Thông qua việc giải trực tiếp trên “Đề thi học kì 1 môn Giáo dục địa phương lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Quang Trung, Núi Thành” các em sẽ nắm vững nội dung bài học, rèn luyện kỹ năng giải đề, hãy tham khảo và ôn thi thật tốt nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Giáo dục địa phương lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Quang Trung, Núi Thành
- UBND HUYỆN NÚI THÀNH ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I
TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG NĂM HỌC 2024 - 2025
MÔN: GDĐP - LỚP 9
Thời gian: 45 phút (không kể giao đề)
ĐỀ CHÍNH THỨC
Câu 1: Cho biết sự ra đời của Đảng bộ tỉnh Quảng Nam và ý nghĩa của sự ra đời Đảng bộ
của tỉnh Quảng đối với phong trào cách mạng ? (3,0 điểm)
Câu 2: Nêu vài nét khái quát về lễ hội truyền thống ở Quảng Nam ? Nêu một vài lễ hội
truyền thống tiêu biểu ? (3,0 điểm)
Câu 3: Cho biết mật độ dân số và sự phân bố dân cư ở Quảng Nam? Nêu tên các huyện,
thị xã, thành phố của tỉnh Quảng Nam? (4,0 điểm)
------------ Hết -------------
- UBND HUYỆN NÚI THÀNH HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI KỲ I
TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG NĂM HỌC 2024 - 2025
MÔN: GDĐP - LỚP 9
Câu Nội dung Điểm
Câu 1 * Sự ra đời của Đảng bộ tỉnh Quảng Nam 1,5
(3,0 - Tháng 9 năm 1929, Đảng bộ Đông Dương Cộng sản Đảng của tỉnh
điểm)
Quảng Nam được thành lập.
- Ngày 28-3-1930, tại Cây Thông Một (Hội An), Ban Chấp hành lâm thời
Tỉnh ủy ra thông cáo về việc thành lập Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam
tỉnh Quảng Nam.
1,5
* Ý nghĩa:
+ Là sự kiện chính trị có ý nghĩa to lớn đối phong trào cách mạng của
tỉnh Quảng Nam
+ Là cơ sở để nhân dân Quảng Nam nhanh chóng tiếp thu con đường
cứu nước theo ý thức hệ vô sản.
Câu 2 2,0
*Vài nét khái quát về lễ hội truyền thống ở Quảng Nam
(3,0
điểm) - Lễ hội truyền thống ở Quảng Nam là một trong các loại hình di sản
văn hóa phi vật thể của địa phương
- Loại hình lễ hội tiêu biểu
+ Liên quan đến sản xuất nông nghiệp: Lễ hội Mừng lúa mới của đồng
bào dân tộc thiểu số, Hiến sinh trâu của người Co, Cầu bông (Hội An),…
+ Liên quan đến sản xuất lâm nghiệp: Lễ hội cúng rừng của người Cơ
Tu, xả trái lòn bon (Đại Lộc), khai sơn (Quế Sơn), …
+ Liên quan đến sản xuất ngư nghiệp: Lễ hội cầu ngư của cư dân vùng
biển, Lễ vía Thiên Hậu (Hội An),…
+ Liên quan đến ngành nghề thủ công: Lễ hội Bà chúa Tằm Tang (Duy
Xuyên), giỗ tổ nghề đúc đồng Phước Kiều (Điện Bàn), …
+ Lễ hội mang tính chất tín ngưỡng: Lễ hội Bà Thu Bồn, Rước cộ Bà
chợ Được (Thăng Bình), Lễ hội Đình Chiên Đàn (Phú Ninh).
+ Lễ hội trong sinh hoạt: Lễ hội Tết Nguyên đán, Tết Nguyên tiêu.
*Một số lễ hội truyền thống tiêu biểu ở tỉnh Quảng Nam 1,0
- Lễ hội Mừng lúa mới của dân tộc Giẻ Triêng tộc người Bhnong
- - Lễ hội cầu Ngư (Lễ tế cá Ông1):
- Lễ hội Rước cộ Bà chợ Được
Câu 3 * Mật độ dân số 1,0
(4,0 - Mật độ dân số: 144 người/km , thấp hơn so với mức trung bình cả
2
điểm) nước.
- Mật độ dân số có sự chênh lệch giữa các địa phương trong tỉnh
* Phân bố dân cư 1,5
- Dân cư phân bố không đều giữa miền núi và đồng bằng, thành thị và
nông thôn.
- Tỉ lệ dân thành thị có xu hướng tăng nhưng vẫn còn chậm so với trung
bình cả nước.
* Nêu các các huyện, thị xã, thành phố
Huyện: Núi Thành, Nam Trà My, Bắc Trà My, Tiên Phước, Hiệp Đức 1,5
Phước Sơn, Thăng Bình, Phú Ninh, Quế Sơn, Duy Xuyên, Đông Giang,
Tây Giang, Đại Lộc, Nam Giang
Thị Xã: Điện Bàn
Thành phố: Tam Kỳ, Hội An