intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lý Tự Trọng, Phước Sơn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:21

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thông qua việc giải trực tiếp trên “Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lý Tự Trọng, Phước Sơn” các em sẽ nắm vững nội dung bài học, rèn luyện kỹ năng giải đề, hãy tham khảo và ôn thi thật tốt nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lý Tự Trọng, Phước Sơn

  1. TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I * NĂM HỌC 2023-2024. Môn GDCD - Lớp 9 Thời gian làm bài: 45 phút - Trắc nghiệm: 15 câu x 1/3 điểm/1 câu = 5,0 điểm - Tự luận: 2 câu = 5,0 điểm Mức độ đánh Tổng giá Vận Nhận Thông Vận Mạch Nội dụng Số câu Tổng điểm biết hiểu dụng nội dung/C cao dung hủ TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL đề/Bài 1. Tự chủ. (1 / / 1 / / / / / 1 / 0.33 tiết) 2. Dân chủ và / / / / 1 / / / 1 / 0.33 kỉ luật. (1 tiết) 3. Bảo vệ Hòa / / / / 1 / / / 1 / 0.33 bình. (1 tiết) 4. Bài 7: 2 / / 1/2 / / / 1/2 2 1 3.66 Kế thừa và phát huy các truyền thống tốt đẹp của dân tộc. (2
  2. tiết) 5. Chủ đề bài 7 1 2 / 1 1 / / 10 2 5.33 8&9. (3 tiết) Tổng số 9 1 3 1/2 3 1 / 1/2 15 3 10 câu Tỉ lệ % 30% 10% 10% 20% 10% 10% / 10% 50 50 100 Tỉ lệ chung 40 10 50 50 100 TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN GDCD 9 * NĂM HỌC 2023 - 2024. (Thời gian: 45 phút) TT Mạch nội dung Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Nội dung/chủ Mức độ đánh đề/bài giá Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  3. 1 Giáo dục đạo Thông hiểu đức 1. Tự chủ. (1 - Hiểu được nội tiết) dung câu tục 1 câu ngữ về tự chủ. Vận dụng: - Đưa ra cách 2. Dân chủ và ứng xử trước 1 câu kỉ luật. (1 tiết) biểu hiện sai trái về dân chủ và kỉ luật. Vận dụng: - Đưa ra cách ứng xử để thể 3. Bảo vệ hòa hiện người yêu 1 câu bình. (1 tiết) hòa bình, liên hệ bản thân trong thực tế. 4. Bài 7: Kế Nhận biết: thừa và phát - Biết được 2 câu huy các truyền khái niệm nền thống tốt đẹp văn hoá đậm đà của dân tộc. (2 bản sắc dân tộc. 1/2 câu tiết) - Nêu được một số truyền thống tốt đẹp của dân 1/2 câu tộc. Thông hiểu: - Giải thích được ý nghĩa của truyền thống dân tộc và kế thừa phát
  4. huy truyền thống dân tộc một cách đơn giản. Vận dụng cao: - Thực hiện được một số việc làm phù hợp để thể hiện góp phần giữ gìn và phát huy thống tốt đẹp của dân tộc. 5. Chủ đề bài Nhận biết: 8&9. (3 tiết) - Nêu được khái niệm, biểu 8 câu hiện của năng động sáng tạo - Nêu được khái niệm, biểu 2 câu hiện của làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả 2 câu - Mối quan hệ giữa năng động và sáng tạo. Thông hiểu: - Hiểu được ý nghĩa của năng động, sáng tạo, làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả một cách đơn giản.
  5. * Vận dụng: - Góp ý cho những bạn có biểu hiện lười biếng, hay nản lòng để khắc phục hạn chế này. - Xác định được các yếu tố cần thiết để làm việc, học tập có năng suất, chất lượng, hiệu quả. - Thực hiện được một số việc làm phù hợp để thể hiện năng động, sáng tạo. Tổng 9TN 3TN 3TN 1/2TL 1TL 1/2TL 1TL Tỉ lệ % 40% 30% 20% 10% Tỉ lệ chung 100%
  6. TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I NĂM HỌC 2023 - 2024 Họ và tên: ...................................... Môn: Giáo dục công dân - Lớp 9 Lớp: 9/….. Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian giao đề) Điểm: Nhận xét của giáo viên: Chữ ký Chữ ký Chữ ký Giám thị Giám khảo 1 Giám khảo 2 ĐỀ BÀI I. TRẮC NGHIỆM:(5 điểm) Khoanh tròn vào đáp án mà em cho là đúng nhất. Câu 1: Câu nào dưới đây thể hiện sự thiếu tự chủ? A. Cả giận mất khôn. B. Có công mài sắt có ngày nên kim. C. Sông sâu sóng cả, chớ ngã tay chèo. D. Dù ai nói ngả nói nghiêng/ Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân. Câu 2: Trong các hoạt động của lớp, bạn lớp trưởng luôn đưa ra quyết định và yêu cầu các bạn thực hiện theo. Nếu là một thành viên trong lớp đó, em sẽ làm gì để phát huy tính dân chủ và kỉ luật? A. Không tham gia các hoạt động của lớp. B. Nghe theo mọi quyết định của lớp trưởng. C. Cãi nhau để phản đối ý kiến của lớp trưởng. D. Thẳng thắn góp ý để bạn lớp trưởng rút kinh nghiệm. Câu 3: Là người yêu hoà bình, em sẽ ứng xử như thế nào khi thấy các bạn cãi nhau, đánh nhau trong lớp? A. Đứng ngoài cỗ vũ bên mạnh hơn. B. Tham gia đánh, cãi nhau để bênh vực lẽ phải. C. Can ngăn một cách khôn khéo để giúp các bạn hoà giải. D. Tránh đi không tham gia vào cuộc cãi nhau, đánh nhau đó. Câu 4: Nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc là nền văn hoá A. hiện đại theo thời cuộc. B. đậm đà bản sắc từng vùng dân tộc. C. tạo ra sức sống cho con người. D. chứa đựng những yếu tố tạo ra sức sống, bản lĩnh dân tộc. Câu 5: Tục thờ cúng ông bà tổ tiên của người Việt Nam là A. hủ tục mê tín dị đoan.
