intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Giáo dục KT và PL lớp 11 năm 2024-2025 - Trường THPT Trần Hưng Đạo, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:3

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học, biết cấu trúc ra đề thi như thế nào và xem bản thân mình mất bao nhiêu thời gian để hoàn thành đề thi này. Mời các bạn cùng tham khảo "Đề thi học kì 1 môn Giáo dục KT và PL lớp 11 năm 2024-2025 - Trường THPT Trần Hưng Đạo, Quảng Nam" dưới đây để có thêm tài liệu ôn thi. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Giáo dục KT và PL lớp 11 năm 2024-2025 - Trường THPT Trần Hưng Đạo, Quảng Nam

  1. SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA CUỐI KỲ 1 TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO NĂM HỌC 2024 - 2025 Môn thi: GIÁO DỤC KINH TẾ - PHÁP LUẬT 11 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) (Đề thi có 03 trang) Họ và tên: …………………………………. Số báo danh: ………………… Mã đề thi: 701 PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm) Câu 1: Trong các nguồn giúp tạo ý tưởng kinh doanh, yếu tố nào dưới đây không thuộc về cơ hội bên ngoài của các chủ thể sản xuất kinh doanh? A. Vị trí triển khai hoạt động kinh doanh. B. Nhu cầu của thị trường. C. Sự cạnh tranh giữa các chủ thể. D. Khả năng huy động các nguồn lực. Câu 2: Đối với sản xuất, tiêu dùng đóng vai trò là A. phản diện. B. triệt tiêu. C. dung hòa. D. động lực. Câu 3: Yếu tố nào dưới đây không phải là tiêu chí để đánh giá một cơ hội kinh doanh tốt? A. Lỗi thời. B. Khả thi. C. Ổn định. D. Hấp dẫn. Câu 4: Trong các nguồn giúp tạo ý tưởng kinh doanh dưới đây, yếu tố nào không thuộc lợi thế nội tại của chủ thể sản xuất kinh doanh? A. Sự đam mê của chủ thể sản xuất kinh doanh. B. Sự hiểu biết của chủ thể sản xuất kinh doanh. C. Khả năng huy động các nguồn lực. D. Chính sách vĩ mô của Nhà nước. Câu 5: Khi tiến hành xây dựng ý tưởng kinh doanh, các chủ thể không cần quan tâm đến yếu tố nào dưới đây? A. Tính khả thi. B. Tính ôn hòa. C. Tính cạnh tranh. D. Tính mới mẻ. Câu 6: Để xây dựng văn hóa tiêu dùng Việt Nam, các doanh nghiệp cần phải A. thực hiện tốt các hành vi tiêu dùng có văn hóa. B. cung ứng sản phẩm có chất lượng, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội. C. ban hành các văn bản pháp luật bảo vệ người tiêu dùng. D. ban hành chính sách bảo vệ người sản xuất và người tiêu dùng. Câu 7: Khẳng định nào dưới đây không phản ánh vai trò của tiêu dùng? A. Tiêu dùng là đầu ra của sản xuất và kinh doanh B. Tiêu dùng góp phần định hướng cho hoạt động sản xuất. C. Tiêu dùng tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế. D. Tiêu dùng làm giảm tích luỹ của cải của nền kinh tế. Câu 8: Các nguồn giúp tạo ý tưởng kinh doanh của chủ thể sản xuất kinh doanh xuất phát từ yếu tố nào dưới đây? A. Khó khăn của chủ thể sản xuất. B. Mâu thuẫn của chủ thể sản xuất. C. Lợi thế nội tại và cơ hội bên ngoài. D. Điểm yếu nội tại và khó khăn bên ngoài. Câu 9: Loại hình thất nghiệp được phát sinh do sự dịch chuyển không ngừng của người lao động giữa các vùng, các loại công việc hoặc giữa các giai đoạn khác nhau trong cuộc sống được gọi là A. thất nghiệp tạm thời. B. thất nghiệp cơ cấu. C. thất nghiệp tự nguyện. D. thất nghiệp chu kỳ. Câu 10: Ý tưởng kinh doanh không xuất phát từ yếu tố nào dưới đây? A. Khẳng định bản thân. B. Vì mục đích nhân đạo. C. Nhu cầu tìm lợi nhuận. D. Niềm đam mê kinh doanh. Mã đề thi 701 - Trang 1/ 3
  2. Câu 11: Đối với Nhà nước và xã hội, đạo đức kinh doanh của chủ thể sản xuất kinh doanh không biểu hiện ở hành vi, việc làm nào dưới đây? A. Nộp thuế đầy đủ và đúng hạn. B. Không sản xuất hàng quốc cấm. C. Sử dụng các thủ đoạn phi pháp. D. Tuân thủ quy định của pháp luật. Câu 12: Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, cầu là khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kì xác định tương ứng với giá cả và A. khả năng xác định. B. nhu cầu xác định. C. sản xuất xác định. D. thu nhập xác định. Câu 13: Sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhằm giành những điều