intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTBT TH-THCS Trà Nú, Bắc Trà My

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:16

8
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn tham khảo “Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTBT TH-THCS Trà Nú, Bắc Trà My” sau đây để hệ thống lại kiến thức đã học và biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chủ yếu được đề cập trong đề thi để từ đó có thể đề ra kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTBT TH-THCS Trà Nú, Bắc Trà My

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN, LỚP 8 Mức độ Tổng đánh giá % điểm Nội Nhận Thông Vận Vận dụng TT Mạch dung/ch biết hiểu dụng cao nội dung ủ đề/bài TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL 1 Giáo 1. Tự 10% dục hào về đạo truyền đức thống 2 1 dân tộc Việt Nam 2. Tôn 6,7% trọng sự đa 2 dạng của các dân tộc 3. Lao 13,3% động cần cù 1 1 sáng tạo 4. Bảo 23,3% vệ lẽ 1 1 phải 5. Bảo 6 1 1 40% vệ môi trường
  2. và tài nguyên thiên nhiên 2 Giáo 6. Xác 6.7% dục kĩ định năng mục 1 1 sống tiêu cá nhân Tổng 12 3 2 1 1 câu Tỉ lệ % 40% 10% 20% 20% 10% 100 Tỉ lệ 40% 30% 20% 10% 100 chung BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN, LỚP 8 Số câu hỏi theo mức độ đánh giá Mạch nội Mức độ đánh TT Nội dung dung giá Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cao
  3. 1 Giáo dục 1. Tự hào về Nhận biết: đạo đức truyền thống - Nhận biết 1 dân tộc Việt được giá trị C1 Nam của các truyền thống của dân tộc 1 Việt Nam. C12 - Kể được một số biểu hiện của lòng tự hào về 1 truyền thống C13 của dân tộc Việt Nam. Thông hiểu: - Đánh giá được hành vi, việc làm của bản thân và những người xung quanh trong việc thể hiện lòng tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam. Vận dụng: Xác định được những việc làm cụ thể để giữ gìn, phát huy truyền thống
  4. của dân tộc. Vận dụng cao: Thực hiện được những việc làm cụ thể để giữ gìn, phát huy truyền thống của dân tộc. 2. Tôn trọng Nhận biết: sự đa dạng Nêu được 2 của các dân một số biểu C2; C14 tộc hiện sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới. Thông hiểu: - Hiểu được ý nghĩa của việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới. Vận dụng: - Phê phán những hành vi kì thị, phân biệt chủng tộc và văn hoá.
  5. Vận dụng cao: –– Thể hiện được bằng lời nói và việc làm thái độ tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới. 3. Lao động Nhận biết: cần cù sáng - Nêu được 1 tạo khái niệm cần C9 cù, sáng tạo trong lao động và một số biểu hiện của 1 cần cù, sáng C16 tạo trong lao động. Thông hiểu: Giải thích được ý nghĩa của cần cù, sáng tạo trong lao động. Vận dụng: - Trân trọng những thành quả lao động; quý trọng và
  6. học hỏi những tấm gương cần cù, sáng tạo trong lao động. - Phê phán những biểu hiện chây lười, thụ động trong lao động. Vận dụng cao: Thể hiện được sự cần cù, sáng tạo trong lao động của bản thân. 4. Bảo vệ lẽ Thông hiểu: phải Giải thích 1 được một C3 cách đơn giản về sự cần thiết phải bảo vệ lẽ phải. Vận dụng: - Khích lệ, 1 động viên bạn C18 bè có thái độ, hành vi bảo vệ lẽ phải. - Phê phán những thái độ,
  7. hành vi không bảo vệ lẽ phải. Vận dụng cao: Thực hiện được việc bảo vệ lẽ phải bằng lời nói và hành động cụ thể, phù hợp với lứa tuổi. 5. Bảo vệ môi Nhận biết: 4 trường và tài - Nêu được C4;C5;C6;C7 nguyên thiên một số quy ;C8 nhiên định cơ bản C15 của pháp luật về bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên. - Nêu được một số biện pháp cần thiết để bảo vệ môi trường và tài 1 nguyên thiên C17 nhiên. - Nêu được trách nhiệm của học sinh trong việc bảo vệ môi trường và tài C19
  8. nguyên thiên nhiên. Thông hiểu: Giải thích được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Vận dụng: Phê phán, đấu tranh với những hành vi gây ô nhiễm môi trường và phá hoại tài nguyên thiên nhiên. Vận dụng cao Thực hiện được việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên bằng những việc làm phù hợp với lứa tuổi. 2 Giáo dục kĩ 6. Xác định Nhận biết: 1 năng sống mục tiêu cá Nhận biết C10 nhân được thế nào
  9. là mục tiêu cá nhân; các loại mục tiêu cá nhân. Thông hiểu 1 – Hiểu vì sao C11, phải xác định mục tiêu cá nhân. Tổng 12 5 1 1 Tỉ lệ % 40% 30% 20% 10% Tỉ lệ chung 40% 30% 20% 10% PHÒNG GD&ĐT BẮC KIỂM TRA CUỐI KỲ I TRÀ MY NĂM HỌC 2023 -2024 TRƯỜNG PTDT BT Môn: GDCD - Lớp 8 TH -THCS TRÀ NÚ Thời gian: 45 phút Họ và (không kể thời gian giao đề) tên.................................... ................... ĐIỂM LỜI PHÊ
  10. I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) * Khoanh tròn vào một trong các chữ cái A,B,C hoặc D đứng trước phương án trả lời đúng. Câu 1. Một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam là A. ích kỉ, keo kiệt. B. thiếu trách nhiệm. C. cần cù lao động. D. vô kỉ luật. Câu 2. Hành vi nào dưới đây là biểu hiện tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới? A. Kì thị, phân biệt giữa dân tộc đa số và dân tộc thiểu số. B. Tôn trọng tính cách, truyền thống… của các dân tộc. C. Kì thị, phân biệt chủng tộc giữa người da trắng và da màu. D. Từ chối tìm hiểu những giá trị tốt đẹp của các dân tộc. Câu 3. Nhân vật nào dưới đây chưa biết tôn trọng và bảo vệ lẽ phải? A. Anh P gửi đơn tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của ông X. B. Bạn K dũng cảm nhận khuyết điểm khi phạm phải lỗi lầm. C. Thấy anh M làm sai, anh H góp ý và khuyên anh M sửa đổi. D. Bạn T ngó lơ khi thấy bạn C mở tài liệu trong giờ kiểm tra. Câu 4. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của A. các cơ sở giáo dục. B. các cơ quan nhà nước. C. cán bộ quản lí môi trường. D. mọi công dân, cơ quan, tổ chức. Câu 5. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng biện pháp bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên? A. Dùng nhiều năng lượng hóa thạch, hạn chế dùng năng lượng tái tạo. B. Sử dụng túi vải, giấy,… để gói, đựng sản phẩm thay cho túi ni-lông. C. Chấp hành quy định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên, môi trường. D. Tuyên truyền, giáo dục để nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân. Câu 6. Chủ thể nào sau đây có vai trò: đề ra các chính sách bảo vệ môi trường; quản lí, và sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên? A. Nhà nước. B. Cá nhân công dân. C. Các tổ chức xã hội. D. Các cơ sở giáo dục. Câu 7. Em không đồng tình với quan điểm nào sau đây? A. Bảo vệ môi trường là quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi tổ chức, cá nhân. B. Môi trường và tài nguyên có tầm quan trọng đặc biệt với đời sống con người. C. Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là trách nhiệm riêng của các cơ quan nhà nước. D. Cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để bảo vệ môi trường và tài nguyên. Câu 8. Học sinh có thể thực hiện hành động nào sau đây để góp phần bảo vệ môi trường?
  11. A. Xả thật nhiều nước để tắm, giặt cho thỏa thích. B. Không tắt đèn và các thiết bị điện khi ra khỏi nhà. C. Phun thuốc trừ sâu để tiêu diệt hết các loại côn trùng. D. Sử dụng các loại túi vải, giấy,… thay cho túi ni-lông. Câu 9. Hành vi nào sau đây không phải là biểu hiện của lao động sáng tạo? A. Chăm chỉ, chịu khó làm việc một cách thường xuyên. B. Tìm tòi, cải tiến phương pháp để lao động có hiệu quả. C. Sửa chữa sai lầm, rút bài học kinh nghiệm cho bản thân. D. Tìm cách giải quyết tối ưu để nâng cao chất lượng lao động. Câu 10. Khi xác định mục tiêu cá nhân, chúng ta không cần đảm bảo yêu cầu nào dưới đây? A. Chi tiết, rõ ràng. B. Đo lường được C. Có khả năng thực hiện. D. Giống mục tiêu của bạn. Câu 11. Một trong những yêu cầu khi xây dựng mục tiêu cá nhân là mục tiêu đó phải A. có giá trị với bản thân. B. có nhiều tiền để thực hiện. C. có nhiều người hỗ trợ. D. không có mục đích thực hiện Câu 12. Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của lòng tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam? A. Giới thiệu với bạn bè quốc tế về nghệ thuật đờn ca tài tử. B. Sáng tác các tác phẩm thơ ca ca ngợi vẻ đẹp của đất nước. C. Lấn chiếm, xâm phạm các khu di tích lịch sử - văn hóa. D. Tích cực tham gia các lễ hội truyền thống của quê hương. Câu 13. Hành vi nào sau đây đã thể hiện lòng tự hào về truyền thống của dân tộc Việt Nam? A. Chị K từ chối tham gia hoạt động thiện nguyện ở địa phương. B. Gia đình và X lấn chiếm đất đai của khu di tích lịch sử - văn hóa. C. Học sinh lớp 8A tham gia dâng hương để tưởng nhớ các vua Hùng. D. Anh T chê bai những người mặc trang phục truyền thống là lạc hậu. Câu 14. Ý kiến nào dưới đây không đúng khi bàn về vấn đề: tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới? A. Cần phê phán các hành vi kì thị, phân biệt chủng tộc, văn hóa. B. Chỉ nên tôn trọng, học hỏi văn hóa của những dân tộc giàu có. C. Cần tiếp thu có chọn lọc các thành tựu văn hóa của bên ngoài. D. Mọi dân tộc đều có những nét đẹp riêng về tính cách, văn hóa. Câu 15. Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm thực hiện hành vi nào dưới đây? A. Khai thác hợp lí nguồn lợi thủy - hải sản.
  12. B. Đổ chất thải, chất độc hại ra môi trường. C. Khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên. D. Sử dụng các nguồn năng lượng sạch. II. TỰ LUẬN (5,0 ĐIỂM) Câu 16: (1,0 điểm) Người nào dưới đây cần cù, sáng tạo trong lao động? Vì sao? a) Mặc dù cơ sở vật chất phòng thí nghiệm còn thiếu nhưng anh P luôn vượt qua mọi khó khăn để lai tạo được nhiều giống cây trồng mới cho năng suất cao. b) Là trưởng phòng thiết kế và tạo mẫu, nhưng chị Q không chịu tìm tòi, nghiên cứu mà thường trông chờ, ỷ lại đội ngũ nhân viên. Mỗi khi cấp trên giao nhiệm vụ, chị thường yêu cầu nhân viên trong phòng phải sáng tạo những mẫu mới. Câu 17: (1,0 điểm) Theo em, việc bảo vệ môi trường cần thiết như thế nào đối với cuộc sống của người dân và mỗi quốc gia? Câu 18: (2,0 điểm) Em sẽ xử lí như thế nào nếu ở trong các tình huống dưới đây? a) Khi tranh luận với các bạn, em biết chắc chắn rằng ý kiến của mình là đúng nhưng đa số các bạn khác lại khẳng định là sai. b) Em nghe thấy một bạn nói xấu bạn khác, trong khi em biết sự thật không phải như vậy. Câu 19: (1,0 điểm) Em hãy đưa ra 4 việc làm mà em đã và sẽ làm để góp phần bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. ------HẾT-----
  13. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN GDCD 8 I. Phần trắc nghiệm. (5,0 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp C B D D A A C D A D A C C B B án II. Phần tự luận. (5,0 điểm) Câu Nội dung Điểm Câu 16 Trường hợp a) Anh P là người cần cù, sáng tạo 0,25 điểm (1,0 điểm). trong lao động vì anh đã luôn vượt qua khó khăn để lai tạo nhiều giống cây trồng mới cho năng suất cao trong khi cơ 0,25 điểm sở vật chất phòng thí nghiệm còn thiếu. - Trường hợp b) Chị Q là người chưa cần cù, sáng 0,25 điểm tạo trong lao động vì mặc dù là trưởng phòng thiết kế và tạo mẫu nhưng 0,25 điểm chị Q thường xuyên không chịu tìm tòi nghiên cứu, thường trông chờ, ỷ lại đội ngũ nhân viên. Câu 17 Sự cần thiết của bảo vệ môi trường: (1,0 - Bảo vệ môi trường sẽ giúp cho môi trường trong 0,5 điểm điểm). lành, sạch đẹp, bảo đảm cân bằng sinh thái; ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người 0,25 điểm và thiên nhiên gây ra. - Bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chính 0,25 điểm chúng ta.
  14. Câu 18 - Xử lí tình huống a) (2,0 + Khi biết chắc chắn rằng ý kiến của mình là đúng 0,5 điểm điểm). nhưng đa số các bạn khác lại khẳng định là sai, em sẽ dùng lí lẽ, phân tích để bảo vệ ý kiến của mình một cách thuyết phục; + Nếu các bạn vẫn khăng khăng bảo em sai, em sẽ 0,5 điểm nhờ thầy, cô giáo phân tích, giảng giải. - Xử lí tình huống b) + Nghe thấy một bạn nói xấu bạn khác, trong khi sự thật không phải là như vậy, em sẽ lên tiếng bênh vực 0,5 điểm cho bạn bị nói xấu đó; + Nếu bạn đó vẫn tiếp tục nói xấu bạn, em sẽ khéo léo nói cách nào đó để bạn bị nói xấu lên tiếng thanh minh cho mình trước các bạn (nếu có chứng cứ cụ thể 0,5 điểm thì càng tốt). Câu 19 - Những việc em đã và sẽ làm để góp phần bảo vệ (1,0 môi trường và tài nguyên thiên nhiên: điểm). + Không xả rác bừa bãi; thực hiện phân loại rác và 0,25 điểm vứt rác đúng nơi quy định. + Hạn chế sử dụng túi ni lông, đồ nhựa; tăng cường 0,25 điểm sử dụng các loại túi đựng được làm từ nguyên liệu: giấy, vải,… 0,25 điểm + Tiết kiệm điện, nước,... 0,25 điểm + Tích cực hưởng ứng, tham gia các phong trào, hoạt động bảo vệ môi trường tại địa phương. (Phần tự luận tùy theo cách giải quyết, trình bày của HS, GV thấy đúng linh hoạt ghi điểm)
  15. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN GDCD 8 (DÀNH CHO HSKT) III. Phần trắc nghiệm. (5,0 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp C B D D A A C D A C B C C B B án IV. Phần tự luận. (5,0 điểm)
  16. Câu Nội dung Điểm Câu 16 Trường hợp a) Anh P là người cần cù, sáng tạo 0,5 điểm (2,0 điểm). trong lao động vì anh đã luôn vượt qua khó khăn để lai tạo nhiều giống cây trồng mới cho năng suất cao trong khi cơ 0,5 điểm sở vật chất phòng thí nghiệm còn thiếu. - Trường hợp b) Chị Q là người chưa cần cù, sáng tạo trong lao động 0,5 điểm vì mặc dù là trưởng phòng thiết kế và tạo mẫu nhưng chị Q thường xuyên không chịu tìm tòi nghiên cứu, 0,2 điểm thường trông chờ, ỷ lại đội ngũ nhân viên. Câu 17 Sự cần thiết của bảo vệ môi trường: (3,0 - Bảo vệ môi trường sẽ giúp cho môi trường trong 1,0 điểm điểm). lành, sạch đẹp, bảo đảm cân bằng sinh thái; ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người 1,0 điểm và thiên nhiên gây ra. - Bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chính 1,0 điểm chúng ta.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2