intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Lý Tự Trọng, Phước Sơn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:8

8
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo “Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Lý Tự Trọng, Phước Sơn”. Hi vọng tài liệu sẽ là nguồn kiến thức bổ ích giúp các em củng cố lại kiến thức trước khi bước vào kì thi sắp tới. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Lý Tự Trọng, Phước Sơn

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CUỐI KỲ I NĂM HỌC 2022-2023 TỈNH QUẢNG NAM Môn: GDCD - Lớp 9 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề gồm có 02 trang) MÃ ĐỀ A I. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Chọn phương án trả lời đúng (A hoặc B, C, D) trong các câu sau, rồi ghi vào giấy làm bài. Câu 1. Biểu hiện nào sau đây không thể hiện tính tự chủ? A. Bình tĩnh, tự tin. B. Biết điều chỉnh hành vi. C. Ôn hòa trong giao tiếp. D. Luôn hoang mang, lo sợ. Câu 2. Thấy một người đang bị điện giật. Là người tự chủ em sẽ làm gì? A. Bỏ mặc người đó, không quan tâm. B. Vội vàng tránh đi nơi khác. C. Tìm cách ngắt nguồn điện và sơ cứu người bị nạn. D. Chạy đi tìm người khác tới cứu. Câu 3. Một nhóm bạn thường xuyên trêu chọc em để làm trò đùa cho các bạn trong lớp. Là người tự chủ, em sẽ làm gì? A. Gọi bố mẹ đến xử lí các bạn. B. Nói chuyện nghiêm túc để các bạn dừng trêu chọc. C. Mặc kệ, khi nào các bạn trêu chán sẽ thôi. D. Nghĩ cách để trả thù lại các bạn đã trêu mình. Câu 4. Việc làm nào dưới đây phát huy được tính dân chủ trong học sinh? A. Chỉ làm những việc đã được phân công. B. Tích cực đóng góp ý kiến trong các cuộc họp nhóm. C. Không tham gia các hoạt động của lớp vì còn bận học. D. Cố gắng làm đủ bài tập trước khi đến lớp để không bị phê bình. Câu 5. Mối quan hệ giữa dân chủ và kỉ luật được thể hiện như thế nào? A. Dân chủ là yêu cầu để kỉ luật được thực hiện. B. Dân chủ là mục đích để kỉ luật được thực hiện. C. Dân chủ là nội dung của kỉ luật. D. Dân chủ phải đảm bảo tính kỉ luật. Câu 6. Trong các hoạt động của lớp, bạn lớp trưởng luôn đưa ra quyết định và yêu cầu các bạn thực hiện theo. Nếu là một thành viên trong lớp đó, em sẽ làm gì để phát huy tính dân chủ và kỉ luật? A. Không tham gia các hoạt động của lớp. B. Nghe theo mọi quyết định của lớp trưởng. C. Rủ nhau để phản đối ý kiến của lớp trưởng. D. Thẳng thắn góp ý để bạn lớp trưởng rút kinh nghiệm. Câu 7. Hành vi nào sau đây thể hiện tình yêu hòa bình? A.Thân thiện với mọi người. B. Dùng vũ lực giải quyêt mâu thuẫn. C. Phân biệt đối xử. D. Thờ ơ, lạnh nhạt với bạn bè. Câu 8. Việc làm nào dưới đây thể hiện sống hòa bình trong sinh hoạt hằng ngày? A. Phân biệt kì thị những người nghèo khổ. B. Bắt mọi người phải phục tùng theo ý muốn của mình. C. Luôn giữ thái độ ôn hòa trong giao tiếp. D. Luôn nhẫn nhịn để khỏi mất lòng người khác. Trang 1/2 – Mã đề A, B
  2. Câu 9. Ý kiến nào dưới đây là đúng khi giải quyết mâu thuẫn, xung đột? A. Để tránh xung đột không nên kết bạn với nhiều người. B. Mâu thuẫn nào cũng có thể thương lượng giải quyết. C. Mọi mâu thuẫn đều được giải quyết bằng bạo lực. D. Khi có mâu thuẫn không nên nhân nhượng. Câu 10. Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ A. thế hệ này sang thế hệ khác. B. đất nước này sang đất nước khác. C. gia đình này sang gia đình khác. D. địa phương này sang địa phương khác. Câu 11. Vì sao cần phải kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc? A. Góp phần vào sự phát triển của mỗi cá nhân và cả dân tộc. B. Nhận được sự đánh giá cao từ mọi người. C. Nhận được sự kính phục từ mọi người. D. Truyền thống dân tộc không phù hợp trong giai đoạn hiện nay. Câu 12. Những thói quen, nếp sống nào dưới đây được coi là hủ tục? A. Đoàn kết với xóm giềng. B. Gói bánh chưng, bánh giầy vào ngày tết. C. Thờ cúng tổ tiên. D. Cúng bái khi bị ốm đau. Câu 13. Trong các bộ môn nghệ thuật dưới đây, đâu là tên một bộ môn nghệ thuật nổi tiếng của Việt Nam? A. Gấp giấy. B. Múa rối nước. C. Trà đạo. D. Cắm hoa. Câu 14. Khẩu hiệu ''Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh'' nói đến truyền thống tốt đẹp nào của dân tộc ta trong các phương án dưới đây? A. Yêu nước. B. Cần cù. C. Yêu thương con người. D. Đoàn kết. Câu 15. N cho rằng “Ngày nay, các làng nghề truyền thống rất lạc hậu, không giúp gì cho sự phát triển của đất nước”. Để giúp N hiểu được phát triển làng nghề truyền thống là góp phần kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, em sẽ ứng xử như thế nào? A. Khẳng định các làng nghề truyền thống là có giá trị tinh thần và vật chất. B. Không đồng ý với ý kiến của bạn vì thấy bạn hiểu như vậy là chưa đúng về nghề truyền thống. C. Không đồng ý và giải thích cho N hiểu cần phải phát triển các làng nghề truyền thống. D. Yêu cầu bạn phải tôn trọng các làng nghề truyền thống vì đây là một cách dễ làm giàu. II. TỰ LUẬN: (5,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) 1.1. Em hãy nêu ít nhất 4 việc làm thể hiện hợp tác cùng phát triển trong cuộc sống hằng ngày? 1.2. Tình huống: Khi thảo luận về hợp tác cùng phát triển, một bạn học sinh lớp 9.1 cho rằng: “Chỉ nên hợp tác với những nước mạnh về kinh tế, có nền khoa học công nghệ tiên tiến. Không nên hợp tác với những nước nghèo, còn lạc hậu.” Hỏi: a. Theo em, bạn ấy đưa ra ý kiến đó đúng không? Tại sao? b. Em hãy nêu ý kiến của em về vấn đề trên? Câu 2. (3,0 điểm) 2.1. Theo em học sinh cần làm gì để trở thành người năng động sáng tạo? 2.2. Tình huống: Trong giờ học, M thường mang bài tập môn khác ra làm, trong lúc cô giáo đang giảng bài, môn mà bạn ấy cho là không quan trọng. Có bạn khen đó là cách làm có năng suất, chất lượng, hiệu quả. Hỏi: a. Em tán thành ý kiến đó không? Vì sao? b. Nếu là bạn cùng lớp, em sẽ ứng xử như thế nào? ---- HẾT ---- Trang 2/2 – Mã đề A, B
  3. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CUỐI KỲ I NĂM HỌC 2022-2023 TỈNH QUẢNG NAM Môn: GDCD – Lớp 9 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề gồm có 02 trang) MÃ ĐỀ B I. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Chọn phương án trả lời đúng (A hoặc B, C, D) trong các câu sau, rồi ghi vào giấy làm bài. Câu 1. Biểu hiện nào sau đây thể hiện tính tự chủ? A. Luôn làm theo ý mình để được lợi. B. Giúp con người có nghị lực vượt qua những khó khăn, thử thách. C. Giải quyết công việc vội vàng không cần suy nghĩ. D. Làm chủ được suy nghĩ, hành vi của mình. Câu 2. Khi có bạn hiểu nhầm đã tìm cách gây gổ với em trên trang mạng xã hội. Là người tự chủ em sẽ làm gì? A. Sẵn sàng đáp trả, thách thức lại bạn. B. Bình tĩnh, tìm cách giải thích cho bạn hiểu. C. Hẹn gặp nhau để giải quyết bằng bạo lực. D. Rủ thêm bạn bè vào để gây áp lực với bạn. Câu 3. Một bạn trong lớp nhờ em làm giúp bài tập về nhà và hứa tặng một món quà mà em vô cùng yêu thích. Là người tự