kiện thuận lợi để thu được nhiều lợi nhuận là nội dung của khái niệm A. tranh giành. B. đấu tranh. C. cạnh tranh. D. lợi tức. Câu 14: Đối với chủ thể sản xuất, kinh doanh, đạo đức kinh doanh biểu hiện tập trung nhất ở đức tính nào dưới đây? A. Tính quyết đoán. B. Tính trung thực. C. Tính thật thà. D. Tính kiên trì. Câu 15: Anh T có năng lực lập kế hoạch kinh doanh, biết tổ chức nguồn lực, phối hợp công việc nhịp nhàng để đội ngũ nhân lực phát huy hết hiệu quả, tính sáng tạo trong kinh doanh, nhận định trên nói về phẩm chất năng lực nào dưới đây? A. Năng lực phân tích, sáng tạo. B. Năng lực nắm bắt cơ hội. C. Năng lực trách nhiệm xã hội. D. Năng lực tổ chức, lãnh đạo. Câu 16: Một trong những vai trò của thông tin về việc làm trên thị trường là giúp người lao động A. xử lí các quan hệ trên thị trường. B. theo dõi việc làm trên thị trường. C. chú ý đến việc làm trên thị trường. D. tìm việc làm trên thị trường. Câu 17: Đạo đức kinh doanh không thể hiện ở việc các chủ thể kinh tế khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh phải có trách nhiệm với A. khách hàng. B. người tiêu dùng. C. bạn bè. D. đối tác. Câu 18: Đạo đức kinh doanh là đạo đức được vận dụng vào A. hoạt động sáng tạo nghệ thuật. B. hoạt động văn hóa – xã hội. C. hoạt động tiêu dùng sản phẩm. D. hoạt động sản xuất – kinh doanh. Câu 19: Đối với các chủ thể sản xuất kinh doanh, việc hoàn thành tốt các nhiệm vụ đề ra, đem được lại lợi ích cho doanh nghiệp và xã hội là đã thực hiện tốt phẩm chất đạo đức kinh doanh nào dưới đây? A. Trách nhiệm B. Có nguyên tắc C. Gắn kết các lợi ích D. Trung thực Câu 20: Tính kế thừa trong đặc điểm văn hoá tiêu dùng Việt Nam thể hiện ở việc văn hoá tiêu dùng Việt Nam có sự tiếp nối A. bản sắc thời đại. B. truyền thống quốc tế. C. tính nhân loại. D. truyền thống của dân tộc. Câu 21: Khi tham gia vào thị trường lao động, người bán sức lao động và người mua sức lao động có thể lựa chọn hình thức thỏa thuận nào dưới đây? A. Bằng văn bản. B. Bằng tiền đặt cọc. C. Bằng tài sản cá nhân. D. Bằng quyền lực. Câu 22: Góp phần định hướng cho hoạt động sản xuất phát triển là một trong những vai trò của A. sản xuất. B. kinh doanh. C. đối ngoại. D. tiêu dùng. Câu 23: Đối với lĩnh vực kinh tế, văn hóa tiêu dùng tác động sâu sắc nhất đến chiến lược nào dưới đây của mỗi doanh nghiệp? Mã đề thi 701 - Trang 2/ 3
  3. A. chiến lược đầu tư. B. chiến lược quản lý. C. chiến lược cạnh tranh. D. chiến lược sản phẩm. Câu 24: Đối với mỗi doanh nghiệp, việc xây dựng xây dựng và hoàn thiện tốt đạo đức kinh doanh góp phần giúp các doanh nghiệp A. không bị thanh tra kiểm toán. B. giảm bớt lợi nhuận kinh doanh. C. gia tăng tỷ lệ thất nghiệp. D. nâng cao năng lực cạnh tranh. PHẦN II. CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI: (1,0 điểm) Câu 1: Vốn có năng khiếu về ngoại ngữ cùng với kinh nghiệm nhiều năm dạy tại các trung tâm tiếng Anh, chị Y nhận thấy cơ hội thị trường lớn vì nhu cầu học tiếng Anh rất cao. Tuy nhiên, nhiều trung tâm dạy tiếng Anh liên tiếp xuất hiện là thử thách lớn đối với chị. Nhận thấy bản thân mình chưa có nhiều nguồn vốn, chị nghĩ đến phương án thành lập trung tâm quy mô nhỏ, xây dựng chương trình tiếng Anh cá nhân hoá để tạo được niềm tin với học viên. Sau khi xem xét các yếu tố, chị quyết tâm thực hiện ý tưởng kinh doanh về trung tâm tiếng Anh của mình. a) Cơ hội kinh doanh của chị Y thiếu tính khả thi. b) Năng khiếu ngoại ngữ là điểm mạnh của chị Y khi đánh giá cơ hội kinh doanh. c) Kinh nghiệm là điểm yếu của chị Y khi thực hiện cơ hội kinh doanh. d) Chị Y cần bổ sung năng lực quản lý, năng lực lãnh đạo khi thực hiện ý tưởng kinh doanh. III. TỰ LUẬN: (3,0 điểm) Câu 1: Quan niệm về đạo đức kinh doanh là gì? Nêu các biểu hiện của đạo đức kinh doanh. Câu 2: Em hiểu như thế nào về câu “Một lần bất tín, vạn lần bất tin” trong kinh doanh. -------------- HẾT --------------- - Thí sinh không được sử dụng tài liệu; - Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Mã đề thi 701 - Trang 3/ 3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2