intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 9 năm 2023-2024 - Sở GD&ĐT Bắc Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:2

8
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn học sinh và quý thầy cô cùng tham khảo “Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 9 năm 2023-2024 - Sở GD&ĐT Bắc Giang” để giúp học sinh hệ thống kiến thức đã học cũng như có cơ hội đánh giá lại năng lực của mình trước kì thi sắp tới và giúp giáo viên trau dồi kinh nghiệm ra đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 9 năm 2023-2024 - Sở GD&ĐT Bắc Giang

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I BẮC GIANG NĂM HỌC: 2023-2024 MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9 Thời gian làm bài: 45 phút không kể thời gian giao đề I. Trắc nghiệm (5,0 điểm). Câu 1: Giữ gìn cuộc sống xã hội bình yên; dùng thương lượng, đàm phán để giải quyết mọi mâu thuẫn, xung đột giữa các dân tộc, tôn giáo và quốc gia; không để xảy ra chiến tranh hay xung đột vũ trang được gọi là A. hòa bình. B. bảo vệ hòa bình. C. chiến tranh. D. xung đột vũ trang. Câu 2: Để rèn luyện phẩm chất chí công vô tư, học sinh cần A. bình bầu cho các bạn chơi thân với mình. B. ủng hộ, giúp đỡ những người vì tập thể. C. lên án, ghét những người chí công vô tư. D. ủng hộ những hành động thiếu công bằng. Câu 3: Để tạo sự thống nhất cao về nhận thức, ý chí và hành động của các thành viên trong một tập thể nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc, mỗi cá nhân trong tập thể cần thực hiện tốt A. đoàn kết, tương trợ. B. năng động, sáng tạo. C. siêng năng, kiên trì. D. dân chủ và kỉ luật. Câu 4: Mọi người được làm chủ công việc của tập thể và xã hội là nội dung của khái niệm A. dân chủ. B. tự quản. C. tự chủ. D. quản lý. Câu 5: Năng động là A. tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm. B. lao động, phụ giúp cha mẹ việc nhà. C. học thuộc bài trước khi đến lớp học. D. tìm tòi để tạo ra giá trị mới về vật chất. Câu 6: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới là quan hệ A. giữa các nước láng giềng có biên giới chung. B. phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước và dân tộc. C. bạn bè thân thiện giữa nước này với nước khác. D. đồng minh chính trị giữa các nước trên thế giới. Câu 7: Người có đức tính tự chủ là người A. không làm chủ được bản thân mỗi khi bị bạn bè xấu rủ rê. B. không bao giờ chú ý đến đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp. C. làm chủ được suy nghĩ, hành vi và tình cảm của bản thân. D. hay nóng nảy, cáu gắt mỗi khi người khác góp ý, phê bình. Câu 8: Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả là trong một thời gian ngắn tạo ra được A. nhiều sản phẩm với mẫu mã đẹp nhưng kém chất lượng. B. nhiều sản phẩm chất lượng, giá thành cao, hình thức xấu. C. ít sản phẩm chất lượng, mẫu mã đẹp, giá thành cao. D. nhiều sản phẩm, có giá trị cả về nội dung và hình thức. Câu 9: Biểu hiện nào sau đây thể hiện sự tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác? A. Kì thị, phân biệt chủng tộc. B. Tìm hiểu nền văn hóa của các dân tộc. C. Không học tiếng nước ngoài. D. Chỉ sử dụng hàng hóa nước ngoài. Câu 10: Em tán thành với quan niệm nào sau đây về chí công vô tư? A. Người sống chí công vô tư chỉ thiệt cho bản thân mình. B. Học sinh còn đi học chưa cần rèn luyện chí công vô tư. C. Người sống chí công vô tư sẽ được mọi người kính trọng. D. Chỉ có người có chức, có quyền mới cần chí công vô tư. Câu 11: Nội dung nào dưới đây thể hiện sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc? A. Thích xem phim nước ngoài, ghét phim Việt Nam. B. Luôn cho rằng ăn mặc trang phục dân tộc là lạc hậu. C. Chỉ kính trọng, vâng lời thầy cô đang dạy mình. D. Thăm hỏi những gia đình có công với cách mạng. Câu 12: Hành vi nào sau đây chưa thực hiện tốt quyền dân chủ? Trang 1/2- Mã đề 794
