Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2022-2023 - Trường THCS Nguyễn Huệ, Kon Tum
lượt xem 2
download
Tham khảo “Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2022-2023 - Trường THCS Nguyễn Huệ, Kon Tum” để bổ sung kiến thức, nâng cao tư duy và rèn luyện kỹ năng giải đề chuẩn bị thật tốt cho kì thi học kì sắp tới các em nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2022-2023 - Trường THCS Nguyễn Huệ, Kon Tum
- PHÒNG GD&ĐT TP KON TUM KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KỲ I TRƯỜNG THCS NGUYỄN HUỆ NĂM HỌC 2022-2023 Họ và tên HS:.................................. MÔN: GDCD - LỚP 8 Lớp ........... Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề) ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề có 30 câu, 03 trang) ĐỀ 4 Điểm: Lời phê của thầy (cô) giáo: I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (7,0 điểm) Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất trong các câu sau: (Mỗi câu đúng 0,25 điểm) Câu 1. Hành vi nào dưới đây là vi phạm pháp luật ? A. Quay cóp trong giờ kiểm tra. B. Vượt đèn đỏ. C. Trong giờ học, giơ tay khi muốn phát biểu ý kiến. D. Không đeo khăn quàng đỏ. Câu 2. Việt Nam ký kết Hiệp định liên Chính phủ về sử dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình với Liên bang Nga, Trung Quốc và Achentina. Việc làm đó thể hiện điều gì? A. Việt Nam học hỏi các nước về Khoa học và công nghệ. B. Việt Nam học hỏi các nước về Kĩ thuật C. Việt Nam học hỏi các nước về khoa học và kĩ thuật. D. Việt Nam học hỏi các nước về khoa học. Câu 3. Hành vi nào sau đây thể hiện rõ nhất sự tôn trọng lẽ phải? A. Luôn luôn tán thành và làm theo số đông. B. Luôn bảo vệ ý kiến của mình. C. Lắng nghe ý kiến của mọi người để làm ra điều hợp lí. D. Thấy bất kể việc gì có lợi cho mình cũng phải làm cho bằng được. Câu 4. Toàn thể những người cùng sinh sống trong một khu vực, giữa họ có sự liên kết, hợp tác cùng thực hiện lợi ích của mình và lợi ích chung được gọi là? A. dân tộc. B. cộng đồng dân cư. C. cồng đồng. D. dân số. Câu 5. Hành vi nào dưới đây là vi phạm kỷ luật? A. Đốt rừng làm nương rẫy. B. Chơi tú lơ khơ ăn tiền. C. Đi học muộn, trốn tiết. D. Đi xe máy không đội mũ bảo hiểm. Câu 6. Câu tục ngữ: “Bán anh em xa mua láng giềng gần” nói đến điều gì? A. Xây dựng gia đình văn hóa. B. Xây dựng gia đình hạnh phúc. C. Xây dựng tình đoàn kết láng giềng. D. Xây dựng nếp sống văn minh. Câu 7. Bạn Q học lớp 9, bạn chỉ ăn và học, việc nhà thường để cho bố mẹ làm hết, quần áo bố mẹ vẫn giặt cho. Việc làm đó thể hiện điều gì? A. Bạn Q là người tự lập. B. Bạn Q là người vô ý thức. C. Bạn Q là người ỷ lại. D. Bạn Q là người ích kỷ. Câu 8. Cách cư xử phù hợp trong quan hệ bạn bè khác giới là: A. luôn chiều theo mọi yêu cầu của bạn. B. cứ vô tư coi bạn như người cùng giới với mình. C. trân trọng những đặc điểm khác giới của bạn. D. coi bạn là người yêu của mình. Câu 9. Việc áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất nhằm tăng năng suất lao động, giảm sức lao động thể hiện A. lao động sáng tạo. B. lao động. * Học sinh không được sử dụng bút xoá trong bài kiểm tra. Trang 1
