Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2023-2024 có đap án - Trường THCS Thu Bồn, Điện Bàn
lượt xem 1
download
Để hệ thống lại kiến thức cũ, trang bị thêm kiến thức mới, rèn luyện kỹ năng giải đề nhanh và chính xác cũng như thêm tự tin hơn khi bước vào kì kiểm tra sắp đến, mời các bạn học sinh cùng tham khảo "Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2023-2024 có đap án - Trường THCS Thu Bồn, Điện Bàn" làm tài liệu để ôn tập. Chúc các bạn làm bài kiểm tra tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2023-2024 có đap án - Trường THCS Thu Bồn, Điện Bàn
- KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN, LỚP 8 Nội dung/chủ Mức độ đánh giá Tổng Mạch nội đề/bài học TT dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Câu Câu Tổng TN TL điểm TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL 1 Giáo Tự hào về 2 câu 0,66 dục đạo truyền 2 đức thống dân câu tộc Việt Nam. Tôn trọng 2 câu 1.5 2,66 1.5 sự đa dạng 2 câu câu câu của dân tộc Lao động 5 câu 1,65 cần cù sáng tạo 2 câu 2 câu 1 câu Bảo vệ lẽ 1/2 2 câu 1/2 1,66 2 câu phải câu câu Bảo vệ môi 3 câu 1 câu 3,0 trường và ½ 1/2 điểm 1 câu 2 câu tài nguyên câu câu thiên nhiên Xác định 1 0.33 mục tiêu cá 1 câu nhân Tổng câu 6 1.5 6 1/2 3 1/2 1/2 15 3 10 Tỉ lệ % 40% 30% 20% 10% 50% 50% Tỉ lệ chung 70% 30% 100 Bảng đặc tả đề kiểm tra cuối học kì I, lớp 8
- Số câu hỏi theo mức độ đánh giá Mạch nội TT Nội dung Mức độ đánh giá Nhận biết Thông Vận Vận dụng dung hiểu dụng cao Giáo dục Nhận biết: 2 TN đạo đức - Nêu được một số truyền thống dân tộc Việt Nam . - Kể được biểu hiện của truyền thống dân tộc việt nam. Thông hiểu - Nhận diện được giá trị của các tuyền 1. Tự hào về thống dân tộc Việt Nam truyền thống - Đánh giá được hành vi, việc làm của bản dân tộc Việt thân và những người xung quanh trong Nam việc thể hiện lòng tự hào về truyền thống 1 dân tộc Việt Nam Vận dụng: . - Xác định được những việc cần làm phù hợp với bản thân để giữ gìn phát huy truyền thống quê hương. Vận dụng cao - Thực hiện được những việc làm cụ thể để gìn giữ, phát huy truyền thống dân tộc. Nhận biết: 2TN Nêu được những biểu hiện của sự đa dạng của các dân tộc và nền văn hóa trên thế giới. Thông hiểu: Giải thích được ý nghĩa của việc tôn trọng đạo sự đa dạng của các dân tộc và nền văn hóa trên thế giới 2. Tôn trọng Vận dụng: sự đa dạng - Phê phán những hành vi kì thị , phân biệt của dân tộc chủng tộc và văn hóa. - Xác định được những lời nói, việc làm thê hiện thái độ tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới phù hợp với bản thân Vân dụng cao: Thực hiện được những lời nói, việc làm thể hiện thái độ tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới phù hợp với bản thân. 3. Lao động Nhận biết: 2TN 2TN 1TN cần cù sáng - Nêu được khái niệm cần cù tạo sáng tạo trong lao động . - Nêu được một số biểu hiện
- Số câu hỏi theo mức độ đánh giá Mạch nội TT Nội dung Mức độ đánh giá Nhận biết Thông Vận Vận dụng dung hiểu dụng cao của cần cù sáng tạo trong lao động. Thông hiểu: - Giải thích được ý nghĩa cần cù sáng tạo trong lao động . Vận dụng: - Trân trọng những thành quả lao động, quý trọng và học hỏi những tấm gương cần cù, sáng tạo trong lao động. -Phê phán những biểu hiện chây lười, thụ động trong lao động. Vận dụng cao: - Thể hiện được sự cần cù, sáng tạo trong lao động của bản thân. Nhận biết: 2TN 1/2 TL - Nêu được lẽ phải là gì? Thế nào là lẽ phải 1/2TL Thông hiểu: - Giải thích được một cách đơn giản về sự cần thiết bảo vệ lẽ phải. Vận dụng: 4. Bảo vệ lẽ - Khích lệ động viên bạn bè có thái độ, phải hành vi bảo vệ lẽ phải - Phê phán những