intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Hoá học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Gia Định

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi học kì 1 môn Hoá học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Gia Định” được chia sẻ nhằm giúp các bạn học sinh ôn tập, làm quen với cấu trúc đề thi và các dạng bài tập có khả năng ra trong bài thi sắp tới. Cùng tham khảo và tải về đề thi này để ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra nhé! Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Hoá học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Gia Định

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CUỐI KÌ I (NĂM HỌC: 2022 – 2023) THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Môn: HÓA HỌC – Khối: 10 TRƯỜNG THPT GIA ĐỊNH Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề ĐỀ CHÍNH THỨC MÃ ĐỀ: 391 (Đề có 02 trang) A - TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm): Học sinh trả lời trên phiếu trả lời trắc nghiệm Câu 1: Hợp chất A có các tính chất sau: Ở thể rắn trong điều kiện thường, dễ tan trong nước tạo dung dịch dẫn điện được. Hợp chất A là A. sodium chloride (NaCl). B. glucose (C6H12O6). C. sucrose (C12H22O11). D. fructose (C6H12O6). Câu 2: Năng lượng của một liên kết hóa học là năng lượng cần thiết để phá vỡ 1 mol liên kết đó ở thể khí. Giá trị năng lượng của một liên kết hóa học là thước đo độ bền liên kết. Cho năng lượng liên kết của các phân tử được liệt kê trong bảng sau Liên kết Năng lượng liên kết (kJ/mol) Cl–Cl 242 Br–Br 192 I–I 150 Hãy chọn phương án đúng khi so sánh độ bền liên kết giữa Cl2, Br2 và I2. A. Cl2 > I2 > Br2. B. I2 > Br2 > Cl2. C. Br2 > Cl2 > I2. D. Cl2 > Br2 > I2. Câu 3: Các nguyên tố ở chu kì 4 có số lớp electron trong nguyên tử là bao nhiêu? A. 5. B. 3. C. 2. D. 4. Câu 4: Hợp chất CaF2 được tạo thành từ lực hút tĩnh điện của các ion nào sau đây? A. Ca+, F–. B. Ca2+, F– C. Ca+, F2–. D. Ca2+, F2–. Câu 5: Chất nào sau đây có liên kết cộng hóa trị phân cực? A. H2. B. N2. C. HCl. D. O2. Câu 6: Đại lượng nào sau đây trong nguyên tử của các nguyên tố biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử? A. Số electron ở lớp ngoài cùng. B. Nguyên tử khối. C. Số lớp electron. D. Số electron trong nguyên tử. Câu 7: Cho ethylene có công thức cấu tạo như sau: H H C C H H Số liên kết π và số liên kết σ trong phân tử ethylene lần lượt là A. 1; 5. B. 2; 4. C. 1; 4. D. 2; 3. Câu 8: Theo quy tắc octet, khi hình thành liên kết hoá học, các nguyên tố có xu hướng nhường, nhận hoặc góp chung electron để đạt tới cấu hình electron bền vững giống như A. kim loại kiềm thổ gần kề. B. kim loại kiềm gần kề. C. nguyên tử khí hiếm gần kề. D. nguyên tử halogen gần kề. Câu 9: Liên kết ion có bản chất là A. Sự dùng chung các electron. B. Lực hút tĩnh điện của các ion mang điện tích trái dấu. C. Lực hút tĩnh điện giữa cation kim loại với các electron tự do. D. Lực hút giữa các phân tử Câu 10: Hợp chất khí với hydrogen của nguyên tố M là RH3. Công thức oxide cao nhất của R là A. R2O3. B. R2O5. C. R2O. D. RO3. Câu 11: Cho các nguyên tố: N (Z = 7), Si (Z = 14), Mg (Z = 12). Dãy gồm các nguyên tố được sắp xếp theo chiều giảm dần bán kính nguyên tử từ trái sang phải là A. Mg, N, Si. B. Mg, Si, N. C. N, Mg, Si. D. N, Si, Mg. Câu 12: Độ âm điện đặc trưng cho khả năng A. hút electron của nguyên tử trong phân tử. Trang 1/2 - Mã đề 391