  7. B. thói quen khó bỏ của người Việt Nam. C. tín ngưỡng, lạc hậu, thiếu tính nhân văn. D. nét đẹp trong truyền thống văn hoá của người Việt. Câu 6: Việc làm nào dưới đây thể hiện sự thiếu năng động, sáng tạo của học sinh? A. Hăng hái giơ tay phát biểu trong giờ học. B. Luôn giở sách giải ra chép khi gặp bài khó. C. Mạnh dạn nhờ thầy cô, bạn bè giảng lại bài khi chưa hiểu. D. Chủ động đọc thêm sách, báo để nâng cao sự hiểu biết của bản thân. Câu 7: Biểu hiện nào dưới đây được coi là tính năng động, sáng tạo? A. Dám làm việc khó khăn mà người khác né tránh. B. Luôn làm theo những điều đã được hướng dẫn, chỉ bảo. C. Có ý kiến riêng và bằng mọi giá bảo vệ ý kiến đó. D. Dám làm mọi việc để đạt được mục đích của mình. Câu 8: Năng động, sáng tạo trong học tập được biểu hiện khi A. chỉ học bài khi bố mẹ nhắc nhở. B. lười suy nghĩ khi gặp bài khó. C. thực hiện đúng nội quy nhà trường để khỏi bị phạt. D. tự lập kế hoạch học tập và rèn luyện của bản thân trong mỗi năm học. Câu 9: Biểu hiện nào đưới đây không phải ý nghĩa của năng động, sáng tạo? A. Giúp con người làm nên những kì tích vẻ vang. B. Giúp con người vượt qua những ràng buộc, khó khăn của hoàn cảnh. C. Giúp mỗi người đạt được bất cứ điều gì mình mong muốn. D. Giúp con người đạt được mục đích đề ra nhanh chóng, tốt đẹp. Câu 10: Mối quan hệ giữa năng động và sáng tạo là A. năng động là cơ sở để sáng tạo, sáng tạo là động lực để năng động. B. năng động là động cơ để sáng tạo, sáng tạo là con đường để năng động. C. năng động là mục đích để sáng tạo, sáng tạo là con đường để năng động. D. năng động là cơ sở để sáng tạo, sáng tạo là con đường để năng động. Câu 11: Trong giờ học môn Công nghệ, cô giáo phân công mỗi nhóm lắp một bảng điện dân dụng. Bạn T trong nhóm em đưa ra sáng kiến, mỗi bạn trong nhóm đóng tiền thuê người làm để được điểm cao. Các bạn nhất trí và khen T có sáng tạo. Là người hiểu về sự sáng tạo, em sẽ làm gì? A. Nhất trí với ý kiến của T và các bạn để cùng thực hiện. B. Vận động các bạn không làm theo ý kiến của T và đề nghị T rời khỏi nhóm. C. Xin cô chuyển sang nhóm khác vì không đồng tình với việc làm của T và các bạn. D. Thuyết phục các bạn tự làm để có kinh nghiệm. Câu 12: Tạo ra được nhiều sản phẩm có giá trị cao về cả nội dung và hình thức trong một thời gian nhất định là biểu hiện của
  8. A. làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả. B. năng động, sáng tạo trong công việc. C. tự chủ trong công việc. D. hợp tác cùng phát triển. Câu 13: Trong sản xuất, biểu hiện của làm việc có năng suất chất lượng, hiệu quả là A. chạy theo lợi nhuận, làm hàng giả. B. buôn lậu, trốn thuế để tăng thu nhập. C. dùng nguyên vật liệu kém chất lượng để có lãi cao. D. tìm tòi áp dụng công nghệ mới, luôn đề cao chất lượng sản phẩm. Câu 14: Ý kiến nào dưới đây không phải ý nghĩa của làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả? A. Giúp mỗi người đạt được mọi mục đích đã đề ra. B. Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân. C. Là yêu cầu của người lao động trong xã hội hiện đại. D. Thúc đẩy sự phát triển của đất nước trong thời kì hội nhập. Câu 15: Việc làm nào dưới đây của bạn K thể hiện làm việc có năng suất, chất lượng hiệu quả? A. Trong giờ học Nhạc tranh thủ ôn lại bài môn Văn. B. Tranh thủ làm bài luôn ở trên lớp để về nhà đỡ phải học. C. Sắp xếp thời gian và kế hoạch hợp lí để có kết quả cao trong học tập. D. Trong giờ kiểm tra cố gắng làm bài thật nhanh để nộp trước các