặc khó khăn trong cuộc sống thì em sẽ làm gì? A. Xa lánh, không chơi với bạn. B. Không quan tâm việc của bạn. C. Hỏi thăm, an ủi, động viên, giúp đỡ bạn. D. Rêu rao với mọi người. Câu 9. Câu ca dao: “Cười người chớ vội cười lâu/ Cười người hôm trước hôm sau người cười” khuyên ta phải biết A. tôn trọng lẽ phải. B. liêm khiết. C. giữ chữ tín. D. tôn trọng người khác. Câu 10. Câu tục ngữ nào dưới đây không nói về đức tính tự lập? A. Ăn cây nào rào cây nấy. B. Muốn ăn thì lăn vào bếp. C. Thân tự lập thân. D. Đói thì đầu gối phải bò. Câu 11. Là bạn học cùng lớp, Lan kể bạn hay giận mẹ vì mẹ không đưa bạn đến lớp hàng ngày được, em sẽ phản ứng thế nào? A. Mắng bạn xối xả bạn thiếu tự lập. B. Khuyên bạn nên tự đi đến trường để không làm phiền mẹ. C. Nói thêm vào để bạn càng giận mẹ. D. Không nói gì vì sợ ảnh hưởng đến tình bạn. Câu 12. Tình bạn được coi là trong sáng, lành mạnh khi A. hợp nhau về tính tình, sở thích. B. thích thì chơi, không thích thì thôi. C. giúp nhau trong mọi việc kể cả bạn làm sai. D. lợi dụng lẫn nhau.
  10. Câu 13. Em đồng ý với ý kiến nào sau đây về sáng tạo? A. Mọi học sinh đều có khả năng sáng tạo. B. Học sinh có lực học trung bình không thể sáng tạo. C. Học sinh có học lực yếu không thể sáng tạo. D. Chỉ có học sinh khá, giỏi mới có khả năng sáng tạo. Câu 14. Ý kiến nào sau đây không thể hiện sự tôn trọng người khác? A. Không nói to chỗ đông người. B. Nói chuyện, làm việc riêng trong giờ học. C. Nói năng đúng mực, lễ phép. D. Lắng nghe ý kiến của người khác. Câu 15. Thấy nhà hàng xóm thường xuyên để rác trước cổng nhà mình, em sẽ ứng xử như thế nào? A. Đem rác nhà mình để trước nhà hàng xóm. B. To tiếng cãi vã. C. Nhẹ nhàng góp ý để rác ở nơi quy định. D. Không quan tâm họ. Câu 16. Việc làm nào thể hiện sự tôn trọng người khác? A. Tôn trọng ý kiến của người khác. B. Chỉ trích những người không đồng quan điểm với mình. C. Nói xấu những người mình ghét. D. Thờ ơ với tất cả mọi người. Câu 17. Hành vi nào sau đây thể hiện lao động sáng tạo? A. Trong học tập An thường làm theo những điều thầy cô đã dạy. B. Suy nghĩ để tìm ra nhiều cách giải bài tập khác nhau. C. Làm việc một cách dập khuôn, máy móc. D. Đang là sinh viên, anh Long thường bỏ học để làm kinh tế thêm. Câu 18. Tình bạn trong sáng, lành mạnh có đặc điểm gì? A. Chân thành, tin cậy và có trách nhiệm đối với nhau. B. Vì lợi ích có thể khai thác được ở bạn. C. Đã là bạn thân thì phải bao che khuyết điểm cho nhau. D. Dành nhiều thời gian để hội hè với bạn là điều cần thiết. Câu 19. Tự lập có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi con người? A. Giúp con người tạo ra được nhiều sản phẩm trong một thời gian nhất định. B. Giúp đất nước tiến nhanh trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa. C. Giúp con người thành công trong cuộc sống. D. Giúp tập thể vững mạnh. Câu 20. Hành vi nào sau đây không tôn trọng người khác? A. Lắng nghe ý kiến mọi người. B. Đi nhẹ nói khẽ khi vào bệnh viện. C. Bình phẩm mọi người ở mọi lúc, mọi nơi. D. Cảm thông khi người khác gặp bất hạnh. II. TỰ LUẬN (5 điểm): Câu 1 (1 điểm). Thế nào là lao động tự giác, sáng tạo? Câu 2 (2 điểm). Để xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư em cần phải làm gì? (Nêu ít nhất 4 việc làm cụ thể). Câu 3 (2 điểm). Tình huống: Mặc dù đã 10 tuổi nhưng Hoàng vẫn để mẹ giúp mình làm vệ sinh cá nhân như chải đầu, đánh răng, thậm chí có những lúc mẹ còn giúp Hoàng thay đồ. Khi bị bố nhắc nhở, Hoàng nói: “Những việc này thể hiện mẹ yêu con. Con còn bé nên chưa cần làm gì”. a. Theo em, quan điểm của bạn Hoàng đúng hay sai? Vì sao? b. Nếu là người chứng kiến sự việc trên, em sẽ làm gì? ------ HẾT -----
