intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Chu Văn An, Phú Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:6

7
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Chu Văn An, Phú Ninh” sau đây sẽ giúp bạn đọc nắm bắt được cấu trúc đề thi, từ đó có kế hoạch ôn tập và củng cố kiến thức một cách bài bản hơn, chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Chu Văn An, Phú Ninh

  1. Đã kiểm tra ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I Trường THCS Chu Văn An Năm học: 2023 - 2024 Họ và tên: ................................................... Môn: Công Dân 9 Thời gian: 45 phút Lớp: ........................................................... MÃ ĐỀ A A. PHẦN TRẮC NGHIỆM : ( 5 điểm )Chọn đáp đáp án đúng nhất : Câu 1. Việc làm nào sau đây góp phần xây dựng và củng cố tình hữu nghị giữa Việt Nam với các dân tộc trên thế giới? A. Tìm hiểu văn hóa của các nước khác. B. Trêu chọc ngôn ngữ của khách nước ngoài. C. Phân biệt đối xử, kì thị với người nước ngoài. D. Gây khó dễ cho người nước ngoài khi họ đến kinh doanh ở Việt Nam. Câu 2. Hành vi nào sau đây chưa thể hiện tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới? A. Tổ chức giao lưu với học sinh nước ngoài. B. Kì thị tôn giáo, phân biệt chủng tộc. C. Tôn trọng điểm khác biệt giữa các dân tộc. D. Tham gia viết thư quốc tế UPU. Câu 3. Quan hệ bạn bè thân thiện giữa nước này với nước khác được gọi là A. tình bạn bè, đồng chí, anh em. B. xung đột vũ trang. C. thêm bạn, bớt thù. D. tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới. Câu 4. Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ A. thế hệ này sang thế hệ khác. B. đất nước này sang đất nước khác. C. vùng miền này sang vùng miền khác. D. địa phương này sang địa phương khác. Câu 5. Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị A. vật chất. B. tinh thần. C. của cải. D. kinh tế. Câu 6. Nội dung nào sau đây nói lên ý nghĩa của những truyền thống tốt đẹp của dân tộc? A. Truyền thống tốt đẹp của dân tộc không ảnh hưởng gì đến quá trình phát triển của dân tộc và mỗi cá nhân. B. Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là vô cùng quý giá, góp phần tích cực vào quá trình phát triển của dân tộc và mỗi cá nhân. C. Không có những truyền thống tốt đẹp của mỗi dân tộc đối với cá nhân vẫn phát triển bình thường. D. Trong thời đại mở cửa và hội nhập hiện nay, truyền thống tốt đẹp của dân tộc không còn quan trọng nữa. Câu 7. Câu tục ngữ “Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy” nói về truyền thống nào dưới đây? A. Truyền thống tôn sư trọng đạo. B. Truyền thống đoàn kết. C. Truyền thống yêu nước. D.Truyền thống văn hóa. Câu 8.Tục thờ cúng ông bà tổ tiên của người Việt Nam A. hủ tục mê tín dị đoan. B. thói quen khó bỏ của người Việt Nam. C. tín ngưỡng, lạc hậu, thiếu tính nhân văn. D. nét đẹp truyền thống văn hoá của người Việt.
