Nhằm giúp các bạn làm tốt các bài tập, đồng thời các bạn sẽ không bị bỡ ngỡ với các dạng bài tập chưa từng gặp, hãy tham khảo “Đề thi học kì 1 môn Giáo dục địa phương lớp 7 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS La Bằng, Đại Từ" dưới đây để tích lũy kinh nghiệm giải bài tập trước kì thi nhé!
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Giáo dục địa phương lớp 7 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS La Bằng, Đại Từ
- TIẾT 18: KIỂM TRA HỌC KÌ I.
MÔN: GD ĐỊA PHƯƠNG 7
Năm học 2024-2025
A.Ma trận đề
Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng
kiểm tra Cấp độ Cấp độ
thấp cao
1. Ca dao Trình bày chỉ ra được
tục ngữ được số những từ ngữ
Thái dòng, số mang đậm dấu ấn
Nguyên tiếng trong của Thái Nguyên
từng dòngcủa Cảm nhận được
bài ca dao, tình cảm của tác
Cách gieo giả dân gian đối
vần; Ngắt với quê hương
nghịp; Phối Thái Nguyên.
hợp thanh
điệu.
Số câu: Số câu: 0,5 Số câu: 0,5 Số câu: 1
Số điểm: Số điểm: 2,5 Số điểm: 2,5 5 điểm =
Tỉ lệ % Tỉ lệ: 3 % Tỉ lệ: 25 % 50%
2. Nghệ Nhận biết Nhận xét được
thuật được nhà sàn đặc điểm về nhà
truyền truyền thống ở truyền thông
thống của các dân của các dân tộc
tộc thiểu số thiểu số tại Thái
trong tỉnh Nguyên
Thái Nguyên
đã được học
Số câu: Số câu: 0,5 Số câu: 0,5 Số câu: 1
Số điểm: Số điểm:2,5 Số điểm:2,5 Só điểm
Tỉ lệ % Tỉ lệ: 25% Tỉ lệ: 25% 5 điểm =
50%
Tổng số Số câu: 1 Số câu: 1 Số câu: 2
câu: Số điểm: 5 Số điểm: 5 Số điểm:
Tổng số = 50% = 50% 10 =
điểm: 100%
Tỉ lệ%
B. ĐỀ KIỂM TRA
Câu 1: Đọc bài Ca dao sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
- Xin chàng bỏ áo em ra
Rồi mai em lại đi qua chốn này
Chốn này Nhã Lộng, Cầu Mây
Rồi mai em biết chốn này là đâu?
a) Phân tích số dòng, số tiếng trong từng dòng; Cách gieo vần; Ngắt nghịp; Phối hợp
thanh điệu.
b) Bài Ca dao trên mang đậm dấu ấn của mảnh đất Thái Nguyên, hãy chỉ ra những từ
ngữ cho ta biết điều đó?
c) Qua bài Ca dao trên, em cảm nhận được tình cảm của tác giả dân gian đối với quê
hương Thái Nguyên như thế nào?
Câu 2: Nhà sàn truyền thống của các dân tộc thiểu số nào trong tỉnh Thái Nguyên đã
được học trong chương trình học kỳ 1. Em hãy nhận xét chung về đặc điểm về nhà ở
truyền thông của các dân tộc thiểu số tại Thái Nguyên?
C. HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1:
a) 4 dòng, 2 cặp lục bát. Tiếng cuối của câu lục với tiếng 6 của câu bát. Tiếng cuối của
câu bát với tiếng cuối của câu lục tiếp theo..., nhịp chẵn: 2/2/2; 4/4 – Phối hợp thanh
điệu: tiếng thứ 4 là trắc, tiếng thứ 6 và 8 là thanh bằng (2,5d)
b) Bài Ca dao mang đậm dấu ấn của mảnh đất Thái Nguyên thông qua các từ ngữ chỉ
địa danh như: Nhã Lộng, Cầu Mây thuộc huyện Phú Bình (1đ)
c) Ca ngợi, tự hào, yêu mến vẻ đẹp của mảnh đất Thái Nguyên. Sự gắn bó sâu nặng với
quê hương của người dân Thái Nguyên. (1,5d)
Câu 2:
- Nhà sàn truyền thống của các dân tộc thiểu số trong tỉnh Thái Nguyên đã được học
trong chương trình học kỳ 1: Tày, Nùng, Dao (2,5đ)
- Nhận xét chung về đặc điểm về nhà ở truyền thông của các dân tộc thiểu số tại Thái
Nguyên: Vật liệu, cấu tạo tương đối giống nhau. Đều từ tre, nứa, lá cọ và gỗ. (2,5đ)
XÁC NHẬN CỦA BGH KÍ DUYỆT TỔ CM NGƯỜI RA ĐỀ
Phó Hiệu trưởng Tổ phó
Lê Thị Quyên Lương Thị Hải Yến Lý Thị Yên