  2. A. Đóng góp ý kiến xây dựng tập thể lớp. B. Tham gia bình bầu đội viên xuất sắc. C. Lặng yên và làm bài tập trong họp lớp. D. Tham gia ý kiến trong Đại hội liên đội. Câu 13: Trong lĩnh vực học tập của học sinh, nội dung nào dưới đây thể hiện tính năng động, sáng tạo? A. Tìm ra những cách giải mới. B. Không quan tâm làm bài tập. C. Làm bài cốt cho nhanh xong. D. Dựa dẫm, chép bài của bạn. Câu 14: Hành vi nào sau đây không thể hiện lòng yêu hòa bình trong cuộc sống hàng ngày? A. Tôn trọng nền văn hóa của các dân tộc. B. Học hỏi điều hay của người khác. C. Biết lắng nghe ý kiến của người khác. D. Phân biệt đối xử giữa các dân tộc. Câu 15: Nội dung câu ca dao: “Dù ai nói ngả nói nghiêng/ Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân” phù hợp nhất với phẩm chất đạo đức nào dưới đây? A. Nhân ái. B. Tự chủ. C. Trung thực. D. Trách nhiệm. Câu 16: Đã nhiều lần N tự hứa với bản thân là không nói dối bố mẹ nữa. Nhưng mỗi khi mắc lỗi, N không đủ can đảm để nói sự thật với bố mẹ. Điều này thể hiện N là người không có đức tính nào dưới đây? A. Tự chủ. B. Kỉ luật. C. Năng động. D. Liêm khiết. Câu 17: Bạn K xui bạn P đem xe đạp điện (bố mẹ mới mua cho P để đi học) đi cầm đồ để lấy tiền trả nợ tiền chơi game chịu của hai bạn và K hứa sẽ lấy trộm tiền của mẹ để chuộc xe cho P. Khi P mang xe đạp điện đi cầm đồ thì gặp bác T, người nhà của P, bị bác T ngăn lại. Biết tin bác H- bố của P đã đánh P một trận rất đau. Những ai trong tình huống trên đã không làm chủ được bản thân? A. Bạn P và bác T. B. Bạn K, P và bác H. C. Bạn P và bác T, H. D. Bạn K và bạn P. Câu 18: Trong giờ học Giáo dục công dân ở lớp 9C, cô giáo giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận để giải thích vì sao cần phải sống có kỉ luật, nhưng bạn H không tham gia thảo luận vì bạn cho rằng câu đó không quan trọng. Ý nào dưới đây nhận xét đúng về bạn H? A. Thể hiện tốt lập trường cá nhân. B. Thể hiện tính tự lập và biết tự chủ. C. Thể hiện tinh thần hợp tác bạn bè. D. Không thể hiện tinh thần hợp tác. Câu 19: Ngày 6/12/2012, UNESCO đã chính thức công nhận “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” - biểu tượng của tinh thần đại đoàn kết, truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Có thể khẳng định “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” là một A. truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. B. thói quen lâu đời cần phải thay đổi. C. hủ tục cổ xưa, lạc hậu cần loại bỏ. D. lễ hội riêng của người dân Phú Thọ. Câu 20: Trong buổi sinh hoạt bàn về hoạt động hội trại 26/3, cô giáo phân công nhiệm vụ cho các tổ. Trong đó, tổ của em phải nhận nhiệm vụ nhiều nhất. Trong tình huống đó, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây để đảm bảo tính dân chủ và kỉ luật? A. Bày tỏ sự bức xúc của bản thân lên mạng xã hội facebook và zalo. B. Ngay thời điểm cô giáo phân công, đứng lên ý kiến phản đối nhiệm vụ. C. Lắng nghe cô giáo phân công, sau đó cùng với tổ đóng góp ý kiến. D. Không đồng tình với nhiệm vụ cô giáo giao, nhưng không nêu ý kiến. II. Tự luận (5,0 điểm). Câu 1. (2,0 điểm) Em hãy trình bày các nguyên tắc hợp tác của Đảng và Nhà nước ta với các nước trên thế giới. Câu 2. (1,5 điểm) Hãy kể 3 việc em đã làm thể hiện tính kỉ luật khi đến trường. Câu 3. (1,5 điểm) H là một học sinh có thân hình cao to trong lớp 9D. Cậu ta hay tổ chức nhóm bạn sang gây gổ với các bạn lớp khác. Có hôm, H đánh một bạn bị chảy máu mũi vì muốn ra oai với bạn bè, thầy hiệu trưởng phải gọi H lên văn phòng để kiểm điểm, các thầy cô giáo rất lấy làm phiền lòng, còn các bạn trong lớp thì dần xa lánh H. a. Em hãy nêu nhận xét của mình về H. b. Nếu là bạn cùng lớp với H, em sẽ góp ý gì cho H? ---------------------------Hết---------------------- Trang 2/2- Mã đề 794
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2