SỞ GD& ĐT BẮC NINH<br />
<br />
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I<br />
<br />
TRƯỜNG THPT LÝ THÁI TỔ<br />
<br />
NĂM HỌC 2017 – 2018<br />
<br />
Ngày thi:<br />
<br />
MÔN THI: NGỮ VĂN LỚP 10<br />
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề)<br />
--------------------------------------<br />
<br />
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)<br />
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:<br />
Mấy ngày mẹ về quê<br />
<br />
Nhưng chị vẫn hái lá<br />
<br />
Là mấy ngày bão nổi<br />
<br />
Cho thỏ mẹ, thỏ con<br />
<br />
Con đường mẹ đi về<br />
<br />
Em thì chăm đàn ngan<br />
<br />
Cơn mưa dài chặn lối.<br />
<br />
Sáng lại chiều no bữa<br />
Bố đội nón đi chợ<br />
<br />
Hai chiếc giường ướt một<br />
<br />
Mua cá về nấu chua…<br />
<br />
Ba bố con nằm chung<br />
Vẫn thấy trống phía trong<br />
<br />
Thế rồi cơn bão qua<br />
<br />
Nằm ấm mà thao thức.<br />
<br />
Bầu trời xanh trở lại<br />
Mẹ về như nắng mới<br />
<br />
Nghĩ giờ này ở quê<br />
<br />
Sáng ấm cả gian nhà.<br />
<br />
Mẹ cũng không ngủ được<br />
Thương bố con vụng về<br />
Củi mùn thì lại ướt.<br />
(Mẹ vắng nhà ngày bão- Đặng Hiển)<br />
Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt của văn bản trên. (0,5 điểm)<br />
Câu 2. Nội dung của văn bản trên là gì? (0,5 điểm)<br />
Câu 3.Tìm và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ cuối. (1,0 điểm)<br />
Câu 4. Viết đoạn văn ngắn (không quá 10 dòng) phát biểu cảm nghĩ của anh (chị) về MẸ. (1,0 điểm)<br />
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)<br />
- Thân em như tấm lụa đào<br />
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.<br />
- Em như cây quế giữa rừng<br />
Thơm tho ai biết, ngát lừng ai hay.<br />
Anh (chị) hãy phân tích hai bài ca dao trên. Từ đó nêu cảm nghĩ chung về ca dao than thân.<br />
-------Hết------Thí sinh không sử dụng tài liệu. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.<br />
Họ và tên thí sinh: …………………..………………….. ; Số báo danh:……………………<br />
<br />
SỞ GD & ĐT BẮC NINH<br />
TRƯỜNG THPT LÝ THÁI TỔ<br />
<br />
CÂU<br />
<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
Ý<br />
<br />
ĐÁP ÁN<br />
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I<br />
NĂM HỌC 2017 – 2018<br />
MÔN THI: NGỮ VĂN LỚP 10<br />
NỘI DUNG<br />
<br />
ĐIỂM<br />
<br />
Yêu cầu chung:<br />
- Học sinh đọc văn bản Mẹ vắng nhà ngày bão trước khi trả lời câu hỏi.<br />
- Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng dưới hình thức trả<br />
lời câu hỏi đọc- hiểu văn bản và phải đảm bảo những ý sau:<br />
<br />
3.0<br />
<br />
1 Các phương thức biểu đạt của văn bản:<br />
Phương thức tự sự<br />
Phương thức biểu cảm<br />
2 Nội dung của văn bản:<br />
- Văn bản Mẹ vắng nhà ngày bão có hình thức một bài thơ nhưng đã kể câu<br />
chuyện mẹ vắng nhà trong những ngày bão. Nhà chỉ còn ba bố con tự chăm lo việc<br />
nhà dù còn nhiều lúng túng, vất vả. Văn bản cũng thể hiện niềm vui của ba bố con<br />
khi mẹ trở về.<br />
- Qua bài thơMẹ vắng nhà ngày bão, tác giả đã đem đến cho người đọc câu<br />
chuyện về tình yêu thương, gắn bó ruột thịt giữa các thành viên trong gia đình.<br />
3 Tìm và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ cuối<br />
- Khổ thơ cuối sử dụng biện pháp tu từ so sánhMẹ về- như- nắng mới, sáng ấm cả<br />
gian nhà.<br />
- Tác dụng của biện pháp so sánh trong khổ thơ cuối:<br />
+ Hình ảnh mẹ về sau cơn bão được so sánh với nắng mới, xua tan đi cái u ám<br />
của những ngày giông bão, làm sáng ấm cả gian nhà. Nắng là ánh mặt trời nhưng<br />
cao hơn là hơi ấm thương yêu toả ra từ lòng mẹ.<br />
+ Lời thơ cũng là lời kể, lời tâm sự của người con khi mẹ trở về cũng là lúc cơn<br />
