intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Dương Xá (Đề 2)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

9
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để hệ thống lại kiến thức cũ, trang bị thêm kiến thức mới, rèn luyện kỹ năng giải đề nhanh và chính xác cũng như thêm tự tin hơn khi bước vào kì kiểm tra sắp đến, mời các bạn học sinh cùng tham khảo "Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Dương Xá (Đề 2)" làm tài liệu để ôn tập. Chúc các bạn làm bài kiểm tra tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Dương Xá (Đề 2)

  1. PHÒNG GD & GIA LÂM ĐỀ THI CUỐI KÌ I NĂM HỌC 2020 – 2021 TRƯỜNG THCS DƯƠNG XÁ Môn: GDCD 9 ĐỀ 2 Thời gian: 45 phút Câu 1. Cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, lĩnh vực nào đó vì mục đích chung gọi là: A. hợp tác. C. giúp đỡ. B. tương tác. D. chia sẻ. Câu 2. Việc làm nào dưới đây là biểu hiện của hợp tác cùng phát triển? A. Cùng góp sức giải bài trong giờ kiểm tra. B. Cho bạn chép bài để cùng được điểm cao. C. Chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn. D. Sẵn sàng bảo vệ, ủng hộ bạn trong mọi cuộc tranh luận. Câu 3: FAO là tổ chức có tên gọi là? A. Tổ chức Bắc Đại Tây Dương. B. Tổ chức Liên minh Châu Âu. C. Tổ chức lương thực thế giới. D. Tổ chức y tế thế giới. Câu 4: Em không đồng ý với ý kiến nào sau đây? A. Để hợp tác có hiệu quả đòi hỏi các bên phải có sự tôn trọng nhau. B. Giữa các nước có trình độ phát triển khác nhau thì không thể hợp tác. C. Tôn trọng, lắng nghe, học hỏi sẽ giúp cho sự hợp tác bền vững hơn. D. Các nước có nền kinh tế phát triển cũng cần thể hiện sự hợp tác. Câu 5. Ý nào dưới đây đúng khi nói về sự cần thiết của hợp tác quốc tế? A. Hợp tác giữa các nước đã phát triển và những nước đang phát triển không thể có sự công bằng và cùng có lợi. B. Hợp tác quốc tế là xu hướng tất yếu trong bối cảnh thế giới đang đối mặt với những vấn đề bức xúc mang tính toàn cầu. C. Hợp tác cùng phát triển là việc sử dụng lực lượng vũ trang của liên minh các quốc gia xâm phạm chủ quyền của quốc gia khác nhằm mở rộng lãnh thổ. D. Hợp tác cùng phát triển là sự giúp đỡ vô điều kiện của những nước lớn đối với những nước nhỏ. Câu 6: Trong các ý kiến dưới đây, ý kiến nào em cho là đúng khi nói về hợp tác? A. Học nhóm cũng là một biểu hiện của sự hợp tác cùng phát triển. B. Tuyệt đối không nên hợp tác với nước đã từng gây chiến tranh với nước mình. C. Không cần hợp tác quốc tế vẫn giải quyết được những vấn đề toàn cầu. D. Hợp tác để tranh thủ mọi sự giúp đỡ của người khác để làm lợi cho mình. Câu 7: Việt Nam gia nhập ASEAN vào ngày tháng năm nào? A. 28/7/1995. B. 24/6/1995. C. 28/7/1994. D. 27/8/1994. Câu 8. Để chuẩn bị cho bài tập thực hành, bạn Hà (cùng làm chung nội dung) rủ em chia đôi bài ra làm cho đỡ vất vả để đưa cho nhau chép vừa nhanh vừa hiệu quả. Là người hiểu về sự hợp tác cùng phát triển, em sẽ làm gì? A. Đồng ý với ý kiến của Hà và cùng thực hiện việc đó B. Không nhận lời vì sợ cô giáo phát hiện. C. Không đồng ý với ý kiến của T nhưng cũng không nói gì. D. Giải thích cho T hiểu học không phải chỉ để làm bài kiểm tra. KTCKI_GDCD9_Đề số 2_ Trang 1/4
  2. Câu 9. Để xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, chúng ta phải làm gì? A. Giữ nguyên truyền thông cũ của dân tộc. B. Xoá bỏ tất cả những gì thuộc về quá khứ. C. Tiếp thu, học hỏi những tinh hoa, văn hoá tiên tiến của nhân loại. D. Phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại. Câu 10. Hành vi nào dưới đây thể hiện sự kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc? A. Mê tín, tin vào bói toán. B. Gây rối trật tự công cộng. C. Ủng hộ đồng bào gặp thiên tai. D. Chê bai các lễ hội truyền thống. Câu 11. Tục thờ cúng ông bà tổ tiên của người Việt Nam là: A. hủ tục mê tín dị đoan. B. thói quen khó bỏ của người Việt Nam. C. tín ngưỡng, lạc hậu, thiếu tính nhân văn. D. nét đẹp trong truyền thống văn hoá của người Việt. Câu 12. Truyền thống “ Tôn sư trọng đạo ” là giá trị truyền thống về: A. làng nghề. B. đạo đức. C. tín ngưỡng. D. nghệ thuật. Câu 13. Để kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, học sinh không được làm việc nào dưới đây? A. Đoàn kết với các bạn. B. Chăm chỉ học tập. C. Lễ phép với thầy, cô giáo D. Gây gổ đánh nhau. Câu 14. Trong giờ thực hành bài Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, có nhiều ý kiến khác nhau về “ Chiếc áo dài ” - trang phục truyền thống của dân tộc. Là người hiểu về sự kế thừa và phát huy truyền thống đẹp của dân tộc, em đồng ý với ý kiến nào dưới đây? A. Chỉ nên mặc áo dài trong những buổi lẽ quan trọng. B. Áo dài chỉ là trang phục truyền thống của người Hà Nộ. C. Áo dài là nét đẹp, tôn vinh hình ảnh người phụ nữ Việt Nam. D. Mặc áo dài chỉ vướng víu, không phù hợp với giới trẻ hiện nay. Câu 15: Em có đồng ý với ý kiến sau hay không? Vì sao? “Trong thời đại mở cửa hiện nay, truyền thống dân tộc không còn phù hợp nữa” A. Đồng ý. Vì truyền thống là những gì xưa cũ nên không thể dung trong xã hội hiện đại được nữa. B. Không đông ý. Vì truyền thống tạo nên bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc, là nền tảng để phát triển dân tộc và mỗi cá nhân. C. Đồng ý. Vì đó là đi ngược với xu hướng phát triển của thế giới. D. Không đồng ý. Vì truyền thống là niềm tự hào của mỗi quốc gia dân tộc. Câu 16: Hủ tục là gì? A. Là những truyền thống mang tính vùng miền, đi ngược với sự phát triển của xã hội. B. Là những phong tục, tập quán tiêu cực, cản trở sự phát triển của con người và xã hội. C. Là những truyền thống tốt đẹp của dân tộc được truyền từ đời này sang đời khác. D. Là nét bản sắc văn hóa dân tộc của đia phương. Câu 17. Tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm là biểu hiện của người: A. thụ động. B. lười biếng C. năng động. D. khoan dung. Câu 18. Biểu hiện nào dưới đây không phải ý nghĩa của năng động, sáng tạo? A. Giúp con người làm nên những kì tích vẻ vang. B. Giúp mỗi người đạt được bất cứ điều gì mình mong muốn. KTCKI_GDCD9_Đề số 2_ Trang 2/4
  3. C. Giúp con người vượt qua những ràng buộc, khó khăn của hoàn cảnh. D. Giúp con người đạt được mục đích để ra nhanh chóng, tốt đẹp. .. Câu 19. Quan điểm nào dưới đây không phải biểu hiện của năng động, sáng tạo? A. Ăn cây nào, rào cây mây. B. Cái khó ló cái khôn. C. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn D. Non cao cũng có đường trèo / Đường dẫu hiểm nghèo cũng có lối đi. Câu 20. Biểu hiện nào dưới đây được coi là tính năng động, sáng tạo? A. Dám làm việc khó khăn mà người khác né tránh. B. Luôn làm theo những điều đã được hướng dẫn, chỉ bảo. C. Có ý kiến riêng và bằng mọi giá bảo vệ ý kiến đó. D. Dám làm mọi việc để đạt được mục đích của mình. Câu 21. Năng động, sáng tạo trong học tập được biểu hiện khi: A. chỉ học bài khi bố mẹ nhắc nhở. B. lười suy nghĩ khi gặp bài khó. C. thực hiện đúng nội quy nhà trường để khỏi bị phạt. D. tự lập kế hoạch học tập và rèn luyện của bản thân trong mỗi năm học. Câu 22. Bản chất của sáng tạo thể hiện ở chỗ sản phẩm của sáng tạo: A. thường lặp lại cái đã có và có ích cho người sản xuất. B. không lặp lại cái đã có và có ích cho người sản xuất. C. không lặp lại cái đã có và có hại cho người sản xuất. D. lặp lại cái đã có và không đem lại lợi ích cho người sản xuất Câu 23. Trường hợp nào dưới đây thể hiện sự năng động? A. Ban Q học Tiếng Anh trong giờ Văn. B. Bạn M chép bài của bạn trong giờ kiểm tra. C. Bạn T luôn tìm những cách giải mới cho một bài toán. D. Bạn P trốn học để đi làm thêm kiếm tiền. Câu 24. Trong giờ học môn Công nghệ, cô giáo phân công mỗi nhóm lắp một bảng điện dân dụng. Bạn T nhóm em đưa ra sáng kiến, mỗi bạn trong nhóm đóng tiền thuê người làm để được điểm cao. Các bạn nhất trí và khen T sáng tạo. Là người hiểu về sự sáng tạo, em sẽ làm gì? A. Nhất trí với ý kiến của T và các bạn để cùng thực hiện. B. Vận động các bạn không làm theo ý kiến của T và đề nghị T rời khỏi nhóm. C. Xin cô chuyển sang nhóm khác vì không đồng tình với việc làm của T và các bạn D. Thuyết phục các bạn tự làm để có kinh nghiệm. Câu 25. Tạo ra được nhiều sản phẩm có giá trị cao về cả nội dung và hình thức trong một thời gian nhất định là biểu hiện của A. tự chủ trong công việc. B. hợp tác cùng phát triển. C. năng động, sáng tạo trong công việc. D. làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả. Câu 26. Ý kiến nào dưới đây không phải ý nghĩa của làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả? A. Giúp mỗi người đạt được mọi mục đích đã đề ra. KTCKI_GDCD9_Đề số 2_ Trang 3/4
  4. B. Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân. C. Là yêu cầu của người lao động trong xã hội hiện đại. D. Thúc đẩy sự phát triển của đất nước trong thời kì hội nhập. Câu 27. Quan điểm nào dưới đây đúng về làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả? A. Trong sản xuất chỉ cần chú ý đến chất lượng sản phẩm. B. Chỉ cần tập trung vào số lượng sản phẩm là nâng cao hiệu quả. C. Làm việc năng suất, chất lượng sẽ đem lại hiệu quả trong lao động. D. Trong kinh doanh, đảm bảo cả năng suất và chất lượng sẽ không có lợi nhuận. Câu 28. Để làm việc năng suất, chất lượng, hiệu quả, học sinh cần: A. chép bài của bạn để đạt điểm cao. B. chép sách giải khi gặp bài khó. C. nhờ anh chị làm hộ bài tập. D. không ngừng tìm tòi, sáng tạo trong học tập. Câu 29. Việc làm nào dưới đây của bạn K thể hiện làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả? A. Trong giờ học Nhạc tranh thủ ôn lại bài môn Văn. B. Tranh thủ làm bài luôn ở trên lớp để về nhà đỡ phải học. C. Sắp xếp thời gian và kế hoạch hợp lí để có kết quả cao trong học tập. D. Trong giờ kiểm tra cô gắng làm bài thật nhanh để nộp trước các bạn. Câu 30. Để làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả, người lao động không làm việc nào dưới đây? A. Tích cực nâng cao tay nghề. B. Làm bừa, làm ẩu để kịp tiến độ. C. Lao động tự giác, tuân theo kỉ luật. D. Chủ động tìm tòi, sáng tạo trong lao động. Câu 31. Đề ôn tập chuẩn bị cho thi học kì, T rủ em làm chung đề cương, bạn nào học tốt môn nào thì làm đề cương môn ấy, vừa tiết kiệm thời gian vừa đảm bảo chất lượng, hiệu quả. Trong trường hợp đó, em nên làm gì? A. Kể với các bạn cán bộ lớp để các bạn phê bình T B. Khuyên T nên tự làm đề cương thì ôn tập mới có hiệu quả. C. Không đồng ý với ý kiến của T nhưng cũng không nói gì. D. Nhất trí với ý kiến của T, rủ thêm một số bạn học giỏi khác cùng làm. Câu 32. Trong giờ luyện tập môn Toán, H rủ em mở sách giải ra chép, vừa nhanh, vừa đúng lại được điểm cao. Là người hiểu về làm việc năng suất, chất lượng, hiệu quả, em nên làm gì? A. Mở sách giải ra chép cùng H. B. Không dám làm vì sợ cô biết. C. Đợi H chép xong rồi chép lại của H. D. Yêu cầu H cất sách giải và tự làm bài. -----------------------Hết--------------------- KTCKI_GDCD9_Đề số 2_ Trang 4/4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2