  2. Câu 9. Việc làm nào dưới đây thể hiện sự thiếu năng động, sáng tạo của học sinh? A. Luôn giở sách giải ra chép khi gặp bài khó. B. Hãng hái giơ tay phát biểu trong giờ học. C. Mạnh dạn nhờ thầy cô, bạn bè giảng lại bài khi chưa hiểu. D. Chủ động đọc sách, báo để nâng cao hiểu biết của bản thân. Câu 10.Bạn học sinh A sáng chế ra máy bắt bọ xít và được ứng dụng trong thực tế đạt hiệu quả cao. Việc làm đó thể hiện? A. A là người năng động, sáng tạo. B. A là người tích cực. C. A là người sáng tạo. D. A là người cần cù. Câu 11. Biểu hiện nào dưới đây được coi là tính năng động, sáng tạo? A. Dám làm việc khó khăn mà người khác né tránh. B. Luôn làm theo những điều đã được hướng dẫn, chỉ bảo. C. Có ý kiến riêng và bằng mọi giá bảo vệ ý kiến đó. D. Dám làm mọi việc để đạt được mục đích của mình. Câu 12. Say mê, tìm tòi để tạo ra những giá trị mới về vật chất, tinh thần hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới mà không bị gò bó phụ thuộc vào cái đã có được gọi là gì? A. Sáng tạo. B. Tích cực. C. Tự giác. D. Năng động. Câu 13. Tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị cao, cả về nội dung và hình thức, trong một thời gian nhất định được gọi là? A. Làm việc có năng suất, chất lượng và hiệu quả. B. Làm việc năng suất. C. Làm việc khoa học. D. Làm việc chất lượng. Câu 14. Để làm việc năng suất, chất lượng, hiệu quả, học sinh cần A. chép bài của bạn để đạt điểm cao. B. chép sách giải khi gặp bài khó. C. nhờ anh chị làm hộ bài tập. D. không ngừng tìm tòi, sáng tạo trong học tập. Câu 15. Tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm được gọi là? A. Năng động. B. Chủ động. C. Sáng tạo. D. Tích cực. B.TỰ LUẬN (5 điểm). Câu 1. (3, 0 điểm) 1.1 (1, 0 điểm) Thế nào là năng động, sáng tạo? 1.2 (1, 0 điểm) Theo em, học sinh cần phải làm gì để trở thành người năng động, sáng tao? 1.3 (1, 0 điểm) “Non cao cũng có đường trèo Đường dẫu hiểm nghèo cũng có lối đi” Câu ca dao trên có nội dung liên quan đến chuẩn mực đạo đức nào của con người và khuyên chúng ta điều gì? Câu 2. (2, 0 điểm) 2.1 (1, 0 điểm) Em hãy kể những việc mà em và các bạn đã và sẽ làm để góp phần giữ gìn truyền thống tốt đep của dân tộc, của địa phương? 2.2(1, 0 điểm) Tình huống: Hiện nay, trường em đang có kế hoạch tổ chức “Hội thi hát Dân ca các vùng miền”. Bạn A là học sinh lớp 9/1 hát dân ca rất xuất sắc nhưng bạn lại từ chối lời đề nghị của các bạn trong lớp là chọn bạn tham gia hội thi. Bạn A cho rằng: “Hiện nay, hát dân ca đã cổ hủ, lạc hậu không còn phù hợp nữa, tớ sẽ không tham gia hội thi, giá như có Hội thi “Nhảy theo nhạc” tớ sẽ hưởng ứng hết mình”.
  3. Trong tình huống này: Nếu em là một học sinh học lớp 9/1, em sẽ ứng xử như thế nào? Đã kiểm tra ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I Trường THCS Chu Văn An Năm học: 2023 - 2024 Họ và tên: ................................................... Môn: Công Dân 9 Thời gian: 45 phút Lớp: ........................................................... MÃ ĐỀ B A. PHẦN TRẮC NGHIỆM : ( 5 điểm )Chọn đáp đáp án đúng nhất : Câu 1. Hành vi nào sau đây thể hiện tinh thần hợp tác với bạn bè trong cuộc sống hằng ngày? A. Kết bạn chơi với nhau theo bè phái. B. Đấu tranh dành quyền lợi cho lớp mình lúc bất cứ lúc nào. C. Đoàn kết bảo vệ cho nhau trong mọi tình huống. D. Cùng bạn tổ chức các hoạt động từ thiện trong mùa dịch Covid 19. Câu 2. Hành vi nào sau đây thể hiện đúng nguyên tắc hợp tác? A. Tôn trọng độc lập chủ quyền của các nước. B. Dùng bạo lực giải quyết mâu thuẫn. C. Phân biệt đối xử với mọi người. D. Luôn bảo vệ lợi ích của bản thân. Câu 3. Cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc hoăc lĩnh vực nào đó vì sự phát triển chung của các bên được gọi là? A. Quan hệ. B. Giao lưu. C. Đoàn kết. D. Hợp tác. Câu 4. Nội dung nào sau đây nói lên ý nghĩa của những truyền thống tốt đẹp của dân tộc? A. Truyền thống tốt đẹp của dân tộc không ảnh hưởng gì đến quá trình phát triển của dân tộc và mỗi cá nhân. B. Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là vô cùng quý giá, góp phần tích cực vào quá trình phát triển của dân tộc và mỗi cá nhân. C. Không có những truyền thống tốt đẹp của mỗi dân tộc đối với cá nhân vẫn phát triển bình thường. D. Trong thời đại mở cửa và hội nhập hiện nay, truyền thống tốt đẹp của dân tộc không còn quan trọng nữa. Câu 5: Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị A. tinh thần. B. vật chất. C. của cải. D. kinh tế. Câu 6. Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ A. thế hệ này sang thế hệ khác. B. đất nước này sang đất nước khác. C. vùng miền này sang vùng miền khác. D. địa phương này sang địa phương khác. Câu 7. Câu ca dao “Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba” đề cập đến truyền thống nào dưới đây? A. Truyền thống tôn sư trọng đạo. B. Truyền thống uống nước nhớ nguồn. C. Truyền thống yêu nước. D. Truyền thống văn hóa. Câu 8.Cách ứng xử nào dưới đây không phải biểu hiện kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta?