- C. sáng tạo. D. lao động tự giác. Câu 10. Câu tục ngữ nào thể hiện tính tự lập? A. Qua cầu rút ván. B. Há miệng chờ sung. C. Có công mài sắt có ngày nên kim. D. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Câu 11. Em không tán thành ý kiến nào sau đây về xây dựng cộng đồng văn hoá ở khu dân cư? A. Học sinh dù còn nhỏ cũng có thể tham gia xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư. B. Giúp nhau làm kinh tế để xóa đói giảm nghèo là góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư. C. Tham gia đội dân phòng là góp phần giữ gìn trật tự an ninh chứ không phải góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư. D. Trồng cây, làm vệ sinh đường phố, làng xóm là thể hiện nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư. Câu 12. Trong quá trình lao động luôn luôn cải tiến để tìm tòi cái mới, tìm ra cách giải quyết tối ưu nhằm không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả lao động được gọi là A. lao động sáng tạo. B. lao động chân tay. C. lao động trí óc. D. lao động tự giác. Câu 13. Đối lập với tự lập là: A. ich kỉ. B. tự tin. C. tự chủ. D. ỷ lại. Câu 14. Câu nào dưới đây là đúng về khả năng sáng tạo của học sinh? A. Học sinh học lực trung bình không thể có khả năng sáng tạo. B. Chỉ học sinh có học lực khá, giỏi mới có khả năng sáng tạo. C. Mọi học sinh đều có khả năng sáng tạo. D. Học sinh học lực yếu không thể có khả năng sáng tạo. Câu 15. Câu tục ngữ: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” khuyên chúng ta điều gì? A. Chỉ nên chơi với người xấu. B. Chỉ nên chơi với những người quen biết. C. Lựa chọn người bạn tốt để mình học tập được nhiều điều tốt. D. Không chơi với bất kì ai. Câu 16. Hành vi nào sau đây không tôn trọng người khác? A. Thì thầm với bạn bên cạnh khi đang chơi đùa cùng một nhóm bạn. B. Chăm chú nhìn người đối diện nói chuyện. C. Nhận xét khuyết điểm của bạn cùng lớp. D. Mải làm việc, không biết bạn đi qua nên không chào. Câu 17. Thế nào là liêm khiết? A. Liêm khiết là sống trong sạch không hám danh, hám lợi. B. Liêm khiết là sống giản dị không cầu kỳ kiểu cách. C. Liêm khiết là sống vì mọi người, luôn quan tâm đến người khác. D. Liêm khiết là sống tiết kiệm không tiêu sài hoang phí. Câu 18. Các hành vi: Đánh chửi bố mẹ, vô lễ với ông bà vi phạm điều gì? A. Quyền và nghĩa vụ của con, cháu. B. Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ. C. Quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình. D. Quyền và nghĩa vụ của trẻ em. Câu 19. Tôn trọng chủ quyền, lợi ích và nền văn hóa của các dân tộc. Luôn tìm hiểu, tiếp thu những điều tốt đẹp trong nền kinh tế, văn hóa, xã hội của các dân tộc, đồng thời thể hiện lòng tự hào dân tộc chính đáng của mình được gọi là: A. giúp đỡ các dân tộc khác. B. học hỏi các dân tộc khác. C. tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác. D. tôn trọng các dân tộc khác. Câu 20. Chế độ hôn nhân của nước ta là * Học sinh không được sử dụng bút xoá trong bài kiểm tra. Trang 2
- A. bình đẳng, tự nguyện, tiến bộ, một vợ, một chồng. B. bình đẳng, một vợ một chồng. C. bình đẳng, tự nguyện, tiến bộ. D. bình đẳng, tiến bộ, một vợ, một chồng. Câu 21. Hằng năm vào các dịp gần tết, tại thôn M thường vận động bà con quét dọn đường làng, ngõ xóm, treo cờ. Việc làm đó thể hiện điều gì? A. Xây dựng phong trào toàn dân đoàn kết. B. Làm cho có hình thức. C. Xây dựng nếp sống văn hóa. D. Xây dựng gia đình văn hóa. Câu 22. Đối với các hành vi ngược đãi, xúc phạm cha mẹ, ông bà chúng ta cần phải làm gì? A. Mặc kệ vì không liên quan đến mình. B. Học làm theo. C. Lên án, phê phán, tố cáo . D. Nêu gương. Câu 23. Điều khác biệt căn bản nhất giữa pháp luật và kỉ luật là gì? A. Pháp luật không bắt buộc mọi người làm theo còn kỉ luật thì bắt buộc mọi người phải làm theo. B. Pháp luật và kỉ luật đều bắt buộc chủ thể phải làm nhưng pháp luật mang tính chất cưỡng chế cao hơn. C. Pháp luật mang tính chất bắt buộc còn kỉ luật thì không bắt buộc, chủ thể có thể làm theo hoặc không làm theo. D. Pháp luật và kỉ luật là một, không có điểm khác biệt. Câu 24. Câu tục ngữ: “Có làm thì mới có ăn/Không dưng ai dễ mang phần đến cho” khuyên chúng ta điều