chủ, trong trường hợp này em sẽ ứng xử như thế nào? A. Làm bài tập giúp bạn để nhận món quà em thích. B. Không đồng ý và kể chuyện này với các bạn trong lớp. C. Động viên, hướng dẫn để bạn tự làm bài. D. Làm bài tập giúp bạn vì bạn không tự làm được. Câu 4. Mối quan hệ giữa dân chủ và kỉ luật được thể hiện như thế nào? A. Kỉ luật là yêu cầu để dân chủ được thực hiện. B. Kỉ luật là mục đích để dân chủ được thực hiện. C. Kỉ luật là nội dung của dân chủ. D. Kỉ luật là điều kiện đảm bảo cho dân chủ được thực hiện có hiệu quả. Câu 5. Việc làm nào dưới đây không phát huy tính dân chủ trong tập thể và cộng đồng xã hội? A. Mỗi cá nhân được kiểm tra, giám sát công việc chung của tập thể. B. Mọi người đều có quyền đóng góp ý kiến nhưng quyết định là do cấp trên. C. Công dân được quyền khiếu nại, tố cáo những việc làm sai trái của cán bộ Nhà nước. D. Đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nhân dân. Câu 6. Trong một lần tham quan di tích Mỹ Sơn, bạn T muốn khắc tên lên bức tường khu di tích để mọi người biết mình đã đến đây. Bạn A thấy thế liền nhắc: Bạn phải tuân theo quy định. Là bạn thân của T em sẽ ứng xử như thế nào? A. Khuyên bạn tuân theo quy định chung. B. Đề nghị bạn khắc thêm tên mình nữa. C. Cùng với bạn khắc tên lên tường. D. Khắc tên cả nhóm bạn cùng đi. Câu 7. Hành vi nào dưới đây thể hiện lòng yêu hòa bình? A. Phân biệt đối xử giữa các dân tộc. B. Không thừa nhận khuyết điểm của mình. C. Bắt mọi người phải phục tùng ý muốn của mình. D. Tôn trọng nền văn hóa của các dân tộc, quốc gia khác. Câu 8. Biểu hiện nào dưới đây thể hiện lòng yêu hòa bình trong sinh hoạt hằng ngày? A. Không thừa nhận những điểm mạnh của người khác. B. Phân biệt đối xử giữa các dân tộc. C. Giao lưu với các bạn thiếu nhi quốc tế. D. Đăng ảnh bạo lực lên mạng xã hội. Câu 9. Để thể hiện lòng yêu hòa bình trong cuộc sống hằng ngày, em không chấp nhận việc làm nào dưới đây? A. Khoan dung với mọi người xung quanh. Trang 3/2 – Mã đề A, B
  4. B. Tôn trọng, sẵn sàng giúp đỡ bạn bè. C. Phân biệt đối xử với người khác tôn giáo. D. Giải quyết mâu thuẫn cá nhân bằng thương lượng. Câu 10. Những giá trị tinh thần được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác được gọi là gì? A. Bản sắc văn hóa. B. Tài sản vô giá. C. Thành tựu văn hóa. D. Truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Câu 11. Ý kiến nào sau đây là đúng khi nói về trách nhiệm của học sinh trong việc kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc? A. Ăn mặc theo phong cách của người nước ngoài. B. Ra sức trau dồi tri thức, rèn luyện đạo đức. C. Cho rằng truyền thống của dân tộc là cổ hủ, lạc hậu. D. Không quan tâm đến những truyền thống của dân tộc. Câu 12. Quan điểm nào dưới đây thể hiện sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc? A. Cần tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa. B. Xã hội hiện đại không cần giữ gìn truyền thống dân tộc. C. Không có truyền thống, mỗi dân tộc và cá nhân vẫn phát triển. D. Những người ăn mặc theo phong cách dân tộc là lạc hậu, quê mùa. Câu 13. Câu ca dao “Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba” đề cập đến truyền thống nào dưới đây? A. Tôn sư trọng đạo. B. Uống nước nhớ nguồn. C. Yêu thương con người. D. Hiếu học. Câu 14. Lời dạy của Bác Hồ đối với lực lượng Công an nhân dân ''Vì nước quên thân, vì dân phục vụ'' nói đến truyền thống nào của dân tộc ta? A. Yêu nước. B. Cần