  4. A. Đoàn kết, chia sẻ giúp đỡ lẫn nhau. B. Kính trọng, lễ phép với thầy, cô giáo. C. Thực hiện nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi. D. Viết, vẽ, khắc tên mình lên di tích lịch sử. Câu 9. Biểu hiện nào dưới đây được coi là tính năng động, sáng tạo? A. Dám làm việc khó khăn mà người khác né tránh. B. Luôn làm theo những điều đã được hướng dẫn, chỉ bảo. C. Có ý kiến riêng và bằng mọi giá bảo vệ ý kiến đó. D. Dám làm mọi việc để đạt được mục đích của mình. Câu 10.Câu nào dưới đây nói về tính năng động, sáng tạo? A. Mồm miệng đỡ chân tay. B. Năng nhặt chặt bị. C. Dễ làm, khó bỏ. D. Cái khó ló cái khôn. Câu 11.Biểu hiện nào đưới đây không phải ý nghĩa của năng động, sáng tạo? A. Giúp con người làm nên những kì tích vẻ vang. B. Giúp mỗi người đạt được bắt cứ điều gì mình mong muốn. C. Giúp con người vượt qua những ràng buộc, khó khăn của hoàn cảnh. D. Giúp con người đạt được mục đích đề ra nhanh chóng, tốt đẹp. Câu 12. Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả là tạo ra nhiều sản phẩm A. kém chất lượng. B. trong một thời gian nhất định. C. có giá trị cao trong một thời gian nhất định. D. có chất lượng nhưng mất nhiều thời gian. Câu 13.Ý kiến nào dưới đây không phải ý nghĩa của làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả? A. Giúp mỗi người đạt được mọi mục đích đã đề ra. B. Góp phân nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân. C. Là yêu cầu của người lao động trong xã hội hiện đại. D. Thúc đẩy sự phát triển của đất nước trong thời kì hội nhập. Câu 14.Quan điểm nào dưới đây đúng về làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả? A. Trong sản xuất chỉ cần chú ý đến chất lượng sản phẩm. B. Chỉ cần tập trung vào số lượng sản phẩm là nâng cao hiệu quả. C. Làm việc năng suất, chất lượng sẽ đem lại hiệu quả trong lao động. D. Trong kinh doanh, đảm bảo cả năng suất và chất lượng sẽ không có lợi nhuận. Câu 15. Say mê, tìm tòi để tạo ra những giá trị mới về vật chất, tinh thần hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới mà không bị gò bó phụ thuộc vào cái đã có được gọi là gì ? A. Sáng tạo. B. Tích cực. C. Tự giác. D. Năng động. B. TỰ LUẬN (5 điểm). Câu 1. (3,0 điểm) 1.1 (1,0 điểm) Năng động, sáng tạo có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống? 1.2 (1,0 điểm) Tìm 4 câu ca dao tục ngữ, thành ngữ nói về năng động sáng tạo. 1.3 (1,0 điểm) “Non cao cũng có đường trèo Đường dẫu hiểm nghèo cũng có lối đi” Câu ca dao trên có nội dung liên quan đến chuẩn mực đạo đức nào của con người và khuyên chúng ta điều gì? Câu 2. (2,0 điểm)
  5. 2.1 (1,0 điểm)Thế nào truyền thống tốt đẹp của dân tộc? 2.2 (1,0 điểm) Tình huống: Lớp 9/2 đang sôi nổi thảo luận chọn thể loại cho tiết mục văn nghệ chào mừng kỉ niệm 77 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam do nhà trường tổ chức. Các bạn đóng góp ý kiến sẽ chọn một hoạt cảnh có nội dung về quá khứ hào hùng của dân tộc ta. Lớp phó văn thể mỹ của lớp cho rằng: “Lớp ta nên chọn một tiết mục nhảy sôi động mới phù hợp với thị hiếu hiện nay của khán giả chứ hoạt cảnh về quá khứ hào hùng của dân tộc không còn phù hợp mà lại cổ hủ, lạc hậu nữa”. Trong tình huống này: Nếu em là một học sinh học lớp 9/2, em sẽ ứng xử như thế nào? Hết
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2