gì? A. Trung thực. B. Tiết kiệm. C. Lao động tự giác. D. Lao động sáng tạo. Câu 25. Hành vi nào thể hiện sự tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác? A. Bắt chước kiểu quần áo của các ngôi sao điện ảnh. B. Chỉ quan tâm và xem phim truyện nước ngoài. C. Chỉ hỗ trợ cho những nước đã giúp đỡ mình. D. Tìm hiểu phong tục, tập quán của các dân tộc khác. Câu 26. Biểu hiện nào dưới đây là biểu hiện của tính tự lập? A. Không bao giờ nhận sự giúp đỡ của người khác. B. Luôn làm theo ý mình, không nghe theo ý kiến của ai. C. Tự lo liệu cuộc sống của mình, không trông chờ vào người khác. D. Không hợp tác với ai trong công việc. Câu 27. Những người luôn trông chờ, dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác là những người: A. không tự lập. B. lười lao động. C. biết dựa vào người khác. D. lợi dụng người khác. Câu 28. Thường xuyên tự đánh giá, tự rút kinh nghiệm để cho các hoạt động của bản thân ngày càng hiệu quả hơn là thể hiện tính A. sáng tạo trong lao động. B. tự giác trong lao động C. trung thực trong lao động. D. tự phê bình trong lao động II. PHẦN TỰ LUẬN: (3,0 điểm) Câu 29 (1,0 điểm): Có người cho rằng những người có hoàn cảnh gia đình kinh tế khó khăn dễ có tinh thần tự lập hơn. Có đúng như vậy không? Em có thể rút ra kết luận gì? Câu 30 (2,0 điểm): Hồi lớp 7, Vân chơi thân với một bạn trai ở lớp tên là Tuấn. Tình bạn của hai người hoàn toàn vô tư, trong sáng. Vậy mà nhiều bạn lại xì xào sau lưng Vân: “Làm gì có chuyện bạn khác giới mà lại chơi vô tư!”, khiến hai bạn mất tự nhiên và Vân ngại không muốn chơi với Tuấn nữa. a) Theo em, suy nghĩ của các bạn ở lớp Vân có đúng không? Vì sao? b) Tuấn nên làm thế nào để giữ được tình bạn trong sáng với Vân? * Học sinh không được sử dụng bút xoá trong bài kiểm tra. Trang 3
- BÀI LÀM * Học sinh không được sử dụng bút xoá trong bài kiểm tra. Trang 4
- * Học sinh không được sử dụng bút xoá trong bài kiểm tra. Trang 5
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS số 1 Hồng Ca
3 p | 316 | 41
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 7 năm 2017 có đáp án - Trường THCS Phổ Văn
4 p | 811 | 37
-
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 7 năm 2017 có đáp án - Trường THCS Phan Văn Ba
4 p | 229 | 35
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
3 p | 462 | 23
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 356 | 22
-
Đề thi học kì 1 môn Toán lớp 7 năm 2017 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường
5 p | 334 | 21
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Tân Viên
4 p | 520 | 20
-
Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 7 năm 2017 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường
2 p | 181 | 15
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 7 năm 2017 có đáp án - Trường THCS Bình An
2 p | 469 | 13
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Lê Hồng Phong
4 p | 351 | 10
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh
3 p | 283 | 10
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 435 | 8
-
Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
6 p | 152 | 8
-
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 7 năm 2017 có đáp án - Trường THCS số 1 Hồng Ca
4 p | 129 | 7
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017 có đáp án - Đề số 1
2 p | 205 | 7
-
Đề thi học kì 1 môn Sinh lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p | 290 | 7
-
Đề thi học kì 1 môn Công nghệ lớp 6 năm 2017 có đáp án - Trường THCS Hồng Phương
2 p | 138 | 7
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Hải Lăng
3 p | 172 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn