Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Kim Lan
lượt xem 2
download
Mời các bạn học sinh và quý thầy cô cùng tham khảo “Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Kim Lan” để giúp học sinh hệ thống kiến thức đã học cũng như có cơ hội đánh giá lại năng lực của mình trước kì thi sắp tới và giúp giáo viên trau dồi kinh nghiệm ra đề thi.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Kim Lan
- PHÒNG GD&ĐT HUYỆN GIA LÂM MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS KIM LAN MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 9 NĂM HỌC 2021 - 2022 Thời gian làm bài: 45 phút. Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Cộng Chủ đề 1. Hợp tác Nhận biết khái Hiểu được ý nghĩa Biết một số tổ chức Vận dụng kiến niệm, biểu hiện của của hợp tác quốc quốc tế mà Việt thức nhận tình hữu nghị, hợp tế, nguyên tắc hợp Nam tham gia, một diện, giải đáp tác quốc tế tác số công trình hợp tình huống. tác giữa Việt Nam và các nước khác Số câu 6 2 5 1 14 Số điểm 1.5 0.5 1.25 0.25 3.5 Tỉ lệ % 15% 5% 12.5 2.5 35% 2. Kế thừa và Nhận biết khái Hiểu được vì sao Xác định những thái Vận dụng kiến phát huy niệm, biểu hiện của phải kế thừa và độ hành vi cần thiết thức nhận truyền thống sự kế thừa và phát phát huy truyền để kế thừa, phát diện, giải đáp tốt đẹp của huy truyền thống tốt thống tốt đẹp của huy truyền thống tốt tình huống. dân tộc đẹp của dân tộc. dân tộc đẹp của dân tộc. Số câu 6 2 2 1 11 Số điểm 1.5 0.5 0.5 0.25 2.75 Tỉ lệ % 15% 5% 5% 2.5% 27.5% 3. Lao động, Nhận biết khái niệm Hiểu được ý nghĩa Biết cần phải làm gì Vận dụng kiến sáng tạo năng động, sáng của năng động, để trở thành người thức nhận tạo; người năng sáng tạo và ý năng động, sáng diện, giải đáp động, sáng tạo; nghĩa của làm việc tạo, các yếu tố cần tình huống. khái niệm làm việc có năng suất, chất thiết để làm việc có có năng suất, chất lượng và hiệu quả. năng suất, chất lượng, hiệu quả lượng, hiệu quả. Biết được những biểu hiện của năng động, sáng tạo trong học tập, lao động, và trong cuộc sống hàng ngày. Số câu 6 2 5 2 15 Số điểm 1.5 0.5 1.25 0.5 3.75 Tỉ lệ % 15% 5% 12.5% 5% 37.5% Tổng số câu 18 6 12 4 40 Tổng số điểm 4.5 1.5 3 1 10 Tỉ lệ % 45% 15% 30% 10% 100% PHÒNG GD&ĐT HUYỆN GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS KIM LAN MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 9 NĂM HỌC 2021 - 2022 Thời gian làm bài: 45 phút. ĐỀ I Trả lời câu hỏi bằng cách ghi ra giấy chữ cái đứng trước câu trả lời đúng: Câu 1: FAO là chữ viết tắt của tổ chức nào sau đây? A. Tổ chức Bắc Đại Tây Dương B. Tổ chức y tế thế giới. C. Tổ chức lương thực thế giới D. Tổ chức Liên minh Châu Âu. Câu 2: Hợp tác với các nước sẽ giúp các quốc gia điều gì? A. Có điều kiện tốt nhất để phát triển. B. Nhờ các nước giúp đỡ để phát triển. C. Lợi dụng sự ủng hộ của các nước khác. D. Trở nên hùng mạnh.
- Câu 3. Việt Nam gia nhập WTO vào ngày tháng năm nào? A. 11/2/2006. B. 2/11/2006. C. 13/2/2007. D. 11/1/2007. Câu 4: Hành vi nào sau đây thể hiện tình hữu nghị khi tiếp xúc với người nước ngoài? A. Niềm nở, sẵn sàng giúp đỡ khách nước ngoài. B. Tò mò để ý xem cách ăn mặc của họ. C. Xin tiền của khách du lịch người nước ngoài. D. Đùa vui bằng cách nhại tiếng nói của họ. Câu 5: Tình hữu nghị giữa Việt Nam và các dân tộc trên thế giới là gì? A. Quan hệ anh em với các nước. B. Quan hệ bạn bè với các nước láng giềng. C. Quan hệ bạn bè, thân thiện với các nước. D. Quan hệ anh em với dân tộc khác. Câu 6: Hành vi nào sau đây không thể hiện tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới? A. Giao lưu với học sinh nước ngoài. B. Dùng vũ lực gây chiến tranh. C. Ủng hộ các nước bị thiên tai. D. Không kì thị tôn giáo và phân biệt chủng tộc. Câu 7: Nội dung nào dưới đây không thể hiện sự tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác? A. Tìm hiểu, tiếp thu những điều tốt đẹp. B. Có hành vi chế giễu với những nền văn hóa khác. C. Thể hiện lòng tự hào dân tộc chính đáng. D. Tôn trọng chủ quyền và lợi ích của các dân tộc. Câu 8: Việc làm nào dưới đây của học sinh thể hiện thái độ tôn trọng và học hỏi dân tộc khác? A. Tiếp thu mọi tư tưởng văn hóa. B. Tiếp thu không phù hợp với điều kiện đất nước. C. Tìm mọi cách để nâng cao thu nhập. D. Tìm hiểu đời sống của các dân tộc khác. Câu 9: Hoạt động nào dưới đây của học sinh không thể hiện việc tôn trọng, học hỏi các dân tộc khác? A. Tiếp thu kinh nghiệm của các dân tộc qua môn học. B. Khai thác sản phẩm khoa học kĩ thuật tiên tiến. C. Tìm kiếm thông tin từ nguồn chính thống trên mạng Internet. D. Học hỏi kĩ năng sống qua các bộ phim đạt giải thưởng. Câu 10: Mục đích của quan hệ hữu nghị thể hiện ở nội dung nào dưới đây? A. Gây áp lực giữa các dân tộc. B. Tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau. C. Chế nhạo bản sắc văn hóa của nhau. D. Dùng vũ lực để giải quyết tranh chấp. Câu 11: Ai là Bộ trưởng Bộ ngoại giao đầu tiên của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam? A. Hồ Chí Minh B. Lê Duẩn C. Trần Phú D. Võ Nguyên Giáp Câu 12: Công trình nào sau đây thể hiện sự hợp tác giữa Việt Nam và Ô-xtrây-li-a? A. Cầu Thăng Long B. Cầu Long Biên C. Cầu Mỹ Thuận D. Cầu Nhật Tân Câu 13: Việt Nam không là thành viên của tổ chức quốc tế nào sau đây? A. WHO B. UDNP C. EU D. WTO Câu 14: Hợp tác quốc tế góp phần giải quyết vấn đề nào sau đây? A. Dịch COVID – 19 B. Mở rộng lãnh thổ C. Phân chia lại các vùng lãnh thổ D. Nói năng thiếu văn hóa
- Câu 15: Trong quá trình công tác, bác N đã cố gắng nỗ lực đưa ra những sáng kiến góp phần thúc đẩy sự phát triển của công ty. Việc làm của bác N thể hiện nội dung nào dưới đây? A. Hợp tác cùng phát triển B. Tự lập C. Bảo vệ tài sản nhà nước và công cộng. D. Làm việc có năng suất, chất lượng Câu 16: Nội dung nào dưới đây thể hiện người không có tính năng động, sáng tạo? A. Linh hoạt trong cách giải quyết công việc. B. Tích cực trong hoạt động hàng ngày. C. Rập khuôn máy móc theo ý kiến người khác. D. Chủ động thay đổi hình thức hoạt động tập thể. Câu 17: Nội dung nào dưới đây không thể hiện mục đích của lao động sáng tạo? A. Đạt kết quả cao trong học tập. B. Dựa vào chỉ đạo của người khác. C. Đem lại vinh dự cho bản thân. D. Rút ngắn thời gian để đạt mục đích. Câu 18: Câu tục ngữ nào sau đây thể hiện làm việc có năng suất, chất lượng,hiệu quả? A. Ăn kĩ, làm dối B. Mồm miệng đỡ chân tay C. Siêng làm thì có, siêng học thì hay D. Làm đi không bằng làm lại Câu 19. Đoàn viên chi đoàn 9B được nghiêm túc tìm hiểu, lựa chọn và bỏ phiếu bầu Bí thư chi đoàn trong kì đại hội. Việc làm đó thể hiện mối quan hệ nào dưới đây? A. Năng động và sáng tạo. B. Tự lập và sáng tạo. C. Dân chủ và kỉ luật. D. Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả. Câu 20: Hành vi nào dưới đây thể hiện làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả? A. Nam thường làm hết các bài trong đề kiểm tra nhưng không rõ đúng, sai thế nào. B. Trong khi làm bài thi, Hồng thường cẩn thận thử đi thử lại kết quả nên luôn thiếu thời gian để hoàn thành toàn bộ bài thi. C. Lan thường sắp xếp thời gian và kế hoạch học tập hợp lí, vì vậy đã đạt kết quả cao trong học tập. D. Anh Hoàng thường làm việc thêm giờ nên cuối năm anh đã đạt định mức lao động bình quân như mọi người trong cơ quan. Câu 21: Câu tục ngữ, thành ngữ nào sau đây nói về năng động, sáng tạo? A. Há miệng chờ sung. B. Cái khó ló cái khôn. C. Mồm miệng đỡ chân tay. D. Ăn kĩ, làm dối. Câu 22: Làm việc có năng suất, chất lượng hiệu quả là trong một thời gian nhất định: A. tạo ra nhiều sản phẩm. B. tạo ra sản phẩm có giá trị C. tạo ra ít sản phẩm nhưng có giá trị cao. D. tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị cao. Câu 23: Hành vi nào sau đây thể hiện tính năng động, sáng tạo? A. Dám làm những việc khó khăn mà người khác né tránh. B. Né tránh khó khăn. C. Không có ý kiến của riêng mình. D. Chỉ làm theo những điều đã được hướng dẫn. Câu 24: Em tán thành với quan điểm nào sau đây? A. Học sinh nhỏ tuổi chưa thể sáng tạo được. B. Người làm trong lĩnh vực kinh doanh mới cần năng động. C. Chỉ làm theo những điều được hướng dẫn, chỉ bảo. D. Có ý kiến riêng và biết bày tỏ ý kiến riêng của mình. Câu 25: Phát minh nào sau đây không phải là của Tô-mát Ê-đi-xơn? A. Máy ghi âm B. Đèn điện C. Tàu điện D. Máy vi tính
- Câu 26: Hưởng ứng cuộc thi vẽ tranh vì hòa bình, bạn A đã lên kế hoạch, phân công cụ thể công việc cho các bạn trong nhóm. Việc làm của A thể hiện đức tính nào dưới đây? A. Dân chủ, kỉ luật. B. Hợp tác cùng phát triển. C. Năng động, sáng tạo. D. Sống chan hòa với mọi người. Câu 27: Mục đích của làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả là gì? A. Bằng mọi cách để nâng cao thu nhập. B. Chỉ biết đến lợi ích của bản thân mình. C. Thay đổi kết cấu hạ tầng cơ sở. D. Nâng cao chất lượng cuộc sống. Câu 28: Nội dung nào dưới đây thể hiện người chưa có thái độ làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả? A. Lúng túng khi gặp khó khăn. B. Tích cực nâng cao tay nghề. C. Rèn luyện sức khỏe tốt. D. Tuân theo kỉ luật lao động. Câu 29: Hoạt động nào dưới đây thể hiện người làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả? A. Tìm tòi, phát hiện đưa ra giải pháp mới. B. Bằng mọi cách để đạt kết quả cao. C. Chỉ biết đến lợi ích của bản thân mình. D. Chỉ làm những gì có trong sách vở. Câu 30: Hành vi nào dưới đây thể hiện sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc? A. Tìm hiểu về phong tục tập quán. B. Sống chỉ biết mình, không quan tâm người khác. C. Chê bai trang phục của dân tộc khác. D. Coi thường người lao động chân tay. Câu 31: Dù đã trưởng thành và đi làm nhưng chị B cùng nhóm bạn vẫn hay về thăm lại trường cũ và tri ân thầy cô mỗi khi có dịp. Việc làm của chị B và nhóm bạn thể hiện phẩm chất nào dưới đây? A. Nâng cao địa vị cá nhân. B. Đoàn kết cùng phát triển. B. Tôn trọng kỉ cương phép nước D. Kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Câu 32: Nội dung nào dưới đây không biểu hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc? A. Đoàn kết nhân nghĩa. B. Kiên cường đánh giặc ngoại xâm. C. Truyền bá hủ tục. D. Gìn giữ những làn điệu dân ca. Câu 33: Hành vi nào dưới đây của học sinh không thể hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc? A. Kính trọng, biết ơn thầy cô giáo. B. Tích cực tham gia hoạt động xã hội. C. Sao chép tài liệu của người khác. D. Chăm chỉ, chuyên cần trong học tập. Câu 34: Truyền thống tốt đẹp của dân tộc không thể hiện ở hành vi nào dưới đây? A. Lập hội nói xấu bạn bè gây mâu thuẫn. B. Đấu tranh phê và tự phê nghiêm túc. C. Giữ gìn, bảo vệ các di sản văn hóa. D. Ứng xử phù hợp với các giá trị đạo đức. Câu 35: Những giá trị tinh thần hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác được gọi là: A. giá trị văn hóa dân tộc C. truyền thống văn hóa dân tộc. B. phong tục, tập quán địa phương. D. hình thức tín ngưỡng dân gian. Câu 36: Ý kiến nào sau đây không đúng khi nói về truyền thống văn hóa của dân tộc? A. Truyền thống là những kinh nghiệm quý giá. B. Dân tộc Việt Nam có nhiều truyền thống tốt đẹp đáng để tự hào. C. Trong thời đại mở cửa và hội nhập hiện nay, truyền thống dân tộc không còn quan trọng nữa. D. Nhờ có truyền thống, các dân tộc đã giữ được bản sắc riêng.
- Câu 37: Biểu hiện nào sau đây là kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. A. M không thích các kiểu trang phục của dân tộc vì cho là đã lỗi thời. B. T rất thích tìm hiểu về các danh nhân văn hóa của dân tộc và kể cho các bạn nghe. C. D không thích xem các loại hình nghệ thuật dân tộc. D. N cho rẳng Việt Nam không có truyền thống nào đáng tự hào. Câu 38: Truyền thống nào sau đây không phải là truyền thống tốt đẹp của dân tộc? A. Truyền thống hát quan họ B. Truyền thống làm ma cho người chết C. Truyền thống thờ cúng tổ tiên D. Truyền thống tổ chức cưới hỏi linh đình Câu 39: Đâu là di sản văn hóa phi vật thể? A. Áo dài B. Hát ca trù C. Cố đô Huế D. Áo tứ thân Câu 40: Hình thức nghệ thuật nào sau đây được công nhận là di sản văn hóa thế giới? A. Nhạc cổ điển B. Nhảy hiện đại C. Hát xoan Phú Thọ D. Kịch nói PHÒNG GD&ĐT HUYỆN GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS KIM LAN MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 9 NĂM HỌC 2021 - 2022 Thời gian làm bài: 45 phút. ĐỀ II Trả lời câu hỏi bằng cách ghi ra giấy chữ cái đứng trước câu trả lời đúng: Câu 1: Câu tục ngữ, thành ngữ nào sau đây nói về năng động, sáng tạo? A. Há miệng chờ sung. B. Cái khó ló cái khôn. C. Mồm miệng đỡ chân tay. D. Ăn kĩ, làm dối. Câu 2: Nội dung nào dưới đây thể hiện người không có tính năng động, sáng tạo?
- A. Linh hoạt trong cách giải quyết công việc. B. Tích cực trong hoạt động tập thể. C. Tự giác trong học tập. D. Chỉ làm theo ý kiến người khác. Câu 3. Được cô giáo phân công nhiệm vụ tìm hiểu về tệ nạn xã hội ở địa phương, các thành viên trong tổ của H đã chia nhóm tìm hiểu về các tệ nạn xã hội khác nhau và tập hợp lại thành báo cáo của tổ để gửi cô. Việc làm đó thể hiện mối quan hệ nào? A. Năng động và sáng tạo. B. Tự lập và sáng tạo. C. Dân chủ và kỉ luật. D. Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả Câu 4: Nội dung nào dưới đây không thể hiện mục đích của lao động sáng tạo? A. Có nhiều thời gian rảnh rỗi. B. Đạt hiệu quả cao trong công việc. C. Đem lại vinh dự cho gia đình. D. Rút ngắn thời gian để đạt mục đích. Câu 5: Câu tục ngữ nào sau đây thể hiện làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả? A. Mồm miệng đỡ chân tay B. Làm đi không bằng làm lại. C. Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh D. Ăn như rồng cuốn, uống như rồng leo, làm như mèo mửa. Câu 6: Khi tìm hiểu bất cứ vấn đề gì, M thường đặt câu hỏi “vì sao?” và trao đổi lại với thầy cô, bạn bè hoặc tìm đọc thêm những sách báo có liên quan để tìm lời giải đáp. Việc làm của M thể hiện nội dung nào dưới đây? A. Năng động, sáng tạo B. Tự lập C. Bảo vệ tài sản nhà nước và công cộng. D. Làm việc có năng suất, chất lượng Câu 7: Hành vi nào dưới đây thể hiện làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả? A. Trong học tập, bao giờ Nam cũng chỉ làm theo những điều thầy cô đã nói. B. Khi làm bài thi, Hồng thường cẩn thận thử đi thử lại kết quả nên luôn thiếu thời gian để hoàn thành toàn bộ bài thi. C. Anh Hoàng thường làm việc thêm giờ nên cuối năm anh đã đạt định mức lao động bình quân như mọi người trong cơ quan. D. Lan thường sắp xếp thời gian và kế hoạch học tập hợp lí, vì vậy đã đạt kết quả cao trong học tập. Câu 8: Hành vi nào sau đây thể hiện tính năng động, sáng tạo? A. Dám nghĩ, dám làm. B. Chờ sự hỗ trợ khi gặp khó khăn. C. Không dám phát biểu ý kiến. D. Chỉ nghe người khác góp ý. Câu 9: Phát minh nào sau đây là của Tô-mát Ê-đi-xơn? A. Xe điện B. Máy tính bỏ túi C. Tàu điện D. Máy vi tính Câu 10: Hưởng ứng cuộc thi tuyên truyền bảo vệ môi trường, bạn A đã đưa ra ý tưởng thiết kế trang phục bằng túi ni lông và vỏ chai nhựa với các bạn trong nhóm. Việc làm của A thể hiện đức tính nào dưới đây? A. Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả B. Hợp tác cùng phát triển C. Năng động, sáng tạo D. Sống chan hòa với mọi người Câu 11: Mục đích của làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả là gì? A. Bằng mọi cách để nâng cao thu nhập. C. Thay đổi kết cấu hạ tầng cơ sở B. Chỉ biết đến lợi ích của bản thân mình. D. Nâng cao chất lượng cuộc sống. Câu 12: Hành vi nào dưới đây thể hiện người chưa có thái độ làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả? A. Anh T thường bỏ qua một số công đoạn trong quy trình sản xuất để rút ngắn thời gian. B. Chị A thường tranh thủ thời gian rảnh rỗi để luyện tập nâng cao tay nghề.
- C. Anh P luôn quan tâm, giành thời gian rèn luyện sức khỏe. D. Anh H luôn tuân thủ kỉ luật lao động khi làm việc. Câu 13: Hoạt động nào dưới đây không thể hiện người làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả? A. Nghiên cứu, chế tạo công cụ lao động. B. Tìm tòi, phát hiện đưa ra giải pháp mới. C. Làm mọi cách để tăng năng suất. D. Ứng dụng khoa học kĩ thuật trong sản xuất. Câu 14: Em tán thành với quan điểm nào sau đây? A. Người càng năng động, sáng tạo thì càng vất vả. B. Có ý kiến riêng và biết bày tỏ ý kiến riêng của mình C. Năng đông, sáng tạo là phẩm chất riêng của những thiên tài. D. Những điều được hướng dẫn, chỉ bảo là chuẩn mực nên chỉ cần làm theo là đủ. Câu 15: Làm việc có năng suất, chất lượng hiệu quả là gi? A. Trong một thời gian nhất định tạo ra nhiều sản phẩm. B. Trong một thời gian nhất định tạo ra sản phẩm có giá trị C. Trong một thời gian nhất định tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị cao. D. Trong một thời gian nhất định tạo ra ít sản phẩm nhưng có giá trị cao. Câu 16: Hành vi nào dưới đây thể hiện sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc? A. Sống chỉ biết mình là đủ. B. Tìm hiểu về lịch sử đấu tranh của dân tộc. C. Chê bai trang phục của dân tộc khác. D. Coi thường người lao động chân tay. Câu 17: T thường xuyên tham gia các buổi thiện nguyện, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Việc làm của T thể hiện phẩm chất nào dưới đây? A. Nâng cao địa vị cá nhân. B. Đoàn kết cùng phát triển. B. Tôn trọng kỉ cương phép nước D. Kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Câu 18: Nội dung nào dưới đây không biểu hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc? A. Đoàn kết nhân nghĩa. B. Kiên cường đánh giặc ngoại xâm. C. Truyền bá hủ tục. D. Gìn giữ những làn điệu dân ca. Câu 19: Hành vi nào dưới đây của học sinh không thể hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc? A. Kính trọng, biết ơn thầy cô giáo. B. Tích cực tham gia hoạt động xã hội. C. Sao chép tài liệu của người khác. D. Chăm chỉ, chuyên cần trong học tập. Câu 20: Truyền thống tốt đẹp của dân tộc không thể hiện ở hành vi nào dưới đây? A. Lập hội nói xấu bạn bè gây mâu thuẫn. B. Đấu tranh phê và tự phê nghiêm túc. C. Giữ gìn, bảo vệ các di sản văn hóa. D. Ứng xử phù hợp với các giá trị đạo đức. Câu 21: Những giá trị tinh thần hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác được gọi là: A. giá trị văn hóa dân tộc B. truyền thống văn hóa dân tộc. C. phong tục, tập quán địa phương. D. hình thức tín ngưỡng dân gian. Câu 22: Ý kiến nào sau đây không đúng khi nói về truyền thống văn hóa của dân tộc? A. Truyền thống là những kinh nghiệm quý giá. B. Dân tộc Việt Nam có nhiều truyền thống tốt đẹp đáng để tự hào. C. Trong thời đại mở cửa và hội nhập hiện nay, truyền thống dân tộc không còn quan trọng nữa. C. Nhờ có truyền thống, các dân tộc đã giữ được bản sắc riêng. Câu 23: Biểu hiện nào sau đây là kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
- A. M không thích các kiểu trang phục của dân tộc vì cho là đã lỗi thời. B. T rất thích tìm hiểu về các danh nhân văn hóa của dân tộc và kể cho các bạn nghe. C. D không thích xem các loại hình nghệ thuật dân tộc. D. N cho rẳng Việt Nam không có truyền thống nào đáng tự hào. Câu 24: Truyền thống nào sau đây không phải là truyền thống tốt đẹp của dân tộc? A. Truyền thống hát quan họ B. Truyền thống làm ma cho người chết C. Truyền thống thờ cúng tổ tiên D. Truyền thống tổ chức cưới hỏi linh đình Câu 25: Đâu là di sản văn hóa phi vật thể? A. Áo dài B. Hát xoan Phú Thọ C. Cố đô Huế D. Áo tứ thân Câu 26: Hình thức nghệ thuật nào sau đây được công nhận là di sản văn hóa thế giới? A. Nhạc cổ điển B. Múa đương đại C. Hát chèo D. Kịch nói Câu 27: WTO là chữ viết tắt của tổ chức nào sau đây? A. Tổ chức thương mại thế giới B. Tổ chức y tế thế giới. C. Tổ chức lương thực thế giới D. Tổ chức giáo dục, văn hóa, khoa học. Câu 28: Hợp tác với các nước sẽ không giúp các quốc gia điều gì? A. Có điều kiện tốt nhất để phát triển. B. Đẩy lùi đói nghèo. C. Lợi dụng sự ủng hộ của các nước khác. D. Duy trì trạng thái hòa bình. Câu 29. Việt Nam gia nhập ASEAN vào ngày tháng năm nào? A. 27/7/1996. B. 28/7/1995. C. 22/8/1994. D. 27/8/1993. Câu 30: Hành vi nào sau đây không thể hiện tình hữu nghị khi tiếp xúc với người nước ngoài? A. Niềm nở, sẵn sàng giúp đỡ khách nước ngoài. B. Không tò mò để ý xem cách ăn mặc của họ. C. Trao đổi, giới thiệu với người nước ngoài về văn hóa Việt Nam. D. Xin tiền của người nước ngoài để làm kỉ niệm. Câu 31: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới là gì? A. Là quan hệ anh em với các nước. B. Là quan hệ anh em với dân tộc khác. C. Là quan hệ bạn bè với các nước láng giềng. D. Là quan hệ bạn bè, thân thiện với các nước. Câu 32: Hành vi nào sau đây thể hiện tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới? A. Coi thường văn hóa của các dân tộc khác. B. Dùng vũ lực gây chiến tranh. C. Ủng hộ các nước bị thiên tai. D. Kì thị tôn giáo và phân biệt chủng tộc. Câu 33: Nội dung nào dưới đây thể hiện sự tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác? A. Tìm hiểu, tiếp thu những điều tốt đẹp. B. Có hành vi chế giễu với những nền văn hóa khác. C. Kích động các nước để gây chiến tranh. D. Chỉ tôn trọng chủ quyền và lợi ích của dân tộc mình. Câu 34: Việc làm nào dưới đây của học sinh không thể hiện thái độ tôn trọng và học hỏi dân tộc khác? A. Tiếp thu mọi tư tưởng văn hóa. B. Tiếp thu phù hợp với điều kiện đất nước. D. Tìm hiểu đời sống của các dân tộc khác. D. Tìm hiểu các tiến bộ khoa học kĩ thuật của các nước khác.
- Câu 35: Hoạt động nào dưới đây của học sinh không thể hiện việc tôn trọng, học hỏi các dân tộc khác? A. Tiếp thu kinh nghiệm của các dân tộc qua môn học. B. Khai thác sản phẩm khoa học kĩ thuật tiên tiến. C. Học hỏi kĩ năng sống qua các bộ phim đạt giải thưởng. D. Tìm kiếm thông tin từ nguồn chính thống trên mạng Internet. Câu 36: Mục đích của quan hệ hữu nghị không thể hiện ở nội dung nào dưới đây? A. Không gây áp lực giữa các dân tộc. B. Tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau. C. Tôn trọng bản sắc văn hóa của nhau. D. Dùng vũ lực để giải quyết tranh chấp. Câu 37: Ai là Bộ trưởng Bộ ngoại giao đầu tiên của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam? A. Hồ Chí Minh D. Võ Nguyên Giáp B. Lê Duẩn C. Trần Phú Câu 38: Công trình nào sau đây thể hiện sự hợp tác giữa Việt Nam và Liên Xô (cũ)? A. Cầu Thăng Long B. Cầu Long Biên C. Cầu Mỹ Thuận D. Cầu Nhật Tân Câu 39: Việt Nam không là thành viên của tổ chức quốc tế nào sau đây? A. APEC B. EC C. ASEM D. IOC Câu 40: Hợp tác quốc tế không góp phần giải quyết vấn đề nào sau đây? A. Mở rộng lãnh thổ B. Dịch COVID – 19 C. Bảo vệ môi trường D. Chiến tranh hạt nhân
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Phương Trung
3 p | 640 | 81
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017 có đáp án - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc
4 p | 249 | 28
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
3 p | 463 | 23
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 358 | 22
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Tân Viên
4 p | 520 | 20
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Ninh Phước
3 p | 319 | 18
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Trung Kiên
4 p | 378 | 16
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
4 p | 452 | 12
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường
3 p | 225 | 11
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Lê Hồng Phong
4 p | 351 | 10
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh
3 p | 283 | 10
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 435 | 8
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Yên Phương
3 p | 229 | 8
-
Đề thi học kì 1 môn Sinh lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p | 290 | 7
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017 có đáp án - Đề số 1
2 p | 205 | 7
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Kim Bôi
2 p | 158 | 6
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017 có đáp án - Đề số 2
3 p | 131 | 6
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 6 năm 2017 có đáp án
2 p | 134 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn