intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Giáo dục địa phương lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH-THCS Đoàn Kết

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

11
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn học sinh có tài liệu ôn tập những kiến thức cơ bản, kỹ năng giải các bài tập nhanh nhất và chuẩn bị cho kì thi sắp tới được tốt hơn. Hãy tham khảo "Đề thi học kì 1 môn Giáo dục địa phương lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH-THCS Đoàn Kết" để có thêm tài liệu ôn tập. Chúc các em đạt kết quả cao trong học tập nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Giáo dục địa phương lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH-THCS Đoàn Kết

  1. TRƯỜNG TH &THCS ĐOÀN KẾT MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ I TỔ: KHOA HỌC TỰ NHIÊN NĂM HỌC: 2023-2024 MÔN: GDĐP – Lớp 8 Các chủ đề Mức độ Tổng cộng chính Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao thấp Chủ đề I Hiểu được lễ Trích đoạn Sử thi cúng Yang của Xơ –đăng ông Gleh qua (5 tiết) mô tả,liệt kê từ láy từ ghép, trong đoạn trích “Duông ở trên trời”- sử thi Xơ đăng” 3 câu 3,0đ 3câu 3,0đ Chủ đề II Biết nguyên Kon Tum từ thế nhân,biện pháp kỉ XVI đến đầu xâm chiếm, kết thế kỉ XX quả Pháp xâm (3 tiết) chiếm Kon Tum và tác động chính sách cai trị. 4 câu 4,0đ 4 câu 4,0đ Chủ đề III Vận dụng nhận Dệt vải- Dân ca biết nhạc cụ và Ba-na; Thưỏng những hiểu biết thức âm nhạc: về nhạc cụ đó. giới thiệu cồng chiêng (3 tiết) 1câu 2,0đ 2câu 2,0đ Chủ đề IV Vận dụng khái Nghệ thuật trang quát chung về trí trong đời sống mô típ chung về văn hóa của một hoa văn, hình số dân tộc ở Kon ảnh động vật, bố Tum. cục trên thổ cẩm (3 tiết) 1câu 1,0đ 1câu 1,0đ Số câu 4 câu 3 câu 1 câu 1 câu 10 câu Số điểm 4,0đ 3,0đ 2,0đ 1,0đ 10đ Tỉ lệ % 40% 30% 20% 10% 100%
  2. TRƯỜNG TH&THCS ĐOÀN KẾT KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ I TỔ: KHOA HỌC TỰ NHIÊN NĂM HỌC 2023- 2024 Họ và tên: .................................... Môn: GDĐP – Lớp: 8 Lớp: .............................................. Thời gian:45 phút (Không kể thời gian phát đề) (Đề gồm 01trang) ĐỀ BÀI Câu 1(3,0 điểm):Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới. “Ông Gleh tổ chức lễ tế Yang, cúng thần linh. Ông Gleh gióng lên một hồi trống mời cả dân làng, gọi hết con cháu tụ tập đông đủ vào vui tế lễ thần linh, cầu xin thần núi, thần sấm sét cho mọi người sức khỏe. Ông Gleh cũng cầu xin các đấng thần linh luôn giúp đỡ dân làng được nhiều lúa gạo, hạt kê, xin cho các cặp vợ chồng sống hạnh phúc, biết dạy con cái ngoan ngoãn, người già sống lâu. Dăm Duông và Ba Mă cừng đến tham gia lễ tế thần linh. Họ nghe rõ lời khấn của ông Gleh: Ơ Yang núi cao! Hỡi thần Tơ Roh ở trên trời, hãy nghe lời tôi khấn. Mong các thần linh cho tôi sống lâu, cho sức khỏe dồi dào: mong các thần linh ban cho con cháu tôi trí tuệ sáng láng, biết chăm chỉ làm ăn, biết cư xử tối với mọi người. Bây giờ tôi dâng thần sinh lễ tế. Tôi đã gọi mời tất cả thần dân làng, tất cả con cháu tụ tập về đây để chung vui với tôi coi như mọi ngày hội.” ( Trích “Duông ở trên trời”- sử thi Xơ đăng) a) Hãy mô tả lại lễ cúng Yang của ông Gleh? b) Hãy liệt kê hai lời cầu khấn thần linh của ông Gleh trong lễ cúng Yang? c) Kể ra một từ láy và một từ ghép trong đoạn trích trên? Câu 2(4,0 điểm): Nếu như Tây Nguyên được ví là “nóc nhà của Đông Dương” thì Kon Tum được xem như là “cửa ngõ của Đông Dương”. Kon Tum là nơi duy nhất trên cả nước có chung đường biên giới với cả Lào và Campuchia. Vì thế, thực dân Pháp đánh giá Kon Tum là địa bàn quan trọng cần phải nắm giữ và ra sức xâm chiếm Kon Tum. Trong quá trình xâm chiếm thực dân pháp đã đưa ra nhiều biện pháp xâm chiếm và các tác động của chính sách cai trị ảnh hưởng đến. Hãy vận dụng những kiến thức đã học và trả lời các câu hỏi sau: a) Hãy cho biết nguyên nhân Pháp xâm lược Kon Tum? b) Biện pháp xâm chiếm chính yếu của thực dân Pháp tại Kon Tum? c) Kết quả quá trình xâm chiếm của thực dân Pháp ở Kon Tum? d) Đời sống nhân dân Kon Tum dưới ách cai trị của thực dân Pháp như thế nào? Câu 3 (2,0 điểm): Quan sát hình ảnh cho biết đó là nhạc cụ gì và những hiểu biết của em về nhạc cụ đó. Câu 4 (1,0 điểm): Trong nghệ thuật tạo hình hoa văn trên thổ cẩm, mỗi dân tộc sẽ có những hoa văn trang trí khác nhau, tượng trưng cho từng nhân sinh quan, tôn giáo, tín ngưỡng. Em hãy nêu khái quát chung về mô típ chung về hoa văn, bố cục trên thổ cẩm là gì? ..............HẾT.............
  3. TRƯỜNG TH &THCS ĐOÀN KẾT HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ TỔ: KHOA HỌC TỰ NHIÊN CUỐI KỲ I NĂM HỌC: 2023-2024 MÔN: GDĐP -Lớp 8 A. HƯỚNG DẪN CHUNG - Tổng điểm của mỗi phần không làm tròn số; điểm tổng của toàn bài kiểm tra được lấy một chữ số thập phân sau khi làm tròn số (Làm tròn điểm như sau: 5,75 làm tròn thành 5,8; 5,25 làm tròn thành 5,3) - HS có thể làm bài theo cách khác mà đúng và lôgic, thì vẫn cho điểm tối đa theo biểu điểm. - Khi chấm, giáo viên có thể chia nhỏ 0,25 và cần xem xét toàn bài làm của học sinh để cho điểm hợp lí B. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM(TỰ LUẬN) Câu Nội dung Điểm Câu 1 3,0 điểm a) Ông Gleh gióng hồi trống mời bà con dân làng, gọi con cháu tụ tập đông 1,0 đủ,cầu xin thần linh giúp đỡ dân làng,...... b) Các lời cầu khấn thần linh của ông Gleh trong lễ cúng: + “Xin các đấng thần linh luôn giúp đỡ dân làng được nhiều lúa gạo, hạt kê” 0,5 + “Xin cho các cặp vợ chồng sống hạnh phúc, biết dạy con cái ngoan ngoãn, 0,5 người già sống lâu.”...... c) - Từ láy: ngoan ngoãn, chăm chỉ, cư xử,tụ tập,..... 0,5 - Từ ghép: sấm sét, hạnh phúc, sức khỏe,đông đủ,...... 0,5 Câu 2 4,0 điểm a) Nguyên nhân: Thực dân Pháp có dã tâm xâm lược toàn bộ lãnh thổ Việt 1,0 Nam. Kon Tum có vị trí chiến lược quan trọng. b) Biện pháp chính yếu: Tấn công bằng quân sự. 1,0 c) Kết quả: Năm 1899 thực dân Pháp đã thiết lập được chế độ cai trị trực 1,0 tiếp ở Kon Tum. d) Người dân Kon Tum bị kìm kẹp về chính trị, sản xuất đình đốn, dân trí bị 1,0 kìm hãm, văn hóa - xã hội lạc hậu, tài nguyên bị vơi cạn. Đời sống đồng bào các dân tộc ở Kon Tum vô cùng khó khăn, nghèo đói, dịch bệnh hoành hành. Câu 3 2,0 điểm - Nhạc cụ đó chính là cồng chiêng. 0,5 - Cồng chiêng là nhạc cụ thuộc bộ gõ, tự thân vang, làm bằng đồng thau,hình 1,5 tròn,ở giữa có núm hoặc không có núm là một loại nhạc cụ phổ biến ở đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Câu 4 1,0 điểm -Mô típ hoa văn của các dân tộc nhìn chung đều có phần tỉ mỉ, màu sắc sử dụng phổ biến là đỏ, vàng, trắng, xanh. Các hoa văn được cách điệu dưới dạng 0,5 hình học, phần lớn là ô chéo, ngôi sao tám cánh, móc câu, chữ thập, hình vuông thủng, đường thẳng, hình thoi, đường zích zắc... -Về mặt bố cục, một số kiểu bố cục chung như thành dải và ô chéo xuất hiện 0,5 nhiều. Mỗi dân tộc lại có một cách thức biến tấu màu sắc, hoa văn hay bố cục khác nhau.
  4. Xã Đoàn Kết ,ngày 08 tháng 12 năm 2023 DUYỆT CỦA BGH DUYỆT CỦA TCM GIÁO VIÊN RA ĐỀ Trần Thị Thu Vân Nguyễn Thị Mai
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2