người không biết bảo vệ lẽ phải. Vận dụng cao: - Thực hiện được việc bảo vệ lẽ phải bằng lời nói và hành động cụ thể, phù hợp với lứa tuổi. 5. Bảo vệ môi Nhận biết: 1 TL 1TN 2TN trường và tài - Nêu được một số quy định về bảo vệ môi 1 TL nguyên thiên trường và tài nguyên thiên nhiên. nhiên - Nêu được một số biện pháp cần thiết để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên - Nêu được trách nhiệm của học sinh trong việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Thông hiểu: - Giải thích được ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Vận dụng: - Phê phán, đấu tranh với những hành vi gây ô nhiễm môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Vận dụng cao:
- Số câu hỏi theo mức độ đánh giá Mạch nội TT Nội dung Mức độ đánh giá Nhận biết Thông Vận Vận dụng dung hiểu dụng cao - Thực hiện được một số việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để góp phần bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Nhận biết: 1 TN Xác định mục Yêu cầu xácđịnh mục tiêu cá nhân tiêu cá nhân Thông hiểu: Yêu cầu của mục tiêu cá nhân Tổng 6 TN 6 TN 3 TN 1/2 TL 1.5 TL 1/2 TL 1/2TL Tỉ lệ % 40 30 20 10 Tỉ lệ chung 70 % 30%
- Trường THCS Thu Bồn KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I Lớp: / ……………. NĂM HỌC: 2023-2024 Họ và tên: …………………………………………............ Môn: GDCD 8 SBD: …………….. Phòng:……………. Thời gian làm bài: 45 phút I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Chọn đáp án đúng nhất mỗi câu: Câu 1: Phẩm chất nào dưới dây là một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc A. Ích kỉ, keo kiệt B. Thiếu trách nhiệm C. Đoàn kết nhân nghĩa D. Vô kỉ luật Câu 2: Biểu hiện nào dưới đây thể hiện lòng tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam. A. Tìm cách trốn tham gia nghĩa vụ quân sự B. Giới thiệu với bạn bè quốc tế về nghệ thuật ca trù C. Lấn chiếm đất đai khu di tích lịch sử - văn hoá D. Xấu hổ về truyền thống dân tộc Việt Nam Câu 3: Hành vi nào sau đây là biểu hiện của sự cần cù, sáng tạo trong học tập, lao động? A. Khi gặp bài toán khó, bạn K không suy nghĩ mà mở sách giải ra để chép. B. Bạn M tái chế phế liệu thành vật dụng để dùng trong sinh hoạt hằng ngày. C. Bạn T làm những việc bố mẹ giao một cách qua loa, hời hợt cho xong. D. Trong hoạt động thảo luận nhóm, bạn P thường xuyên ỷ lại vào bạn bè. Câu 4: Lao động cần cù được biểu hiện thông qua hành vi nào sau đây? A. Làm việc thường xuyên, không ngừng nỗ lực vượt qua khó khăn. B. Cải tiến phương pháp làm việc để nâng cao hiệu quả lao động. C. Suy nghĩ, tìm ra cách làm việc mới để đem lại kết quả cao hơn. D. Tìm cách giải quyết tối ưu để nâng cao chất lượng lao động Câu 5: Câu tục ngữ nào dưới đây có ý nghĩa phê phán thái độ lười biếng trong lao động? A. “Kiếm củi ba năm, thiêu một giờ” B. “Nêu cao nhưng bóng chẳng ngay” C. “Lửa thử vàng, gian nan thử sức” D. “Đi cuốc đau tay, đi cày mỏi gối”. Câu 6: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của cần cù, sáng tạo trong lao động? A. Giúp con người nâng cao hiểu biết, rèn luyện các kĩ năng. B. Nâng cao hiệu quả lao động, góp phần phát triển đất nước. C. Suy giảm năng suất và chức năng lao động của con người. D. Giúp ta nhận được sự yêu mến và quý trọng của mọi người. Câu 7: Anh A và chị B được phân công phụ trách dự án cải tiến hình ảnh quảng cáo để thu hút khách hàng cho của công ty. Anh A đưa ra nhiều ý tưởng thay đổi có tính đột phá nhưng chị B không ủng hộ vì cho rằng không cần phải thay đổi nhiều để khỏi mất công, không phải suy nghĩ. Trong tình huống trên, nhân vật nào đã có ý thức sáng tạo trong lao động? A. Chị B. B. Anh A. C. Anh A và chị B. D. Không có nhân vật nào. Câu 8: Ý kiến nào dưới đây thể hiện Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc: A.Chỉ nên tôn trọng, học hỏi những dân tộc giàu có. B. Mọi dân tộc đều có cái hay, cái đẹp để học hỏi. C. Mọi sản phẩm của các dân tộc, các nền văn hóa đều tốt xấu, đều đáng được tiếp thu và học tập. D. Cần tiếp thu văn hoá không cần chọn lọc. Câu 9: Biểu hiện nào đúng với tôn trọng và học hỏi dân tộc khác: A. Chỉ dùng hàng ngoại B. Chê bai hàng nước ngoài
- C. Học hỏi kinh nghiệm, phong tục của các nước khác D. Chê hàng Việt Nam Câu 10: Nếu người thân trong gia đình bạn em làm điều trái pháp luật em nên làm gì? A. Mặc kệ vì không liên quan gì đến mình B. Quở trách vì sao lại làm các điều sai trái C. Tìm cách nói rõ sự thật và khuyên họ nên làm các điều đúng đắn D. Cũng không phải người trong gia đình mình nên không cần quan tâm Câu 11: Người tôn trọng lẽ phải có biểu hiện nào sau đây? A. Có cách cư xử không phù hợp với chuẩn mực của xã hội B. Dám lên tiếng bảo vệ lẽ phải, đẩy lùi cái sai, cái xấu C. Dùng mọi cách để bào chữa cho sự sai lầm của mình D. Sống không trung thực, không dám bảo vệ những điều đúng đắn Câu 12: Khi xác định mục tiêu cá nhân, chúng ta không cần đảm bảo yêu cầu nào dưới đây? A. Chi tiết, rõ ràng. B. Đo lường được C. Có khả năng thực hiện. D. Giống mục tiêu của bạn. Câu 13: Ý kiến nào dưới đây không đúng ý nghĩa của bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên? A. Môi trường và tài nguyên có tầm quan trọng đặc biệt với đời sống con người. B. Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là trách nhiệm riêng của các cơ quan nhà nước. C. Bảo vệ môi trường là quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi tổ chức, cá nhân. D. Cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để bảo vệ môi trường và tài nguyên. Câu 14: Học sinh có thể thực hiện hành động nào sau đây để góp phần bảo vệ môi trường? A. Xả thật nhiều nước để tắm, giặt cho thỏa thích. B. Không tắt đèn và các thiết bị điện khi ra khỏi nhà. C. Phun thuốc trừ sâu để tiêu diệt hết các loại côn trùng. D. Sử dụng các loại túi vải, giấy,… thay cho túi ni-lông. Câu 15: Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi: Tình huống. P và K sinh ra và lớn lên tại xóm X có mỏ vàng . Dạo gần đây, thấy mọi người trong xóm lén vào trong núi đào vàng, P hẹn với K sáng hôm sau cùng tham gia. Câu hỏi: Nếu là K, em nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây? A. Khuyên P không tham gia và báo cáo sự việc với lực lượng công an. B. Mặc kệ, không quan tâm vì việc đó không ảnh hưởng gì đến mình. C. Lập tức đồng ý và rủ thêm nhiều người khác cùng tham gia cho vui. D. Từ chối không tham gia nhưng cũng không can ngăn hành động của P. Phần II. Tự luận Câu 1: ( 3 điểm) a. Thế nào là bảo vệ môi trường? Thế nào là bảo vệ tài nguyên thiên nhiên? b. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là trách nhiệm của mỗi chúng ta. Vậy theo em, chúng ta cần có biện pháp gì để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên? Câu 2: ( 2 điểm) Vào giờ ra chơi, có một bạn trong lớp bị mất tiền và nghi ngờ bạn K là người lấy nên đã nói với lớp trưởng. Sau đó, lớp trưởng đến hỏi bạn K để làm rõ sự việc. Ngay lúc đó, bạn V là bạn ngồi cùng bàn, mặc dù không thích bạn K nhưng đã lên tiếng để minh oan cho bạn K. Bạn V nói với lớp trưởng: “Thời điểm đó, bạn K đang sân trường”. Khi bạn K hỏi bạn V vì sao lại giúp mình, bạn V đáp: “Sự thật thì cần được bảo vệ bạn ạ!”. Câu hỏi: a. Em có đồng tình với cách ứng xử của bạn V không? Vì sao? b. Nếu là bạn K, em sẽ nói gì với bạn V?
- ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC: 2023-2024 Môn: GIÁO DỤC CÔNG DÂN - Lớp 8 I. TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm) Mỗi câu đúng được 0,33 điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 C B B A D C B B C C B D B D A Phần II. Tự luận Câu 1 A.- Bảo vệ môi trường là giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, đảm 1 điểm bảo cân bằng sinh thái, cải thiện môi trường, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra. - Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là khai thác, sử dụng hợp lí, tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên, tu bổ, tái tạo những tài nguyên có thể 1 điểm phục hồi được. b.- Chấp hành các quy định pháp luật về bảo vệ tài nguyên, môi trường. - Tích cực tham gia các phong trào, hoạt động bảo vệ môi trường tại địa 1 điểm phương. - Thường xuyên tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho người dân, cộng đồng, doanh nghiệp, thực hiện tăng trưởng xanh, phát triển kinh tế ít chất thải, kinh tế tuần hoàn, trồng rừng... - Nghiêm cấm mọi hoạt động làm suy kiệt nguồn tài nguyên, hủy hoại môi trường. - Phê phán, đấu tranh với các hành vi gây ô nhiễm môi trường và phá hoại tài nguyên thiên nhiên. Câu 2 - Em đồng tình với cách ứng xử của bạn V. Vì: về phương diện tình 1 điểm cảm cá nhân, giữa V và K chưa có sự thân thiết, nhưng V vẫn lựa chọn việc minh oan cho K, không để K chịu oan sai, như vậy: cách ứng xử này cho thấy V đã biết tôn trọng và bảo vệ sự thật, lẽ phải. - Nếu là bạn K em sẽ nói với V rằng: “Cảm ơn cậu rất nhiều! Lời nói 1 điểm của cậu đã giúp mình được minh oan, bảo vệ được danh dự, nhân phẩm của bản thân! Có thể trước đây, chúng ta chưa hiểu nhau, nên có sự xa cách một chút. Nhưng từ bây giờ, mình sẽ mở lòng, tâm sự và chia sẻ với cậu nhiều hơn! Minh cũng mong có thể xây dựng tình cảm bạn bà thân thiết hơn với cậu!” (Phần tự luận tùy theo cách giải quyết, trình bày của HS, GV thấy đúng linh hoạt ghi điểm)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Phương Trung
3 p | 640 | 81
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017 có đáp án - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc
4 p | 249 | 28
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
3 p | 462 | 23
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 356 | 22
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Tân Viên
4 p | 520 | 20
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Ninh Phước
3 p | 319 | 18
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Trung Kiên
4 p | 378 | 16
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
4 p | 452 | 12
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường
3 p | 225 | 11
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Lê Hồng Phong
4 p | 351 | 10
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh
3 p | 283 | 10
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 435 | 8
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Yên Phương
3 p | 229 | 8
-
Đề thi học kì 1 môn Sinh lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p | 290 | 7
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017 có đáp án - Đề số 1
2 p | 205 | 7
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Kim Bôi
2 p | 158 | 6
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017 có đáp án - Đề số 2
3 p | 131 | 6
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 6 năm 2017 có đáp án
2 p | 134 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn