TRƯỜNG THPT NGUYỄN THỊ MINH KHAI<br />
<br />
KIỂM TRA HỌC KỲ I (2017 – 2018)<br />
MÔN: NGỮ VĂN – KHỐI 10<br />
Thời gian làm bài: 90 phút<br />
(Không kể thời gian giao đề)<br />
<br />
PHẦN I: ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN (3.0 điểm)<br />
Đọc kĩ văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:<br />
“Thêm một tuổi đời, vậy là cái tuổi ba mươi đâu còn xa nữa. Vài năm nữa<br />
thôi mình sẽ trở thành một chị cán bộ già dặn đứng đắn. Nghĩ đến đó mình thoáng<br />
thấy buồn. Tuổi xuân của mình đã qua đi trong lửa khói, chiến tranh đã cướp mất<br />
hạnh phúc trong tình yêu và tuổi trẻ. Ai lại không tha thiết với mùa xuân, ai lại<br />
không muốn cái sáng ngời trong đôi mắt và trên đôi môi căng mọng khi cuộc đời<br />
còn ở tuổi hai mươi? Nhưng… tuổi hai mươi của thời đại này đã phải dẹp lại<br />
những ước mơ hạnh phúc mà lẽ ra họ phải có…”<br />
(Nhật kí Đặng Thùy Trâm – NXB Hội Nhà Văn, 2005)<br />
Câu 1: Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào, thể hiện ở<br />
dạng gì? Nêu các đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ đó. (1,0 điểm)<br />
Câu 2: Văn bản trên diễn tả tâm sự gì của tác giả? (1,0 điểm)<br />
Câu 3: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản trên và nêu tác<br />
dụng. (1,0 điểm)<br />
PHẦN II: LÀM VĂN (7.0 điểm)<br />
Câu 1: (2.0 điểm)<br />
Từ việc đọc hiểu văn bản trên, hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 – 15<br />
dòng) trình bày suy nghĩ của anh/chị về nội dung: Sống để tuổi thanh xuân có ý<br />
nghĩa.<br />
Câu 2: (5.0 điểm)<br />
“Thuật hoài là lời tự nói với mình về ý thức trách nhiệm đối với Tổ quốc<br />
của tác giả. Đó là tình cảm, ý chí, khí phách người anh hùng thời Trần”.<br />
Qua phân tích bài thơ Tỏ lòng (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão, anh/chị hãy<br />
làm sáng tỏ nhận định trên.<br />
<br />
---------- Hết ----------<br />
<br />
ĐÁP ÁN & BIỂU ĐIỂM<br />
KIỂM TRA HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2017 - 2018<br />
Môn: NGỮ VĂN – Khối: 10<br />
<br />
I/ PHẦN ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN (3.0 điểm)<br />
1. Yêu cầu về kĩ năng<br />
- Thí sinh có kĩ năng đọc hiểu văn bản;<br />
- Diễn đạt rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.<br />
2. Yêu cầu kiến thức<br />
▪ Câu 1 (1.0 điểm)<br />
- Văn bản được viết theo phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (khẩu ngữ); thể hiện ở<br />
dạng viết (0,5 điểm)<br />
- Các đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt: tính cụ thể, tính cảm xúc và tính<br />
cá thể<br />
+ Nêu đúng, đủ các đặc trưng (0,5điểm)<br />
+ Nêu thiếu hoặc sai (- 0,25 điểm)<br />
▪ Câu 2 (1.0 điểm)<br />
Đó là tâm sự của một bác sĩ trẻ giữa chiến trường ác liệt trong thời khắc của năm<br />
mới. Một tâm sự tiếc nuối tuổi thanh xuân nhưng cũng sẵn sàng hiến dâng tuổi xuân.<br />
▪ Câu 3 (1.0 điểm)<br />
Các biện pháp tu từ được sử dụng là:<br />
- Câu hỏi tu từ: Ai lại không tha thiết với mùa xuân, Ai lại không muốn cái sáng<br />
ngời trong đôi mắt và đôi môi căng mọng khi cuộc đời còn ở tuổi hai mươi?<br />
- Phép điệp ngữ: Ai lại không…<br />
Tác dụng: Nhấn mạnh, khẳng định và làm nổi bật khát vọng , sự tha thiết với mùa xuân,<br />
với tuổi trẻ ở mỗi người.<br />
- Điểm 0,5: Trả lời đúng 1trong 2 biện pháp tu từ theo cách trên<br />
- Điểm 0,5: Nêu đúng tác dụng<br />
<br />
II/ PHẦN LÀM VĂN (7 điểm)<br />
▪ Câu 1: Viết đoạn văn NLXH (2 điểm)<br />
- Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh biết cách viết đoạn văn nghị luận; vận dụng tốt thao<br />
tác lập luận; biết triển khai luận điểm; diễn đạt mạch lạc.<br />
- Yêu cầu về nội dung: Bài làm có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau nhưng<br />
phải phù hợp với chuẩn mực, đảm bảo các nội dung chính sau:<br />
Trình bày suy nghĩ về nội dung: Sống để tuổi thanh xuân có ý nghĩa? Phải khẳng<br />
định được vẻ đẹp của mùa xuân , ý nghĩa của tuổi trẻ. Từ đó nhận thức và hành động<br />
