Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Cao Bá Quát (Đề 2)
lượt xem 1
download
Hãy tham khảo “Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Cao Bá Quát (Đề 2)” được chia sẻ dưới đây để giúp các em biết thêm cấu trúc đề thi như thế nào, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt điểm tốt hơn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Cao Bá Quát (Đề 2)
- UBND HUYỆN GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS CAO BÁ QUÁT NĂM HỌC 2021 - 2022 MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN Khối : 9 (Đề có 5 trang) Thời gian : 45 phút Tiết theo PPCT : 18 (Đề có 40 câu) Họ tên : ............................................................... Số báo danh : ................... Mã đề 204 Câu 1: Nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc là nền văn hoá A. đậm đà bản sắc vùng dân tộc B. chứa đựng những yếu tố tạo ra sức sống, bản lĩnh dân tộc C. hiện đại theo thời cuộc D. tao ra sức sống cho con người. Câu 2: Tự chủ có ý nghĩa? A. Giúp ta dễ dàng làm mọi công việc đạt kết quả cao. B. Giúp ta có chỗ đứng vững chắc trong xã hội C. Giúp ta đứng vững trước những tình huống khó khăn và những thách thức, cám dỗ. D. Khiến ta có uy tín trước mọi người. Câu 3: Việc làm nào sau đây không góp phần làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả của người lao động? A. Nâng cao tay nghề. B. Dám làm việc khó khăn mà người khác né tránh. C. Rèn luyện sức khỏe. D. Lao động tự giác Câu 4: Trong các hành vi dưới đây, hành vi nào thể hiện tính sáng tạo trong công việc? A. Chỉ làm theo những điều được hướng đẫn, chỉ bảo. B. Vứt đồ đặc bừa bãi C. Đang làm việc này, lại chạy ra làm việc khác D. Biết sắp xếp thời gian học tập, nghỉ ngơi, hoạt động thể dục thể thao hợp lý Câu 5: Câu nào dưới đây thể hiện sự tác hại của thiếu tự chủ? A. Sông sâu sóng cả, chớ ngã tay chèo. B. Có công mài sắt có ngày nên kim. C. Dù ai nói ngả nói nghiêng/ Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân. D. Cả giận mất khôn. Câu 6: Chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ nhau trong lĩnh vực nào đó vì mục đích chung được gọi là? A. Đoàn kết. B. Giao lưu. C. Hợp tác D. Quan hệ. Câu 7: Ý kiến nào dưới đây không đúng khi nói về ý nghĩa của tự chủ? A. Tự chủ giúp chúng ta làm được mọi điều mình mong muốn. B. Tự chủ giúp mỗi người đứng vững trước những cám dỗ. C. Tự chủ giúp mỗi người dễ dàng vượt qua khó khăn, thử thách trong cuộc sống. D. Tự chủ là chìa khóa của thành công. Câu 8: Giá trị tốt đẹp của dân tộc được hình thành như thế nào? A. Hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc được truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác B. Hình thành trong một thời gian ngắn. C. Hình thành trong cuộc sống lao động lâu đời. D. Hình thành trong sinh hoạt văn hóa lâu đời của một dân tộc Câu 9: Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả là ...đối với mỗi người trong thời đại ngày nay. Trong dấu “...” là? Trang 1/5
- A. yêu cầu. B. tiền đề. C. điều kiện. D. động lực Câu 10: Câu tục ngữ : “Phải biết lấy mềm để thắng cứng. Lấy yếu để thắng mạnh” nói về người như thế nào. A. Chỉ biết lợi cho mình B. Có tính năng động, sáng tạo C. Dám nghĩ , dám làm D. Lười làm , ham chơi Câu 11: WHO là tổ chức có tên gọi là? A. Tổ chức y tế thế giới. B. Tổ chức Bắc Đại Tây Dương. C. Tổ chức lương thực thế giới. D. Tổ chức Liên minh Châu Âu. Câu 12: Năng động, sáng tạo chỉ có thể có ở những người A. ỷ lại vào người khác B. không có ý chí vươn lên C. ham chơi, lười biếng D. say mê tìm tòi, thích