bão qua đi. Hình ảnh người mẹ trở về trong nắng ấm, sưởi ấm lòng con sau những<br />
ngày rét buốt.<br />
+ Biện pháp so sánh giúp tác giả vừa thể hiện niềm vui khi mẹ về; tình cảm yêu<br />
quý của con với mẹ và đề cao vai trò của người mẹ trong cuộc sống của con.<br />
4 Viết đoạn văn (không quá 10 dòng) phát biểu cảm nghĩ của anh/ chị về MẸ<br />
- Về hình thức: Học sinh viết đúng hình thức đoạn văn và dung lượng không quá 10<br />
dòng.<br />
- Về nội dung: Học sinh phát biểu những cảm nghĩ chân thành về người mẹ của<br />
mình. Ví dụ: kính trọng mẹ, yêu quý mẹ, biết ơn mẹ,…<br />
Yêu cầu chung:<br />
Học sinh xác định được kiểu bài: Phân tích tác phẩm, phát biểu cảm nghĩ.<br />
Bài viết có bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt tốt, không mắc lỗi ngữ<br />
pháp, dùng từ, chính tả...<br />
Yêu cầu cụ thể: Bài làm của học sinh cần đảm bảo các ý sau:<br />
1 1. Giới thiệu vấn đề:<br />
- Giới thiệu ca dao; chủ đề than thân.<br />
- Trích dẫn 2 bài ca dao.<br />
2 2. Giải quyết vấn đề:<br />
a/ Phân tích hai bài ca dao<br />
Học sinh có thể phân tích từng bài hoặc phân tích gộp cả 2 bài theo hướng:<br />
<br />
0.5<br />
<br />
0.5<br />
<br />
1.0<br />
<br />
1.0<br />
<br />
7.0<br />
<br />
0.5<br />
<br />
4.0<br />
<br />
Nét giống nhau<br />
<br />
Nội dung<br />
về<br />
<br />
Nét khác nhau<br />
Hình thức nghệ thuật<br />
* Giống nhau<br />
- Chủ đề: Than thân<br />
- Nội dung:<br />
+ Nỗi khổ. cảnh ngộ, nỗi niềm của người phụ nữ thời xưa.<br />
+ Nét đẹp tâm hồn, phẩm chất của người phụ nữ dù cuộc sống còn nhiều đau<br />
khổ, bất hạnh.<br />
+ Ngầm phê phán, tố cáo xã hội đương thời.<br />
+ Thể hiện thái độ cảm thông, chia sẻ và trân trọng người phụ nữ của tác giả dân<br />
gian.<br />
- Hình thức nghệ thuật:<br />
+ Thể lục bát.<br />
+ Cùng chung một công thức có sẵn: mở đầu bằng Thân em như...., Em như...<br />
+ Sử dụng các biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ,...<br />
+ Kết thúc bằng các câu hỏi tu từ.<br />
* Khác nhau:<br />
a, Về nội dung: - 2 bài ca dao là những cảnh ngộ, nỗi khổ khác nhau của người phụ<br />
nữ xưa:<br />
Bài 1: bị phụ thuộc<br />
Bài 2: không được ai biết đến.<br />
- Nét đẹp tâm hồn được khai thác dưới nhiều khía cạnh khác nhau.<br />
b, Về hình thức nghệ thuật:<br />
- Hình ảnh so sánh khác nhau:<br />
+ Bài 1: em- tấm lụa đào<br />
Học sinh phân tích hình ảnh tấm lụa đào.<br />
Nghĩa cụ thể: Lụa đào- lụa đẹp, đắt giá, giá trị sử dụng cao, ...<br />
Nghĩa ẩn: Vẻ đẹp dung nhan, tuổi trẻ, ý thức về giá trị bản thân...<br />
Nêu giá trị của việc sử dụng hình ảnh.<br />
+ Bài 2: em- cây quế giữa rừng<br />
Học sinh phân tích hình ảnh cây quế giữa rừng.<br />
Nghĩa cụ thể: cây quế giữa rừng- loài cây có giá trị nhiều mặt; ở trong<br />
rừng, ít người biết; ...<br />
Nghĩa ẩn: qua 2 từ thơm tho, ngát lừng ....<br />
Nêu giá trị của việc sử dụng hình ảnh.<br />
- Ngôn ngữ biểu cảm khác nhau:<br />
+ Bài 1: qua cách dùng từ láy phất phơ,...<br />
Bài 2: các tính từ thơm tho, ngát lừng, ...<br />
+ Ở cách hỏi cuối mỗi bài.<br />
b/ Cảm nhận chung về ca dao than thân.<br />
- Về nội dung:<br />
+ Ca dao than thân là một trong những chủ đề lớn của ca dao.<br />
+ Lời than nói lên những nỗi khổ khác nhau của người phụ nữ xưa.<br />
+ Đề hướng tới trân trọng, ngợi ca những phẩm chất của họ.<br />
+ Tố cáo xã hội.<br />
- Về nghệ thuật:<br />
+ Thể lục bát.<br />
<br />
2.0<br />
<br />
+ Ngôn ngữ thơ giản dị, hình ảnh thơ gần gũi, quen thuộc.<br />
+ Sử dụng có giá trị các biện pháp tu từ, các đơn vị có sẵn trong ca dao.<br />
3 3. Kết thúc vấn đề:<br />
- Khái quát lại vấn đề.<br />
- Bài học cho mỗi học sinh.<br />
<br />
0.5<br />
<br />