  11. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH HƯỚNG DẪN CHẤM – BIỂU ĐIỂM Năm học 2022 – 2023 ĐỀ THI CUỐI HỌC KÌ I MÔN GDCD 8 I. Trắc nghiệm (5 điểm): Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm. MÃ ĐỀ CD801 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án A A A C D D B A C B Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án A A C C C D D C B D MÃ ĐỀ CD802 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án B C B B C A A C C B Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án C C A B C B A C A A MÃ ĐỀ CD803 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án D B D D C A D A C A Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án B B B A A B A D C A MÃ ĐỀ CD804 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án D A A C D D A C B A Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án C A A B D D C C D C MÃ ĐỀ DỰ PHÒNG Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án A D B A C D B C D A Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án B A A B C A B A C C II. Tự luận (5 điểm): ĐỀ CD801-CD803-DỰ PHÒNG Câu Nội dung Điểm Khái niệm: Câu 1 - Lao động tự giác là chủ động làm việc không đợi ai nhắc nhở, không phải do áp 0,5 điểm (1 điểm) lực từ bên ngoài. - Lao động sáng tạo là luôn suy nghĩ để tìm ra cái mới, tìm ra cách giải quyết tối 0,5 điểm ưu không ngừng nâng cao chất lượng hiệu quả lao động. Học sinh nêu được các ý sau về trách nhiệm xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng Câu 2 đồng dân cư: (2 điểm) - Chấp hành tốt những nội quy của khu dân cư đưa ra. 0,5 điểm - Xây dựng quy dân cư đoàn kết, xóm giềng. 0,5 điểm
  12. - Bảo vệ môi trường sạch đẹp khu mình đang sinh sống. 0,5 điểm - Bài trừ các tệ nạn lạc hậu, mê tín và phòng chống các tệ nạn xã hội. 0,5 điểm (HS nêu các việc làm khác, nếu đúng vẫn cho điểm). Câu 3 Gợi ý trả lời theo định hướng sau: (2 điểm) a. Không đồng ý với ý kiến của Hoàng, vì: + Suy nghĩ của Hoàng thể hiện bạn là người thiếu tính tự lập. 0,5 điểm + Hoàng đã lớn, cần tự mình làm những việc như vệ sinh cá nhân. 0,5 điểm b. Nếu là người chứng kiến sự việc trên, em sẽ giải thích rõ cho Hoàng hiểu: + Con người bình thường ai cũng cần tự lập; bạn đã mười tuổi những việc cá nhân bạn có thể tự làm được. Mẹ bạn yêu bạn nhưng không vì thế mà bạn ỷ lại 0,5 điểm vào mẹ. + Nếu biết tự lập, con người sẽ tự tin, có bản lĩnh và dễ đạt được thành công trong 0,5 điểm cuộc sống. ĐỀ CD802-CD804 Câu Nội dung Điểm Khái niệm: Câu 1 - Lao động tự giác là chủ động làm việc không đợi ai nhắc nhở, không phải do áp 0,5 điểm (1 điểm) lực từ bên ngoài. - Lao động sáng tạo là luôn suy nghĩ để tìm ra cái mới, tìm ra cách giải quyết tối 0,5 điểm ưu không ngừng nâng cao chất lượng hiệu quả lao động. Câu 2 Học sinh nêu được các ý sau về trách nhiệm xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng (2 điểm) đồng dân cư: - Chấp hành tốt những nội quy của khu dân cư đưa ra. 0,5 điểm - Xây dựng quy dân cư đoàn kết, xóm giềng. 0,5 điểm - Bảo vệ môi trường sạch đẹp khu mình đang sinh sống. 0,5 điểm - Bài trừ các tệ nạn lạc hậu, mê tín và phòng chống các tệ nạn xã hội. 0,5 điểm (HS nêu các việc làm khác, nếu đúng vẫn cho điểm). Gợi ý trả lời theo định hướng sau: Câu 3 a. Tán thành với ý kiến của mẹ Lan, vì: (2 điểm) + Hành động của Lan là thiếu tự lập, luôn dựa dẫm, ỷ lại vào người khác. 0,5 điểm + Là bạn thân không có nghĩa là chuyện gì cũng phải giúp đỡ lẫn nhau. 0,5 điểm b. Nếu em là Hoa: + Em sẽ giải thích cho Lan hiểu việc tự tìm cách giải bài tập hay tự làm những công việc mình được giao sẽ giúp Lan tiến bộ nhanh hơn và kĩ năng ngày càng 0,5 điểm thuần thục, giúp Lan tự chủ trong mọi việc và không phải phụ thuộc vào người khác. + Giúp Lan rèn luyện được tính tự lập, có ý chí nỗ lực phấn đấu vươn lên trong 0,5 điểm học tập, lao động để trở thành đôi bạn cùng tiến. TM Nhóm CM TM Tổ CM BGH duyệt Hoàng Thị Hồng Vân Tô Thị Phương Dung Nguyễn Thị Sơn Hường
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0