  2. B. tham gia phản ứng mạnh hay yếu. C. nhường electron của nguyên tử này cho nguyên tử khác. D. nhường proton của nguyên tử này cho nguyên tử khác. Câu 13: Trong phân tử khí nitrogen (N2), số cặp electron chung giữa hai nguyên tử nitrogen là A. 2. B. 1. C. 3. D. 4. Câu 14: Nguyên tử X có 9 electron. Ion được tạo thành từ X theo quy tắc octet có số electron là A. 12 electron. B. 8 electron. C. 9 electron. D. 10 electron. Câu 15: Số nhóm A trong bảng tuần hoàn là A. 18. B. 14. C. 8. D. 6. Câu 16: Ion nào sau đây là cation? A. S2-. B. Br-. C. O2-. D. Na+. B – TỰ LUẬN (6,0 điểm) Học sinh trình bày vào giấy làm bài tự luận PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC HỌC SINH (5,0 điểm) Câu 1: (1,0 điểm) Nguyên tố phosphorus (P) rất cần cho người và động vật. Trong cơ thể người, khoảng 90% phosphorus tập trung ở xương, khoảng 10% tập trung ở các cơ, gần 1% ở các tế bào não (dưới dạng các hợp chất vô cơ và hữu cơ). Ở các cơ, gan, não và các bộ phận khác của cơ thể, phosphorus có dưới dạng các phosphate và các ester của phosphoric acid. Phosphorus có cấu hình electron ngoài cùng là 3p3. Hãy viết cấu hình electron của phosphorus và xác định vị trí của phosphorus trong bảng tuần hoàn (không cần giải thích) Câu 2: (2,0 điểm) a. Viết công thức công thức cấu tạo, công thức Lewis của các phân tử sau: Cl2, NH3. b. Dựa vào độ âm điện của các nguyên tố, xác định kiểu liên kết (liên kết ion, liên kết cộng hóa trị phân cực hay liên kết cộng hóa trị không phân cực) trong phân tử các hợp chất sau: CH4, Cl2O, NaCl, CO2. Cho độ âm điện của các nguyên tố: Nguyên tố Na H C Cl O Độ âm điện 0,93 2,20 2,55 3,16 3,44 Câu 3: (1,0 điểm) Oxide cao nhất của một nguyên tố R là RO2, chất được thu hồi từ quá trình chuyển hóa khí thiên nhiên, các sản phẩm của dầu mỏ, RO2 là một chất làm lạnh quan trọng, chúng tham gia vào quá trình lưu trữ và vận chuyển các loại kem và các thực phẩm đông lạnh. Trong hợp chất khí với hydrogen của nguyên tố R có 25% hydrogen về khối lượng. Hãy xác định tên của nguyên tố R? Câu 4: (1,0 điểm) Hòa tan hết 7,6 gam hai kim loại X, Y thuộc hai chu kỳ liên tiếp của nhóm IIA vào nước dư thì thu được 0,5 gam khí. Xác định tên của hai kim loại X, Y và tính khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu. PHẦN RIÊNG A (1,0 điểm) (dành cho các lớp 10CT, 10CL, 10CTin, 10T, 10HS1, 10HS2, 10TN1, 10TN2, 10TN3, 10TN4, 10TN5, 10TN6) Câu 5A: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Z gồm Cu và Mg với khí oxygen ở nhiệt độ cao, thu được hỗn hợp gồm các oxide. Cho lượng oxide này tác dụng vừa đủ với dung dịch hydrochlodric acid HCl 14,6% thu được dung dịch T. Dung dịch T có nồng độ phần trăm của CuCl2 là 8,13%. Tính nồng độ phần trăm của MgCl2 trong dung dịch T? PHẦN RIÊNG B (1,0 điểm) (dành cho các lớp 10L, 10H) Câu 5B: Cho 7,65 gam BaO vào 100 gam dung dịch H2SO4 3,92 % thu được kết tủa trắng BaSO4 và dung dịch A. Tìm nồng độ phần trăm của dung dịch A. PHẦN RIÊNG C (1,0 điểm) (dành cho lớp 10CH) Câu 5C: Muối fluoride của kim loại barium có cấu trúc mạng lập phương như hình bên, có khối lượng riêng là 4,89 g/cm3. a. Trong một ô mạng cơ sở có bao nhiêu phân tử BaF2? b. Tính cạnh a của ô mạng cơ sở BaF2 theo nm. Cho khối lượng mol: Ba = 137,327; F = 18,998. Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; O = 16; Si = 28; S = 32; Cl = 35,5; Cu = 64 Be = 9; Mg = 24; Ca = 40; Sr = 87,5; Ba = 137 Học sinh không dùng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. -------Hết------- Trang 2/2 - Mã đề 391
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2