đúng đắn để sống có ích, tận hưởng và tận hiến cho cuộc đời.<br />
Biểu điểm:<br />
- Điểm 2: Đạt các yêu cầu về kĩ năng và kiến thức nêu trên, có ý tưởng mới mẻ, sáng<br />
tạo, văn viết lưu loát.<br />
- Điểm 1: + Đáp ứng cơ bản các yêu cầu của đề, còn mắc lỗi diễn đạt<br />
+ Đạt các yêu cầu về kiến thức, văn viết lưu loát, chưa đảm bảo yêu cầu hình thức<br />
(đoạn văn)<br />
- Điểm 0,5: Không hiểu rõ đề, bài quá sơ sài<br />
- Điểm 00: Không làm bài hoặc làm sai đề.<br />
Lưu ý: Đây là dạng đề mở, nên thầy cô chú ý nhiều đến kĩ năng diễn đạt, cách thức<br />
trình bày vấn đề và sự sáng tạo của học sinh.<br />
▪ Câu 2: Viết bài văn NLVH (5 điểm)<br />
1. Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh biết cách làm một bài NLVH để làm sáng tỏ nhận<br />
định. Văn viết có cảm xúc, ít nhiều thể hiện khả năng cảm thụ văn học, hiểu biết cuộc<br />
sống; diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp; bố cục rõ ràng, lập luận tốt.<br />
2. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể khám phá, phân tích và trình bày theo<br />
nhiều cách khác nhau. Song trên cơ sở phải nắm được một số nét chính về bài thơ “Tỏ<br />
lòng” (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão. Phân tích bài thơ cần làm nổi bật một số ý chính<br />
sau đây:<br />
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận, trích dẫn nhận định<br />
- Phân tích bài thơ để làm sáng tỏ nhận định<br />
■ Phân tích:<br />
- Bài viết cần làm nổi bật hình ảnh người trai thời Trần đẹp đẽ, hùng dũng, cao cả.<br />
<br />
+ Hành động: Cầm khí giới hiên ngang, sẵn sàng chiến đấu với quyết tâm giữ gìn<br />
giang sơn dọc theo năm tháng kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Hình tượng có tính<br />
chất kỳ vĩ, có tầm vóc của đất trời, vừa chân thực vừa hoành tráng.<br />
+ Nỗi lòng của một danh tướng Đại Việt thời Trần: Mượn tích Vũ Hầu để tỏ nỗi lòng:<br />
§ Quan niệm đồng thời là lí tưởng sống của trang nam nhi thời phong kiến mang tinh<br />
thần và tư tưởng tích cực: lập công, lập danh.<br />
§ Khát vọng, hoài bão lớn lao, ý thức trách nhiệm cao cả đối với non sông, đất nước:<br />
quyết tâm bảo vệ Tổ quốc<br />
→ Nỗi thẹn thể hiện một nhân cách lớn.<br />
→ Lời thơ giản dị, chân thật vì xuất phát từ tấm lòng của người con nước Việt mà ý chí<br />
bảo vệ Tổ quốc thường xuyên được tôi luyện vì vậy thể hiện được cảm hứng yêu nước<br />
nồng nàn, sâu sắc.<br />
■ Đánh giá:<br />
- Nghệ thuật: Là bài thơ Đường luật ngắn gọn, đạt tới độ súc tích cao.<br />
- Nội dung: Bài thơ khắc họa được vẻ đẹp của con người có sức mạnh, có lí tưởng,<br />
nhân cách cao cả cùng khí thế hào hùng của thời đại.<br />
-<br />
<br />
Bài thơ mang hào khí Đông A, là tiếng nói cao cả của một thời đại oanh liệt<br />
“Thuật hoài là lời tự nói với mình về ý thức trách nhiệm đối với Tổ quốc của tác<br />
giả. Qua đó là tình cảm, ý chí , khí phách người anh hùng thời Trần.”<br />
<br />
* Chú ý: khi làm bài, học sinh kết hợp phân tích nội dung và nghệ thuật, không diễn<br />
xuôi thơ.<br />
Biểu điểm<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Điểm 5: Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ một cách thuyết phục, dẫn<br />
thơ chính xác , bày tỏ được cảm nhận sâu sắc của bản thân. Bố cục rõ ràng, diễn đạt trôi<br />
chảy, lập luận chặt chẽ; có cảm xúc và sáng tạo; có thể còn mắc một vài sai sót không<br />
đáng kể về chính tả, dùng từ.<br />
Điểm 3 – 4: Cơ bản phân tích được giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, dẫn thơ<br />
chính xác, bày tỏ được cảm nhận của bản thân. Bố cục rõ ràng, diễn đạt tương đối trôi<br />
chảy, lập luận tương đối chặt chẽ; còn mắc một số lỗi dùng từ, chính tả, ngữ pháp.<br />
Điểm 2: Phân tích được một phần những giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ; bài<br />
làm còn sơ sài. Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.<br />
Điểm 1: Chưa hiểu đề; sai lạc kiến thức; mắc rất nhiều lỗi diễn đạt.<br />
Điểm 0: Không làm bài hoặc hoàn toàn lạc đề.<br />
<br />