intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2023-2024 - Trường THCS Hội Xuân, Cai Lậy

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:7

6
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

‘Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2023-2024 - Trường THCS Hội Xuân, Cai Lậy’ sau đây sẽ giúp bạn đọc nắm bắt được cấu trúc đề thi, từ đó có kế hoạch ôn tập và củng cố kiến thức một cách bài bản hơn, chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2023-2024 - Trường THCS Hội Xuân, Cai Lậy

  1. XÂY DỰNG MA TRẬN, ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ 1 Môn GDCD, khối 8 Năm học: 2023- 2024 Thời gian làm bài: 45 (phút) 1. Khung ma trận đề kiểm tra cuối kì 1 Cấp độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận Cộng thấp dụng cao Tên bài TNKQ TL TNKQ TL TL TL 1. Bảo Khái Phân Thể hiện vệ lẽ niệm, biệt rõ rõ thái phải nhận những độ bảo biết hành vi vệ lẽ được bảo vệ lẽ phải hành vi phải bảo vệ lẽ phải Số câu: 4 1 1/2 1/2 6 Số điểm: 1.0 1.0 2.0 1.0 5.0 Tỉ lệ: 10% 10% 20% 10% 50% 2. Tự Hiểu hào được thế truyền nào là thống truyền dân tộc việt nam thống dân tộc việt nam Biểu hiện của truyền thống dân tộc Số câu: 2 2 Số điểm: 0.5 0.5 Tỉ lệ: 5% 5% 3. Bảo Những vệ môi hành vi trường gây ô và tài nhiễm
  2. nguyên môi thiên trường nhiên Cần làm gì để bảo vệ môi trường Số câu: 2 2 Số điểm: 0.5 0.5 Tỉ lệ: 5% 5% 4. Lao Hiểu Biết động cần được thế nhận cù, sáng nào, xét; rút tạo nhận ra bài biết thể hiện sự học cho tôn trọng bản thân người về khác. sự cần cù, sáng tạo trong lao động. Số câu: 4 1 5 Số điểm: 1.0 3.0 4.0 Tỉ lệ: 10% 30% 40% Số câu: 12 1 1 ½ ½ 15 Số 3.0 1.0 3.0 2.0 1.0 10 điểm: 30% 10% 30% 20% 10% 100 Tỉ lệ: T. số câu 13 1 1 15 T.số điểm 4.0 3.0 3.0 10 Tỉ lệ 40% 30% 30% 100% 2. Bảng đặc tả đề kiểm tra cuối kì 1 Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Mạch Nội Mức độ Vận TT nội Nhận Thông Vận dung đánh giá dụng dung biết hiểu dụng cao 1 Giáo Bảo vệ Nhận 4 câu 1/2 câu 1/2 câu dục đạo lẽ phải biết: (1 câu đức Khái TL) niệm,
  3. Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Mạch Nội Mức độ Vận TT nội Nhận Thông Vận dung đánh giá dụng dung biết hiểu dụng cao nhận biết được hành vi bảo vệ lẽ phải Vận dụng: Phân biệt rõ những hành vi bảo vệ lẽ phải Vận dụng cao: Thể hiện rõ thái độ bảo vệ lẽ phải Lao Nhận 4 câu 1 câu 1 câu động biết: cần cù, Hiểu sáng được thế tạo. nào, nhận biết thể hiện sự tôn trọng người khác.. Thông hiểu: Biết nhận xét; rút ra bài học cho
  4. Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Mạch Nội Mức độ Vận TT nội Nhận Thông Vận dung đánh giá dụng dung biết hiểu dụng cao bản thân về sự cần cù, sáng tạo trong lao động. Tự hào Nhận truyền biết: thống Hiểu dân tộc được thế việt nào là nam truyền thống dân tộc 2 câu Thông hiểu Biểu hiện của truyền thống dân tộc Bảo vệ Nhận môi biết: trường Những và tài hành vi nguyên gây ô thiên nhiễm Giáo nhiên môi dục 2 trường 2 câu pháp Thông luật hiểu Cần làm gì để bảo vệ môi trường Tổng 13 1 1/2 1/2 Tỉ lệ % 40 30 20 10 Tỉ lệ chung 70 30
  5. UBND HUYỆN CAI LẬY ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I TRƯỜNG THCS HỘI XUÂN NĂM HỌC 2023 - 2024 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: GDCD – Lớp 8 (Đề có 3 trang) Ngày kiểm tra: 02 tháng 01 năm 2024 Thời gian làm bài: 45 phút ––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– ĐỀ BÀI I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3.0 điểm - Mỗi lựa chọn đúng 0,25 điểm) Hãy chọn ý đúng nhất trong các câu hỏi sau đây: Câu 1. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (…) trong khái niệm sau đây: “……là những điều được cho là đúng đắn, phù hợp với đạo lý và lợi ích chung của xã hội”. A. Đạo đức. B. Luân lí. C.Lí tưởng. D. Lẽ phải. Câu 2. “Tôn trọng, giữ gìn, tuân thủ những điều đúng đắn, các chuẩn mực đạo đức, pháp luật, nội quy, quy định của các cơ quan, tổ chức và dũng cảm đấu tranh chống lại cái sai, cái xấu, cái ác” – đó là nội dung của khái niệm nào sau đây? A. Bảo vệ lẽ phải. B. Bảo vệ đạo đức. C. Tôn trọng sự thật. D. Tôn trọng pháp luật. Câu 3. Hành vi nào sau đây là biểu hiện của việc tôn trọng và bảo vệ lẽ phải? A. Tôn trọng, ủng hộ và tuân theo ý kiến của đa số. B. Tôn trọng, ủng hộ, tuân theo những điều đúng đắn. C. Bảo vệ quan điểm cá nhân đến cùng bất chấp đúng sai. D. Chỉ bảo vệ lẽ phải khi nhận được lợi ích cho bản thân. Câu 4. Những người có đức tính trung thực, biết tôn trọng và bảo vệ lẽ phải sẽ: A. nhận được nhiều lợi ích vật chất. B. bị mọi người xung quanh lợi dụng. C. được mọi người yêu mến, quý trọng. D. chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống. Câu 5. Những hành vi nào sau đây thể hiện việc bảo vệ môi trưởng? A. Xả rác bừa bãi B. Chặt phá cây xanh C. Ném vật chết xuống kênh. D. Bỏ rác đúng nơi qui định. Câu 6. Để phòng chống lũ lụt và thiệt hại do lũ lụt gây ra chúng ta cần làm gì? A. Đốt rừng để làm nương rẫy. B. Chặt bỏ cây để lấy đất làm nhà. C. Trồng cây phủ xanh đồi trọc. D. Thu hoạch cây gỗ bán lấy tiền. Câu 7. Biểu hiện của sự tôn trọng truyền thống của dân tộc là gì? A. Xuyên tạc về ý nghĩa các ngày lễ trong năm. B. Giúp đỡ mọi người khi họ gặp khó khăn, hoạn nạn.
  6. C. Chê bai các mẫu cổ vật phục dựng của dân tộc. D. Tư tưởng hướng ngoại, bài trừ các sản phẩm truyền thống Câu 8. Biểu hiện của không tự hào về truyền thống của dân tộc được thể hiện qua hành động nào sau đây? A. Học hành chăm chỉ, đạt được nhiều giải thưởng lớn. B. Chung tay xoa dịu mất mát cùng đồng bào gặp lũ lụt. C. Xuyên tạc, châm biếm về các sự kiện lịch sử. D. Tham gia nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi. Câu 9. “Chăm chỉ, chuyên cần, chịu khó trong công việc”, đó là nội dung của khái niệm nào sau đây? A. Cần cù. B. Sáng tạo. C.Kiên trì. D. Nhẫn nại. Câu 10. Lao động sáng tạo được biểu hiện thông qua hành vi nào sau đây? A. Chăm chỉ, chuyên cần có trách nhiệm với công việc được giao. B. Làm việc đều đặn và không ngừng nỗ lực vượt qua khó khăn. C. Cố gắng, nỗ lực để hoàn thành đúng hạn công việc được giao. D. Suy nghĩ, tìm ra cách làm việc mới để đem lại kết quả cao hơn. Câu 11. Người có tinh thần cần cù, sáng tạo trong học tập, lao động sẽ…. A. bị những người xung quanh xa lánh. B. được mọi người yêu mến và quý trọng. C. chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống. D. bị những người khác lừa gạt, lợi dụng. Câu 12. Câu tục ngữ nào sau đây phản ánh về đức tính sáng tạo trong học tập, lao động? A. Ăn kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa. B. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng. C. Có công mài sắt, có ngày nên kim. D. Một phút nghĩ hay hơn cả ngày quần quật. II. PHẦN TỰ LUẬN: (7.0 điểm) Câu 1. (3.0 điểm) Tình huống: Bạn Ninh và bạn Hải là học sinh lớp 8, rất chăm chỉ, cần mẫn học tập. Ngoài giờ học, cả hai bạn còn tham gia các hoạt động ngoại khoá và làm đồ thủ công mang bán. Thu nhập có được từ những hoạt động trên, hai bạn đã gửi vào quỹ khuyến học của trường để chia sẻ với các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Hỏi: a. Em có nhận xét gì về việc làm của bạn Ninh, bạn Hải và rút ra bài học cho bản thân? b. Em đã làm gì để thể hiện sự cần cù, sáng tạo trong lao động? Câu 2. (4.0 điểm) Tình huống: Trên đường đi học về, bạn P rủ bạn K vào cửa hàng tạp hoá mua quà vặt. Khi ra khỏi cửa hàng, bạn P phát hiện và nói với bạn K là cô chủ cửa hàng đã đưa thừa 20.000 đồng cho mình. Bạn P định lấy số tiền đó để đi chơi điện tử nhưng bạn K không đồng tình. Bạn K khuyên bạn P không nên làm như vậy vì cô bán hàng phải làm việc vất vả mới kiếm được tiền. Bạn P cho rằng, cô chủ không biết nên có lấy luôn cũng không sao. Thấy vậy, bạn K quyết liệt phản đối và nói rằng: “Mình sẽ nghỉ chơi với bạn nếu bạn vẫn cố tình lấy số tiền này”. Hỏi: a. Theo em, hành vi của bạn P có phù hợp không? Vì sao?
  7. b. Khi gặp những thái độ, việc làm sai trái của người khác, em thường làm gì? c. Em hãy trình bày ý nghĩa của việc bảo vệ lẽ phải? -------------------------------------------HẾT---------------------------------- Người kiểm tra Đã kiểm tra Nguyễn Văn Phương Nguyễn Thị Diễm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0