cù lao động. C. Nhân nghĩa. D. Đoàn kết. Câu 15. Trong hoạt động trải nghiệm về kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, có nhiều ý kiến khác nhau về “Chiếc áo dài” - Trang phục truyền thống của dân tộc. Là người hiểu về sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, em đồng ý với ý kiến nào dưới đây? A. Chỉ nên mặc áo dài trong những buổi lễ quan trọng. B. Áo dài chỉ là trang phục truyền thống của người Hà Nội. C. Áo dài là nét đẹp, tôn vinh hình ảnh người phụ nữ Việt Nam. D. Mặc áo dài chỉ vướng víu, không phù hợp với giới trẻ hiện nay. II. TỰ LUẬN: (5,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) 1.1. Em hãy nêu ít nhất 4 việc làm thể hiện tình hữu nghị trong cuộc sống hằng ngày? 1.2. Có ý kiến cho rằng: “Việt Nam hiện nay là nước phát triển, chúng ta chỉ nên có mối quan hệ hữu nghị với các nước giàu, có nền khoa học công nghệ tiến bộ, không nên quan hệ với các nước nghèo, lạc hậu hơn ta.” Hỏi: a. Theo em ý kiến đó đúng hay sai? Vì sao? b. Em hãy nêu ý kiến của em về vấn đề trên? Câu 2. (3,0 điểm) 2.1. Em hãy nêu các yếu tố cần thiết để làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả? 2.2. Chuẩn bị tham gia Hội khoẻ Phù Đổng cấp trường, có ý kiến cho rằng trong hoạt động thể dục thể thao muốn đoạt được giải, chỉ cần có sức khoẻ thật tốt là được, không cần phải sáng tạo, nếu có thì chỉ trong môn cờ vua hoặc cờ tướng mà thôi. Hỏi: a. Em có đồng tình với ý kiến đó không? Vì sao? b. Nếu là bạn cùng lớp, khi nghe các bạn bàn như vậy em sẽ ứng xử như thế nào? ---- HẾT ---- Trang 4/2 – Mã đề A, B
  5. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM TỈNH QUẢNG NAM KIỂM TRA CUỐI KỲ I NĂM HỌC 2022-2023 Môn: GIÁO DỤC CÔNG DÂN - Lớp 9 ĐỀ CHÍNH THỨC MÃ ĐỀ: A I. TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm): Mỗi câu đúng được 0.33 điểm. 3 câu đúng được 1.0 điểm . Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án D C B B D D A C B A A D B A C II. TỰ LUẬN (5,0 điểm) Câu Nội dung Điểm 1.1. Em hãy nêu ít nhất 4 việc làm thể hiện hợp tác cùng phát triển trong cuộc 1,0 sống hằng ngày? (Đúng mỗi việc làm ghi 0,25đ) Ví dụ: Hợp tác phòng chống dịch bệnh, bảo vệ mội trường, chống khủng bố, ... a. Theo em, bạn ấy đưa ra ý kiến đó đúng không? Tại sao? 0,5 * Trả lời: Ý kiến đó là không đúng (0,25đ); Câu 1: * Lý giải: (Theo định hướng sau) Vì: Hợp tác để cùng phát triển, cùng hỗ trợ lẫn nhau về nhiều mặt (0,25đ). (2,0 điểm) b. Em hãy nêu ý kiến của em về vấn đề trên? 0,5 (HS có thể nêu lên quan điểm hoặc cách giải quyết vấn đề theo định hướng sau, đúng và đầy đủ ý ghi 0,5đ) + Đảng và Nhà nước ta chủ trương hợp tác với tất cả các nước trên thế giới; + Mỗi quốc gia, dân tộc đều có những thành tựu nổi bật hoặc mặt mạnh để học tập, hợp tác; + Việc hợp tác để giải quyết những vấn đề có tính toàn cầu … 2.1. Theo em học sinh cần làm gì để trở thành người năng động sáng tạo: 1,0 - Có ý thức học tập tốt (0,25đ); - Có phương pháp học tập phù hợp (0,25đ); - Tích cực áp dụng những kiến thức (0,25đ), kĩ năng đã học vào trong cuộc sống thực tế (0,25đ). 2.2. 1,0 a. Em tán thành ý kiến đó không? Vì sao? * Trả lời: Không tán thành (0,25đ); * Lý giải: (Theo định hướng sau đúng và đầy đủ ý ghi 0,75đ) Câu 2: - Vì việc làm của M tưởng như tiết kiệm được thời gian, làm được nhiều (3,0 điểm) việc, nhưng thực ra không có chất lượng, hiệu quả (0,25đ); - Vì M không tập trung nghe giảng, sẽ không hiểu bài môn đang học, dẫn đến học yếu kém môn đó (0,25đ); - Trong học tập môn nào cũng quan trọng (0,25đ). b. Nếu là bạn cùng lớp, em sẽ ứng xử: (Theo định hướng sau đúng và đầy đủ ý 1,0 ghi 1,0đ) - Em sẽ phân tích cho bạn hiểu tác hại của việc làm đó (0,25đ); - Khuyên bạn dừng lại, chuẩn bị kĩ bài học ở nhà (0,25đ) - Em cùng với các bạn trong lớp động viên bạn (0,25đ). - Nếu bạn không sửa chữa khuyết điểm sẽ báo cáo với cô giáo chủ nhiệm để có giải pháp giúp đỡ bạn (0,25đ). Trang 5/2 – Mã đề A, B
