intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Công Trứ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:7

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học và rèn luyện kỹ năng làm bài tập, mời các bạn cùng tham khảo ‘Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Công Trứ’ dưới đây. Hy vọng sẽ giúp các bạn tự tin hơn trong kỳ thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Công Trứ

  1. TRƯỜNG THCS NGUYỄN CÔNG TRỨ MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I TỔ KHOA HỌC XÃ HỘI NĂM HỌC 2021-2022 MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9 Thời gian làm bài: 45 phút Hình thức kiểm tra: 100% trắc nghiệm, trên Google Form. Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Nội dung - Biết thế nào là tình Có những việc làm hoặc Chủ đề 1: hữu nghị giữa các nhắc nhở bạn biết thể hiện Tình hữu nghị dân tộc trên thế giới. tình hữu nghị. giữa các dân tộc - Biết cách ứng xử trên thế giới. phù hợp khi gặp gỡ, tiếp xúc với người nước ngoài. Số câu: 4 2 2 Số điểm: 1.5 0.5 1 Tỉ lệ: 15% Chủ đề 2: - Biết thế nào là hợp Hiểu được sự cần thiết - Đưa ra được những việc Hợp tác cùng tác cùng phát triển. phải hợp tác quốc tế. làm cụ thể mà học sinh phát triển. - Qua thông tin ca cần làm, có thể làm liên dao, tục ngữ, dân ca quan vấn đề hợp tác cùng học sinh khẳng định phát triển. được tên bài học. Số câu: 3 2 1 Số điểm: 1.25 0.5 0.75 Tỉ lệ: 12.5% Chủ đề 3: - Biết được thế nào Hiểu được vì sao phải Biết đánh giá hành vi của Kế thừa và phát là kế thừa và phát kế thừa và phát huy bản thân hoặc nhận xét huy truyền huy truyền thống tốt truyền thống tốt đẹp mọi người và đưa ra được thống tốt đẹp đẹp của dân tộc. của dân tộc. các cách ứng xử phù hợp của dân tộc. - Biết được một số trong việc kế thừa và phát truyền thống tốt đẹp huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. của dân tộc. - Qua thông tin ca dao, tục ngữ, dân ca học sinh khẳng định được tên bài học. Số câu: 9 5 2 2 Số điểm: 2.75 1.5 0.75 0. 5 Tỉ lệ: 27.5%
  2. Chủ đề 4: - Biết được thế nào - Hiểu được ý nghĩa -Đánh giá, nhận xét hành - Năng động, là năng động, sáng của năng động, sáng vi của bản thân và mọi sáng tạo. tạo. tạo trong học tập và lao người, từ đó có cách ứng - Làm việc năng - Thế nào là làm động và cuộc sống. xử phù hợp trong học tập, suất, chất lượng, việc có năng suất, - Giải thích được mối lao động và cuộc sống. hiệu quả. chất lượng, hiệu quả. liên hệ giữa năng động, - Biểu hiện của năng sáng tạo và làm việc động sáng tạo và năng suất chất lượng, làm việc có năng hiệu quả. suất, chất lượng, - Sự cần thiết của làm hiệu quả. việc năng suất, chất - Qua thông tin ca lượng, hiệu quả đối với dao, tục ngữ, dân ca việc nâng cao chất học sinh khẳng định lượng cuộc sống của cá được tên bài học. nhân, gia đình và xã hội. Số câu: 14 6 6 2 Số điểm: 4. 5 2.5 1.5 0.5 Tỉ lệ: 45% Tổng số câu: 30 15 9 6 Tổng số điểm:10 5 3 2 Tỉ lệ:100% 50% 30% 20%
  3. TRƯỜNG THCS NGUYỄN CÔNG TRỨ KIỂM TRA HỌC KỲ I LỚP: 9A NĂM HỌC: 2021 - 2022 HỌ VÀ TÊN: ……………………… MÔN: GDCD - KHỐI 9 THỜI GIAN: 45 PHÚT (Không kể thời gian giao đề) ĐIỂM NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN Câu 1: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới là quan hệ A. giữa các nước trên thế giới. B. phụ thuộc lẫn nhau giữa các dân tộc trên thế giới. C. bạn bè thân thiện giữa các dân tộc, các nước trên thế giới với nhau. D. đồng minh chiến lược giữa một số nước để chống lại một số nước khác. Câu 2: Việc làm thể hiện tình hữu nghị với bạn bè và người nước ngoài trong cuộc sống hằng ngày A. Hợp tác bình đẳng cùng có lợi B. Lịch sự, tôn trọng với khách nước ngoài. C. Giúp đỡ người nước ngoài sang du lịch, tham quan ở quê hương mình khi họ có nhu cầu. E. Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các nước H. Chia sẻ những tổn thất do thiên tai, lũ lụt, động đất gây nên. Câu 3: Cùng chung sức làm việc, giúp đỡ hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, lĩnh vực nào đó vì mục đích chung của các bên tham gia được gọi là A. liên kết để phát triển. B. hợp tác cùng phát triển. C. cộng đồng trách nhiệm. D. phối hợp vì mục đích chung. Câu 4: Trong các câu tục ngữ, ca dao sau, câu nào thể hiện tư tưởng thiếu tinh thần hợp tác A. Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết. B. Thuận vợ thuận chồng tát biển đông cũng cạn. C. Chuông làng nào, làng ấy đánh, thánh làng nào, làng ấy thờ. D. Một cây làm chẳng nên non. Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. Câu 5: Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là gì? A. Là lịch sử lâu dài của dân tộc. B. Là những giá trị bình thường. C. Là truyền thống tốt đẹp đáng tự hào. D. Là những giá trị tinh thần hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc. Câu 6: Dòng nào không đúng khi nói về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam? A. Là những giá trị bình thường B. Là những giá trị vô cùng quý giá. C. Là truyền thống tốt đẹp đáng tự hào. D. Được hình thành trong lịch sử lâu dài của dân tộc. Câu 7: Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc và được A. truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. B. thế giới công nhận là di sản văn hóa. C. trưng bày trong các viện bảo tàng của Việt Nam. D. bình chọn, công nhận và xếp hạng là di sản lịch sử thế giới. Câu 8: Câu tục ngữ nào nói về ý thức tiếp nối truyền thống tốt đẹp của dân tộc? A. Ở hiền gặp lành. B. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. C. Uống nước nhớ nguồn. D. gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
  4. Câu 9: Hành vi nào dưới đây thể hiện tình hữu nghị với các dân tộc trên thế giới ? A. Thiếu tôn trọng, trêu chọc khách nước ngoài. B. Không giúp đỡ người nước ngoài khi họ gặp khó khăn. C. Gửi quà ủng hộ trẻ em các nước bị thiên tai. D. Không tham gia các hoạt động thể hiện tình đoàn kết với học sinh các nước. Câu 10: Chọn nhiều đáp án đúng: Hành động nào sau đây sẽ phá hoại tình hữu nghị với các dân tộc trên thế giới ? A. Chăm học ngoại ngữ để có thể giao lưu với người nước ngoài. B. Kì thị, phân biệt đối xử với người nước ngoài. C. Niềm nở khi tiếp xúc với khách nước ngoài. D. Viết thư giao lưu, kết bạn với học sinh và thiếu nhi các nước khác. E. Chỉ giao lưu, hợp tác với các nước trong khu vực. F. Dùng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp với các nước khác. Câu 11. Nói về truyền thống của dân tộc em tán thành ý kiến nào dưới đây ? A. Truyền thống là những gì đã lạc hậu, không nên duy trì. B. Không có truyền thống, mỗi dân tộc và cá nhân vẫn có thể phát triển. C. Nhờ có truyền thống, dân tộc Việt Nam mới giữ được bản sắc riêng của mình. D. Trong điều kiện xã hội hiện đại, truyền thống dân tộc không còn quan trọng nữa. Câu 12. Hãy kết nối một ô ở cột I (hành vi) với một ô ở cột II (truyền thống) sao cho đúng nhất: Hành vi Truyền thống A. Tham gia hoạt động chăm sóc, giúp đỡ gia đình 1. Yêu nước thương binh, liệt sĩ . B. Tìm hiểu về lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. 2. Hiếu thảo C. Kính trọng, vâng lời thầy cô giáo. 3. Nhân ái D. Quan tâm giúp đỡ người khác. 4. Biết ơn E. Kính trọng, vâng lời, giúp đỡ ông bà, cha mẹ. A. Nối A- 4; B- 2; C -3 ; D- 1 B. Nối A – 1; B- 4 ; C- 3 ; D – 4 C. Nối A – 3; B- 1; C- 4; D – 2 D. Nối A – 4 ; B – 1 ; C – 4 ; D – 3 Câu 13: Sự năng động, sáng tạo sẽ không mang lại cho chúng ta lợi ích nào sau đây? A. Giúp chúng ta trở nên nổi tiếng. B. Cải thiện được phẩm chất, năng lực của bản thân. C. Nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập, lao động. D. Tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức và tiền bạc. Câu 14: Biểu hiện nào sau đây cần phải tránh? A. Luôn tham khảo, học hỏi những người xung quanh. B. Luôn suy nghĩ để tìm cách nâng cao hiệu quả trong công việc. C. Áp dụng nguyên si kinh nghiệm của người khác. D. Tìm cách điều chỉnh để thích nghi với hoàn cảnh mới. Câu 15: Nam cho rằng “Truyền thống làng nghề không đáng tự hào”. Nếu là bạn của Nam em sẽ làm gì? A. Em phản đối ý kiến của bạn. B. Em đồng tình với ý kiến của bạn. C. Em không quan tâm trước ý kiến của bạn. D. Em giải thích cho bạn hiểu truyền thống làng nghề có từ xa xưa rất đáng trân trọng và tự hào. Câu 16: Câu tục ngữ nào sau đây không thể hiện truyền thống yêu thương đùm bọc? A. Lá lành đùm lá rách. B. Phận ai người ấy mấy lo. C. Thương người như thể thương thân. D. Một miếng khi đói bằng một gói khi no. Câu 17: Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
  5. Những truyền thống tốt đẹp của dân tộc mang lại cho chúng ta một đời sống ...................,khơi dậy trong mỗi chúng ta những tình cảm, khát vọng và động lực mạnh mẽ để vươn lên trong cuộc sống. A. vật chất no đủ. B. sung sướng. C. tinh thần phong phú. D. thoải mái hơn. Câu 18: Chọn nhiều đáp án đúng: . Năng động, sáng tạo có những biểu hiện nào sau đây? A. Chỉ làm việc khi được yêu cầu và có sự hướng dẫn của người khác. B. Chủ động điều chỉnh, đổi mới phương pháp học tập. C. Vận dụng một cách linh hoạt những kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống. D. Luôn suy nghĩ, học hỏi để tìm ra những cách làm mới hiệu quả hơn. E. Chủ động điều chỉnh cách nghĩ, cách làm phù hợp với yêu cầu của thực tế. Câu 19: Những câu tục ngữ, ca dao nào sau đây thể hiện tính năng động, sáng tạo? A. “Non cao cũng có đường trèo. Đường dẫu hiểm nghèo cũng có lối đi” B. “Có khó mới có miếng ăn, không dưng ai dễ đem phần đến cho” C. “Mồm miệng đỡ tay chân” D. “Một người hay lo, bằng kho người hay làm”. Câu 20: Hiện nay trong học sinh chúng ta còn có hiện tượng học vẹt, lười suy nghĩ nên kết quả học tập chưa cao. Theo em, chúng ta phải làm gì để khắc phục hiện tượng này? A. Tập trung chú ý, suy nghĩ. B. Luôn suy nghĩ và đặt câu hỏi như thế nào? Vì sao? C. Chú ý, suy nghĩ, giúp nhau cải tiến phương pháp học. D. Tìm nhiều cách giải khác nhau cho một bài toán. Câu 21: Người luôn say mê, tìm tòi, phát hiện và linh hoạt xử lí các tình huống trong học tập, lao động, công tác,… nhàm đạt kết quả cao là người A. thông minh. B. cần cù, chăm chỉ. C. quyết đoán. D. năng động, sáng tạo. Câu 22: Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả là trong một thời gian ngắn tạo ra được A. thật nhiều sản phẩm. B. nhiều sản phẩm đắc tiền. C. nhiều sản phẩm có mẫu mã đẹp, giá rẻ. D. nhiều sản phẩm có giá trị và chất lượng cao. Câu 23: Chọn nhiều đáp án đúng: (0.75đ) Những trường hợp nào sau đây thể hiện sự năng động, sáng tạo và làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả? A. Hùng tìm ra cách giải bài tập khác với cách giải trong sách giáo khoa. B. Hoa luôn học thuộc lòng tất các bài giải trong sách giáo khoa. C. Sau giờ học, Hải luôn tranh thủ làm thêm để kiếm tiền giúp đỡ gia đình. D. Anh Khoa sẵn sàng làm bất cứ việc gì để có thể kiếm ra tiền. E. Anh Bảo nghiên cứu tìm ra một vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường. Câu 24: Biểu hiện thể hiện sự không năng động, sáng tạo của con người? A. Nước đến chân mới nhảy. B. Dám nghĩ, dám làm. C. Miệng nói tay làm. D. Cái khó ló cái khôn. Câu 25: Phẩm chất năng động, sáng tạo của con người do A. di truyền mà có. B. bắt chước người khác mà có. C. sở thích của họ quyết định.
  6. D. tích cực rèn luyện mà có. Câu 26: Chọn nhiều đáp án đúng: Hợp tác cùng phát triển sẽ mang lại những lợi ích nào sau đây? A. Xóa bỏ hoàn toàn những bất đồng, tranh chấp giữa các quốc gia. B. Giúp giải quyết hiệu quả các vấn đề toàn cầu. C. Tăng cường sự đoàn kết và hiểu biết lẫn nhau. D. Tăng cường tình hữu nghị giữa các dân tộc. E. Những vấn đề bức xúc mang tính toàn cầu sẽ không còn. F. Các bên có thể hỗ trợ, bổ sung lẫn nhau trong quá trình phát triển. Câu 27: Tại sao học sinh phải rèn luyện tính năng động, sáng tạo? A. Vì giúp cho mình có sự tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm. B. Tìm ra cách học tập tốt nhất cho mình. C. Tích cực, chủ động, linh hoạt trong học tập, vận dụng những điều đã học và thực tiễn cuộc sống. D. Tìm cách học tập tốt nhất cho mình và vận dụng những điều đã học vào trong cuộc sống. Câu 28: Theo em, trong 3 yếu tố: năng suất, chất lượng, hiệu quả thì yếu tố nào đóng vai trò quan trọng nhất? A. Năng suất. B. Chất lượng. C. Hiệu quả. D. Cả 3 yếu tố đều quan trọng như nhau. Câu 29: Theo em, năng động, sáng tạo có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống và đặc biệt trong thời đại ngày nay? A. Năng động, sáng tạo là phẩm chất rất cần thiết của người lao động, trong xã hội hiện đại. B. Là phẩm chất cần thiết để giúp con người đạt được nhiều thành công trong cuộc sống hiện đại. C. Giúp con người vượt qua khó khăn, thử thách để đạt được mục tiêu sống của mình. D. Giúp con người đạt được nhiều kì tích, vẻ vang, niềm vinh dự cho bản thân, gia đình và đất nước. Câu 30: Bốn yếu tố: nhanh, nhiều, tốt, rẻ nói lên: A. Nói lên việc làm có năng suất, chất lượng, hiệu quả. B. Sự năng đông, sáng tạo trong sản xuất, tạo ra của cải vật chất, hàng hóa. C. Nói về chất lượng hàng hóa hợp với sự lựa chọn của người tiêu dùng. D. Sự năng động, sáng tạo và làm việc, năng suất, chất lượng, hiệu quả. HẾT ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN GDCD 9 Năm học: 2021 – 2022 Câu Đáp án Thang điểm Câu Đáp án Thang điểm Câu Đáp án Thang điểm 1 C 0.25 11 C 0.25 21 D 0.25 2 B,C,H 0.75 12 D 0.25 22 D 0.25 3 B 0.25 13 A 0.25 23 A,C,E 0.75 4 C 0.25 14 C 0.25 24 A 0.25 5 D 0.25 15 D 0.25 25 D 0.25 6 A 0.25 16 B 0.25 26 B,C,F 0.75 7 A 0.25 17 C 0.25 27 C 0.25 8 C 0.25 18 B,C,D 0.75 28 D 0.25 9 C 0.25 19 A 0.25 29 B 0.25 10 B,E,F 0.75 20 C 0.25 30 A 0.25
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2