bạn. II. TỰ LUẬN: (5 điểm) Câu 1: (3 điểm) Vì sao phải kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc? HS cần làm gì để góp phần giữ gìn và phát huy thống tốt đẹp của dân tộc? Câu 2. (1 điểm) Nêu những việc làm thể hiện sự năng động, sáng tạo của học sinh trong học tập và lao động? Câu 3. (1 điểm) Cho tình huống sau: Minh thường mang bài tập của môn khác ra làm trong lúc cô giáo đang giảng bài môn mà bạn ấy cho là không quan trọng. Có bạn khen đó là cách làm việc có năng suất. Em có tán thành với ý kiến đó không? Vì sao? Nếu là bạn cùng lớp em sẽ ứng xử như thế nào? ----- Hết ----- BÀI LÀM
  9. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I - NĂM HỌC TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG 2023 - 2024 Môn: Giáo dục công dân - Lớp 9 Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể giao đề) I .TRẮC NGHIỆM: (5 điểm)Mỗi đáp án đúng được 0,33 điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 A D C D D B A D C A D A D A C II. TỰ LUẬN:(5,0 điểm)
  10. CÂU NỘI DUNG CẦN ĐẠT BIỂU ĐIỂM Câu 1 * Ý nghĩa của việc kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc (3 điểm) - Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc là vô cùng quý giá (0.75đ), góp phần tích cực vào quá trình phát triển của dân tộc và 1.5 mỗi cá nhân (0.75đ). - Để góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam. * Học sinh: 0.5 + Tự hào, bảo vệ và phát huy truyền thống tốt đẹp, giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc. Tích cực tham gia những lễ hội truyền thống, trò chơi dân gian. Đi tham quan các di tích lịch sử, văn hóa. 0.5 + Lên án, bài trừ những hành vi gây ảnh hưởng đến văn hóa dân tộc của học sinh: ăn mặc không đúng quy cách, ăn nói sử dụng từ mượn bừa bãi, tham gia vào các tệ nạn xã hội. 0.5 Câu 2 Những việc làm thể hiện sự năng động, sáng tạo của học sinh trong học tập và lao động: (1 điểm) - Tự giác học bài, làm bài, đọc thêm tài liệu không đợi ai nhắc nhở đôn 0.25 đốc. - Suy nghĩ cải tiến phương pháp học tập, lao động để đạt hiệu quả cao 0.25 - Trao đổi kinh nghiệm với người khác để cùng tiến bộ. 0.25 - Có thái độ học tập, làm việc nghiêm khắc, sửa chữa lối sống cá nhân thiếu trách nhiệm. 0.25
  11. Câu 3 - Em không tán thành với ý kiến đó. Vì: (1 điểm) +Việc làm của Minh tưởng như tiết kiệm được thời gian, làm được 0.25 nhiều việc, nhưng thực ra không có chất lượng, hiệu quả. + Minh không nghe giảng sẽ không hiểu bài, dẫn đến học kém đi vì 0.25 trong học tập môn nào cũng quan trọng. - Nếu là bạn cùng lớp em sẽ: + Phân tích cho các bạn hiểu tác hại của việc làm đó và khuyên Minh chấm dứt việc làm ấy và nên chuẩn bị kỹ bài học ở nhà. 0.25 + Nếu Minh không sửa chữa khuyết điểm thì sẽ báo với cô giáo để cô can thiệp giúp đỡ. 0.25 * Lưu ý: Học sinh có thể có cách diễn đạt khác, song phải đảm bảo các ý theo yêu cầu; có thể không trình bày các ý theo thứ tự như hướng dẫn trả lời nhưng đủ ý và hợp lí, sạch đẹp vẫn cho điểm tối đa. Thiếu ý nào sẽ không cho điểm ý đó. Giám khảo linh động trong quá trình chấm điểm. ---------------------------------------
  12. TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2023 - 2024 DÀNH CHO HỌC SINH KHUYẾT TẬT Môn: Giáo dục công dân - Lớp 9 Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể giao đề) I .TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm) Mỗi đáp án đúng được 0,5 điểm 1 4 5 6 7 8 9 10 12 13 A D D B A D C A A D
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2