  6. * Lưu ý: Giáo viên có thể linh hoạt khi chấm bài với những cách giải thích khác phù hợp. Trang 6/2 – Mã đề A, B
  7. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM QUẢNG NAM KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2022-2023 Môn: GIÁO DỤC CÔNG DÂN – Lớp 9 ĐỀ CHÍNH THỨC MÃ ĐỀ: B I. TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm): Mỗi câu đúng được 0.33 điểm. 3 câu đúng được 1.0 điểm . Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án D B C D B A D C C D B A B A C II. TỰ LUẬN (5,0 điểm) Câu Nội dung Điểm 1.1. Em hãy ít nhất 4 việc làm thể hiện tình hữu nghị trong công sống hằng ngày? 1,0 (Đúng mỗi việc làm ghi 0,25đ) Ví dụ: Quyên góp ủng hộ đồng bào bị thiên tai, giao lưu văn hóa, văn nghệ, … a. Theo em ý kiến đó đúng hay sai? Vì sao? * Trả lời: Ý kiến đó không đúng (0,25đ); * Lý giải: (Theo định hướng sau) 0,5 Vì: Chúng ta cần quan hệ với tất cả các nước không phân biệt nước giàu hay nghèo (0,25đ) Câu 1: b. Em hãy nêu ý kiến của em về vấn đề trên? (2,0 điểm) (HS có thể nêu lên quan điểm hoặc cách giải quyết vấn đề theo định hướng sau, đúng và đầy đủ ý ghi 0,5đ)) + Đảng và Nhà nước ta thực hiện chính sách đối ngoại với tất cả các nước trên thế giới; 0,5 + Mỗi quốc gia, dân tộc đều có những thành tựu nổi bật hoặc mặt mạnh để học tập, hợp tác; + Việc quan hệ hữu nghị để tạo cơ hội cùng phát triển; + Tạo sự hiểu biết để tránh gây mâu thuẫn, căng thẳng dẫn đến nguy cơ chiến tranh … Câu 2. (3 điểm) 1,0 2.1. Em hãy nêu các yếu tố cần thiết để làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả? Phải tích cực nâng cao tay nghề (0,25đ), rèn luyện sức khỏe tốt (0,25đ), lao động tự giác, tuân theo kỉ luật lao động (0,25đ), luôn năng động, sáng tạo (0,25đ). a. Em có đồng tình với ý kiến đó không? Vì sao? * Trả lời: Em không đồng tình với ý kiến đó (0,25đ); * Lý giải: (Theo định hướng sau, đúng và đầy đủ ý ghi 0,75đ) 1,0 - Vì làm bất cứ công việc gì cũng cần năng động, sáng tạo (0,25đ); Câu 2: - Trong thể dục, thể thao năng động, sáng tạo là khi tìm tòi, phát hiện ra cách (3,0 điểm) luyện tập hiệu quả (0,25đ), cách giữ sức bền để luyện tập và thi đấu (0,25đ). b. Nếu là bạn cùng lớp, khi nghe các bạn bàn như vậy em sẽ ứng xử như thế nào? (Theo định hướng sau, đúng và đầy đủ ý ghi 1,0đ) - Phân tích cho các bạn hiểu về năng động, sáng tạo (0,25đ); - Em khuyên bạn: (0,75đ) + Sự thành công của mỗi người là kết quả của chuẩn mực năng động, sáng tạo; 1,0 + Học sinh nếu cố gắng cải tiến phương pháp, có phương pháp học tập và rèn luyện phù hợp thì vẫn có thể học tốt và tham gia các môn thi Hội khỏe và hoạt động đạt hiệu quả; + Vận dụng những điều đã học, đã biết để rèn luyện và giữ sức bền trong thi đấu. * Lưu ý: Giáo viên có thể linh hoạt khi chấm bài với những cách giải thích khác phù hợp. Trang 7/2 – Mã đề A, B
  8. Trang 8/2 – Mã đề A, B
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2