khám phá. Câu 13: Tục thờ cúng ông bà tổ tiên của người Việt Nam là A. tín ngưỡng của đạo Phật, giàu tính nhân văn. B. thói quen khó bỏ của người Việt Nam. C. nét đẹp trong truyền thống văn hoá của người Việt. D. hủ tục mê tín dị đoan. Câu 14: Thiếu tự chủ, con người có thể dẫn đến việc A. Biết kiềm chế những ham muốn của bản thân. B. Luôn nghe ý kiến của mọi người. C. Luôn hành động theo ý mình. D. Luôn quyết định vội vàng trong mọi vấn đề. Câu 15: Câu tục ngữ nào sau đây không thể hiện truyền thống yêu thương đùm bọc? A. Lá lành đùm lá rách. B. Duyên ai, phận nấy. C. Thương người như thể thương thân. D. Một miếng khi đói bằng một gói khi no. Câu 16: Hợp tác cùng phát triển phải dựa trên nguyên tắc A. một bên làm và cùng hưởng . B. cùng làm và một bên hưởng lợi. C. chỉ cần hai bên cùng có lợi. D. cùng có lợi, không làm tổn hại đến người khác Câu 17: Luôn say mê nghiên cứu tìm tòi để tìm ra cái mới, cách giải quyết mới là biểu hiện của người A. Kiên trì. B. Sáng tạo C. Dũng cảm Câu 18: Ý kiến nào dưới đây không phải ý nghĩa của làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả? A. Giúp mỗi người đạt được mọi mục đích đã đề ra. B. Góp phân nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân. C. Là yêu cầu của người lao động trong xã hội hiện đại. D. Thúc đẩy sự phát triển của đất nước trong thời kì hội nhập. Câu 19: Tạo ra được nhiêu sản phẩm có giá trị cao về cả nội dung và hình thức trong một thời gian nhất định là biểu hiện của A. năng động, sáng tạo tron công việc B. hợp tác cùng phát triển. C. tự chủ trong công việc D. làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả. Câu 20: Việc làm nào dưới đây không phải là mục đích phù hợp của hợp tác quốc tế? A. Ngăn chặn chiến tranh. B. Bảo vệ môi trường. C. Chạy đua vũ trang nhằm bảo vệ chủ quyền trước nguy cơ mất an ninh. D. Hạn chế bùng nổ dân số. Trang 2/5
- Câu 21: Thái độ và hành vi nào sau đây không thể hiện sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ? A. Trân trọng, đánh giá cao các nghệ nhân của những nghề truyền thống. B. Sống theo quan điểm của mình, không làm hại người khác là được C. Tìm đọc tài liệu về các truyền thống và phong tục tập quán của dân tộc D. Tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa. Câu 22: Tình huống nào sao đây thể hiện rõ tác hại của thiếu tự chủ ? A. Trong quá trình hợp tác với đối tác, chị Oanh thường xuyên thay đổi kế hoạch. B. Nam đã bị rủ rê lôi kéo vào con đường nghiện hút ma túy C. Dù trong gia đình gặp biến cô nhưng Xuyến không chán nản, tuyệt vọng. D. Vinh luôn làm theo ý của mình sau khi đã lắng nghe và phân tích ý kiến của mọi người. Câu 23: Ý kiến nào dưới đây đúng khi nói về năng động, sáng tạo? A. Khó có kết quả cao trong học tập nếu không năng động, sáng tạo. B. Trong học tập chỉ cần chăm chỉ là đủ, không nhất thiết phải hoạt bát. C. Năng động, sáng tạo là phẩm chất riêng của những thiên tài. D. Học sinh còn nhỏ tuổi chưa thể sáng tạo được Câu 24: Quan điểm nào dưới đây không phản ánh đúng truyền thống của dân tộc? A. Chăm sóc cha mẹ khi về già, thuận hoà với anh em. B. Không phải khi ta giàu có mới có thể giúp được người khác C. Hầu hết người sống theo truyền thống ít nhiều có tư tưởng cổ hủ, lạc hậu. D. Nhiều nhóm trẻ em yếu thế trong xã hội đa số được hỗ trợ từ nhà nước Câu 25: Người nông dân nghiên cứu, sáng chế ra máy bóc lạc phục vụ trong sản xuất được gọi là? A. Cần cù, chịu khó. B. Tích cực, tự giác C. Năng động, sáng tạo. D. Cần cù, tự giác Câu 26: Việc làm nào dưới đây thể hiện sự thiếu năng động, sáng tạo của học sinh? A. Mạnh dạn nhờ thầy cô, bạn bè giảng lại bài khi chưa hiểu. B. Hãng hái giơ tay phát biểu trong giờ học C. Chủ động đọc thêm sách, báo để nâng cao sự hiểu biết của bản thân. D. Luôn tìm mua những cuốn sách giải bài tập hay cho bộ sưu tập sách của mình để sử dụng khi không làm được bài. Câu 27: Hành động “ Hậu tức giận, văng tục khi bắt Ninh phải xin lỗi vì làm rách quyển truyện mới của Hậu”. Là do nguyên nhân nào? A. Thiếu tự giác B. Thiếu tự chủ. C. Thiếu hiểu biết. D. Thiếu kỷ luật. Câu 28: Việc làm nào dưới đây của bạn K thể hiện làm việc có năng suất, chất lượng hiệu quả? A. Trong giờ học nhạc tranh thủ ôn lại bài môn Văn B. Trong giờ kiểm tra cố gắng làm bài thật nhanh để nộp trước các bạn. C. Tranh thủ làm bài luôn ở trên lớp để về nhà đỡ phải học. D. Sắp xếp thời gian và kế hoạch hợp lí để có kết quả cao trong học tập. Câu 29: Quan điểm nào dưới đây không phải biểu hiện của năng động, sáng tạo? A. Ăn cây nào, rào cây nấy. B. Cái khó ló cái khôn. C. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. D. Non cao cũng có đường trèo/ Đường dẫu hiểm nghèo cũng có lối đi. Câu 30: Làm thế nào để kế thừa và phát huy những di sản, truyền thống văn hoá của dân tộc? A. Xây những toà cao ốc hiện đại, xứng tầm quốc tế. B. Mở cửa định kì các khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh để gìn giữ C. Tăng cường giáo dục, phổ biến cho nhân dân về các giá trị của đi sản nơi họ sống D. Cải tạo, làm mới các di tích lịch sử, đền chùa và quy định nghiêm ngặt về tiêu chuẩn khách tham quan. Trang 3/5
- Câu 31: Trong sản xuất, biểu hiện của làm việc có năng suất chất lượng, hiệu quả là A. tìm tòi áp dụng công nghệ mới, luôn đề cao chất lượng sản phẩm. B. chạy theo lợi nhuận, làm hàng giả. C. dùng nguyên vật liệu kém chất lượng để có lãi cao. D. buôn lậu, trốn thuế để tăng thu nhập. Câu 32: Ngày nay để làm việc đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả chúng ta cần làm gì? A. Áp dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật tiến bộ vào trong sản xuất. B. Sử dụng lao động trí óc thay lao động chân tay. C. Sự kết hợp giữa khoa học kĩ thuật, cùng bàn tay, khối óc D. Sử dụng lao động chân tay thay lao động trí óc Câu 33: Việt Nam gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á không nhằm A. thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vự B. thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. C. D. chống lại sự cạnh tranh của Mỹ, Nhật Bản, Tây Âu. E. giúp đỡ lẫn nhau dưới hình thức đào tạo và cung cấp các phương tiện nghiên cứu trong các lĩnh vực giáo dục, chuyên môn, kỹ thuật và hành chính. Câu 34: Dựa trên trách nhiệm trong kế thừa và phát huy truyền thống của dân tộc, em không tán thành ý kiến nào sau đây? A. Dân tộc Việt Nam có nhiều truyền thống tốt đẹp rất đáng tự hào B. Trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, truyền thống dân tộc không còn quan trọng nữa. C. Một dân tộc nếu không biết trân trọng, giữ gìn các giá trị truyền thống dân tộc đó sẽ tự đánh mất mình D. Để phát triển, mỗi dân tộc phải biết giữ gìn, phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình, đồng thời học hỏi tinh hoa của các dân tộc khác Câu 35: Ý kiến nào dưới đây không đúng về vấn đề hợp tác? A. Hợp tác là trách nhiệm của các nước giàu đối với các nước nghèo. B. Hợp tác giúp ta vốn, trình độ quản lí, khoa học công nghệ. C. Hợp tác quốc tế để giải quyết những vấn đề bức xúc có tính toàn cầu. D. Hợp tác sẽ tăng cường tình đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau. Câu 36: Để dễ học môn tiếng Anh, P đưa ra phương pháp học tiếng anh: học từ mới, học bài cũ, đọc trước bài mới, học tiếng anh thông qua bài hát và các bộ phim. Việc làm đó thể hiện? A. Việc làm năng suất, chất lượng và hiệu quả. B. Việc làm chất lượng, hiệu quả. C. Việc làm năng suất, khoa học D. Việc làm hiệu quả, năng suất, năng động. Câu 37: Để ôn tập chuẩn bị cho thi học kì , T rủ em làm chung đề cương , bạn nào học tốt môn nào thì làm đề cương môn ấy , vừa tiết kiệm thời gian vừa đảm bảo chất lượng , hiệu quả . Trong trường hợp đó , em nên làm gì ? A. Nhất trí với ý kiến của T , rủ thêm một số bạn học giỏi khác cùng làm . B. Không đồng ý với ý kiến của T nhưng cũng không nói gì . C. Khuyên T nên tự làm đề cương thì ôn tập mới có hiệu quả . D. Kể với các bạn cán bộ lớp để các bạn phê bình T. Câu 38: Ý kiến nào sau đây phản ánh đúng mối quan hệ giữa năng động và sáng tạo? A. Năng động là động cơ để sáng tạo, sáng tạo là con đường để năng động. B. Năng động là cơ sở để sáng tạo, sáng tạo là động lực để năng động. C. Năng động là mục đích để sáng tạo, sáng tạo là con đường để năng động. D. Năng động là cơ sở để sáng tạo, sáng tạo là con đường để năng động. Câu 39: Trong giờ thực hành bài Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, có nhiều ý kiến khác nhau về “Chiếc áo dài” - trang phục truyền thống của dân tộc Là người hiểu về sự kế thừa Trang 4/5
- và phát huy truyện thống tốt đẹp của dân tộc, em đồng ý với ý kiến nào dưới đây? A. Chỉ nên mặc áo dài trong những buổi lễ quan trọng. B. Áo dài là nét đẹp, tôn vinh hình ảnh người phụ nữ Việt Nam. C. Áo dài chỉ là trang phục truyền thống của người Hà Nội. D. Mặc áo dài chỉ vướng víu, không phù hợp với giới trẻ hiện nay. Chúng ta cần đẩy mạnh cách tân áo dài. Câu 40: Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam là những thắng lợi của các cuộc cách mạng. Vậy theo em, con đường cách mạng mà Nguyễn Ái Quốc đã lựa chọn cho cách mạng Việt Nam là: A. Cách mạng dân chủ tư sản. B. Cách mạng tư sản. C. Cách mạng khoa học, kĩ thuật. D. Cách mạng vô sản. ------ HẾT ------ Trang 5/5
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
3 p | 433 | 23
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 345 | 22
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồng Phương
3 p | 482 | 21
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Tân Viên
4 p | 515 | 20
-
Đề thi học kì 1 môn Toán lớp 7 năm 2017 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường
5 p | 328 | 19
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
3 p | 945 | 17
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 317 | 17
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Trung Kiên
4 p | 375 | 16
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
6 p | 564 | 16
-
Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh
2 p | 231 | 15
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh
2 p | 300 | 12
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
4 p | 448 | 12
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh
3 p | 276 | 10
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 429 | 8
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Yên Phương
3 p | 226 | 8
-
Đề thi học kì 1 môn Sinh lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p | 287 | 7
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017 có đáp án - Đề số 1
2 p | 198 | 7
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017 có đáp án - Đề số 2
3 p | 130 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn