intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, Hiệp Đức

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham gia thử sức với “Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, Hiệp Đức” để nâng cao tư duy, rèn luyện kĩ năng giải đề và củng cố kiến thức môn học nhằm chuẩn bị cho kì thi quan trọng sắp diễn ra. Chúc các em vượt qua kì thi học kì thật dễ dàng nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, Hiệp Đức

  1. PHÒNG GD&ĐT HIỆP ĐỨC KIỂM TRA CUỐI KÌ I NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TRỖI MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN – Lớp 8 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) MA TRẬN Mạch Mức độ đánh giá Tổng nội Nội dung/Chủ đề/Bài Nhận biết Thông Vận dụng Vận dụng Số câu Tổng dung hiểu cao điểm TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL Giáo 1. Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam 3 1 4 1,33 dục đạo đức 2. Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc 3 3 1 3. Lao động cần cù, sáng tạo 1 1 2 3 1 2 4. Bảo vệ lẽ phải 1 1 1 1 3 1 3 Giáo 5. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên 1 1 ½ ½ 2 1 2,66 dục nhiên pháp luật Tổng số 9 1 3 1 3 ½ ½ 15 3 10 câu Tỉ lệ % 30 10 10 2.0 10 1.0 1.0 50 50 100 Tỉ lệ 40% 30% 20% 10% 50% 50% 100% chung
  2. PHÒNG GD&ĐT HIỆP ĐỨC KIỂM TRA CUỐI KÌ I NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TRỖI MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN – Lớp 8 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA Nội Mức độ đánh giá Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Mạch dung/chủ Vận TT nội Nhận Thông Vận đề/bài dụng dung biết hiểu dụng cao 1. Tự hào về Nhận biết: Nhận biết việc làm, thái độ thể hiện, phát huy truyền thống 3TN 1TN 1 truyền thống dân tộc Việt Nam dân tộc Việt Vận dụng: Lựa chọn hành động đúng góp phần giữ gìn đặc sắc văn hóa Nam truyền thống của dân tộc Việt Nam 2. Tôn trọng sự đa dạng Nhận biết: Những hành động, việc làm, nhận định thể hiện tôn của các dân trọng sự đa dạng của các dân tộc 3TN tộc 3. Lao động Nhận biết: cần cù , - Ý nghĩa của lao động cần cù, sáng tạo sáng tạo - Biểu hiện của lao động cần cù, sáng tạo 1TN 2TN Giáo Thông hiểu: Ý nghĩa của các câu tục ngữ nói về lao động cần cù, 1TL dục đạo sáng tạo đức 4. Bảo vệ lẽ Nhận biết: Việc làm thể hiện biết bảo vệ lẽ phải 1TN 1TN 1TN phải Thông hiểu: 1TL - Ý nghĩa câu tục ngữ nói về bảo vệ lẽ phải - Những ý kiến chưa đúng về vấn đề bảo vệ lẽ phải Vận dụng: Lựa chọn hành động đúng thể hiện biết bảo vệ lẽ phải Giáo 5. Bảo vệ Nhận biết: Hành động không góp phần bảo vệ môi trường 1TN 1TN 1/2TL dục môi trường Vận dụng: 1/2TL pháp và tài - Lựa chọn hành động đúng thể hiện biết bảo vệ môi trường luật nguyên - Vận dụng kiến thức để đưa ra nhận xét và hành động phù hợp trong thiên nhiên tình huống không biết bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
  3. PHÒNG GD&ĐT HIỆP ĐỨC KIỂM TRA CUỐI KỲ I NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TRỖI MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN– Lớp 8 Họ và tên: …………………..………. Thời gian: 45phút (không kể thời gian giao đề) Lớp: ………… Điểm Nhận xét Giám thị 1 Giám thị 2 Giám khảo I. TRẮC NGHIỆM (5.0 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng từ câu 1-15. Câu 1. Câu tục ngữ nào dưới đây khuyên chúng ta giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc? A. Có đi có lại mới toại lòng nhau. B. Giấy rách phải giữ lấy lề. C. Vung tay quá trán. D. Qua cầu rút ván. Câu 2. Phương án nào dưới đây là biểu hiện của truyền thống hiếu học? A. Chị H thường xuyên tham gia các chương trình thiện nguyện. B. Vì cần cù lao động nên cuối năm vựa lúa nhà ông P đạt sản lượng cao. C. Anh T vận động bà con phát triển truyền thống làm gốm của quê hương. D. Bạn K luôn tự giác trong học tập vì thế năm nào K cũng đạt thành tích cao. Câu 3. Việc làm nào sau đây thể hiện thái độ tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc? A. Chê bai trang phục truyền thống của nước khác. B. Kì thị về làn da đen của các dân tộc ở châu Phi. C. Ủng hộ các hành động phân biệt chủng tộc. D. Tìm hiểu về nét văn hóa truyền thống của các nước. Câu 4. Câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” nói về truyền thống nào? A. Truyền thống hiếu học. B. Truyền thống yêu nước. C. Truyền thống tôn sư trọng đạo. D. Truyền thống đoàn kết. Câu 5. Giá trị truyền thống nào được thể hiện trong những hành động hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát? A. Tương thân tương ái, đoàn kết. B. Yêu nước, tự hào tinh thần dân tộc. C. Cần cù, sáng tạo trong cuộc sống. D. Quan tâm, giúp đỡ nhau trong lao động. Câu 6. Việc liên kết đào tạo giữa các cơ sở giáo dục nước ngoài với các cơ sở giáo dục Việt Nam nói đến việc học hỏi trong lĩnh vực nào? A. Kinh tế - xã hội. B. Quốc phòng - An ninh. C. Giáo dục và đào tạo. D. Khoa học - Kĩ thuật. Câu 7. Biểu hiện nào đúng với tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác? A. Chỉ dùng hàng ngoại. B. Chê bai hàng nước ngoài. C. Học hỏi kinh nghiệm của các nước. D. Chê hàng Việt Nam. Câu 8. “Chăm chỉ, chịu khó làm việc một cách thường xuyên, phấn đấu hết mình vì công việc” đó là nội dung của khái niệm nào sau đây? A. Lao động sáng tạo. B. Lao động cần cù. C. Làm việc hăng say. D. Làm việc hiệu quả. Câu 9. Người có đức tính lao động cần cù, sáng tạo sẽ A. chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống. B. bị những người khác lừa gạt, lợi dụng.
  4. C. bị những người xung quanh xa lánh. D. được mọi người yêu quý và tôn trọng. Câu 10. Sự cần cù, sáng tạo trong lao động không mang lại ý nghĩa nào sau đây? A. Hoàn thiện và phát triển phẩm chất, năng lực của mỗi cá nhân. B. Nâng cao hiệu quả lao động, góp phần xây dựng đất nước. C. Suy giảm năng suất và chất lượng lao động của con người. D. Nhận được sự yêu quý và tôn trọng của mọi người xung quanh. Câu 11. Câu ca dao “Dù cho đất đổi trời thay/ Trăm năm vẫn giữ lòng ngay với đời” đã phản ánh về vấn đề gì? A. Bảo vệ lẽ phải. B. Thay đổi để thích nghi. C. Dũng cảm, kiên cường. D. Uống nước nhớ nguồn. Câu 12. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của việc bảo vệ lẽ phải? A. Giúp mỗi người có cách ứng xử phù hợp. B. Góp phần làm lành mạnh mối quan hệ xã hội. C. Hạn chế sự phát triển của cá nhân và cộng đồng. D. Củng cố niềm tin của con người vào cộng đồng. Câu 13. Biết Lan bị các bạn ghét và phê bình sai sự thật, em sẽ hành động thế nào cho đúng? A. Mặc kệ các bạn vì việc đó không liên quan đến mình. B. Phản đối hành động của các bạn và nói rõ sự thật cho thầy cô biết. C. Đứng lên tố cáo và vu oan lại cho các bạn đó. D. Đồng tình, ủng hộ và làm theo hành động của các bạn. Câu 14. Trên đường đi học về, Ngọc và Khánh nhìn thấy một cô đem rác ra bờ hồ vứt. Ngọc muốn nhắc nhở cô không được đổ rác xung quanh hồ nhưng Khánh bảo làm vậy là vô lễ với người lớn và hơn nữa đó không phải trách nhiệm mà mình cần phải quan tâm. Nhận xét nào về hai bạn trong tình huống trên là đúng? A. Ngọc có ý thức bảo vệ môi trường, còn Khánh thì chưa có ý thức. B. Cả hai đều không có ý thức bảo vệ môi trường. C. Ngọc chưa có ý thức bảo vệ môi trường, Khánh biết bảo vệ môi trường. D. Ngọc chưa có ý thức bảo vệ môi trường, Khánh chưa nhận thức được việc cần làm. Câu 15. Hành động nào sau đây không góp phần bảo vệ môi trường? A. Phân loại rác, vứt rác đúng nơi quy định. B. Sử dụng thuốc hóa học trong trồng trọt. C. Trồng cây phủ xanh đồi trọc. D. Không sử dụng túi nilong. II. TỰ LUẬN (5.0 điểm) Câu 16. (1.0 điểm) Nêu biểu hiện của lao động cần cù, sáng tạo? Câu 17. (2.0 điểm) Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào sau đây? Vì sao? a. Người bảo vệ lẽ phải sẽ bị mọi người cô lập, xa lánh. b. Những việc làm sai trái mà không liên quan đến mình thì mình không cần quan tâm. Câu 18. (2.0 điểm) Cho tình huống sau: Khi cùng thầy cô và các bạn đi tham quan khu bảo tồn thiên nhiên, Hà đã lén lút nhổ những cây hoa lan mọc trên các thân cây cổ thụ. Lan thấy vậy thì can ngăn nhưng Hà không nghe và cho rằng đây là cây rừng, không liên quan đến Lan. c. Em có nhận xét gì về hành vi của Hà? d. Nếu em là Lan, trong tình huống đó, em sẽ làm gì cho đúng? BÀI LÀM
  5. PHÒNG GD&ĐT HIỆP ĐỨC ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TRỖI KIỂM TRA CUỐI KÌ I NĂM HỌC 2023-2024 MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN – Lớp 8 TRẮC NGHIỆM : (5.0 điểm) (Mỗi câu đúng ghi 0,33 điểm; 3 câu đúng ghi 1,0 điểm ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án B D D A A C C B D C A C B A B II. PHẦN TỰ LUẬN (5.0 điểm) Câu 16 Nêu biểu hiện của lao độngcần cù, sáng tạo: (1.0 - Chăm chỉ, chịu khó làm việc một cách thường xuyên 0.33 đ điểm) - Luôn luôn suy nghĩ, tìm tòi, cải tiến phương pháp để lao động có hiệu quả 0.33 đ - Nghiêm khắc sửa chữa sai lầm, rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân. 0.33đ Câu 17 a. (2.0 - Không đồng tình 0.33đ điểm) - Vì: + Bảo vệ lẽ phải là góp phần đẩy lùi cái xấu, cái sai, làm lành mạnh các 0.33đ mối quan hệ, củng cố niềm tin của con người. + Người bảo vệ lẽ phải sẽ luôn được mọi người yêu quý và kính trọng. 0.33đ b. - Không đồng tình. 0.33đ - Vì: + Trước việc làm sai trái, dù không liên quan đến bản thân, nhưng chúng 0.33đ ta vẫn cần lên tiếng để tố cáo cái sai, bảo vệ lẽ phải. + Im lặng đồng nghĩa với việc chúng ta đã tiếp tay cho cái ác, cái xấu. 0.33đ (Học sinh có thể trả lời theo những ý khác nhưng thuyết phục vẫn ghi điểm tối đa) Câu 18 a. Nhận xét hành vi của Hà: (2.0 - Hành vi của Hà là không đúng. 0,33đ điểm) - Khu bảo tồn thiên nhiên là để bảo vệ, lưu giữ các loài động thực vật; bảo 0,33đ vệ sự phong phú, đa dạng của các loài sinh học trong tự nhiên. - Hành vi của Hà là phá hoại môi trường tự nhiên, có thể gây tổn hại đến đa 0.33đ dạng sinh học. b. Nếu em là Lan, em sẽ: - Kiên quyết ngăn cản hành vi của Hà. 0,33đ - Giải thích cho Hà biết đây là hành vi bị cấm, vi phạm quy định của khu 0,33đ bảo tồn. - Nếu Hà không nghe, em sẽ báo cáo sự việc với thầy cô. 0.33đ (Học sinh có thể trả lời theo những ý khác nhưng thuyết phục vẫn ghi điểm tối đa)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2