intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Hoá học lớp 10 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi học kì 1 môn Hoá học lớp 10 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên” được chia sẻ nhằm giúp các bạn học sinh ôn tập, làm quen với cấu trúc đề thi và các dạng bài tập có khả năng ra trong bài thi sắp tới. Cùng tham khảo và tải về đề thi này để ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra nhé! Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Hoá học lớp 10 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên

  1. SỞ GD & ĐT THÁI NGUYÊN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I NĂM HỌC 2023 - 2024 TRƯỜNG THPT MÔN: HÓA HỌC – 10 LƯƠNG NGỌC QUYẾN -------------------- Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề) (Đề thi có 04 trang) Họ và tên: ............................................................................ Số báo danh: .......... Mã đề 101 Cho nguyên tử khối: Na = 23, Mg = 24, Ca = 40, Ba = 137, Cu = 64, O = 16, S = 32, C = 12, N = 14, P = 31, Na = 23, K = 39, F = 9, Cl = 35,5 , Br = 80, I = 127, S=32, Fe = 56, Mn = 55, Ag = 108, Al = 27, Zn = 65 Thể tích các khí đo ở điều chuẩn (250 C, 1 bar ). PHẦN A. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (28 Câu = 7 Điểm) Đối với mỗi câu hỏi, hãy chọn 01 phương án trả lời đúng nhất và tô kín một ô tròn trong phiếu trả lời trắc nghiệm. Các em nhớ tô SỐ BÁO DANH và MÃ ĐỀ trên phiếu trả lời trắc nghiệm. Câu 1. Cho các phát biểu sau về hợp chất ion: (1) Không dẫn điện ở trạng thái rắn. (3) Có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao. (2) Khá mềm. (4) Khó tan trong nước và các dung môi phân cực. Số phát biểu đúng là A. 3. B. 1. C. 2. D. 4. Câu 2. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Liên kết hydrogen là liên kết yếu nhất giữa các phân tử. B. Ảnh hưởng của liên kết hydrogen tới nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy của chất là mạnh hơn ảnh hưởng của tương tác van der waals. C. Liên kết hydrogen là liên kết hình thành do sự góp chung cặp electron hóa trị giữa nguyên tử hydrogen và nguyên tử có độ âm điện lớn. D. Bất kì phân tử nào có chứa nguyên tử hydrogen cũng có thể tạo liên kết hydrogen với phân tử cùng loại. Câu 3. Các đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học là những nguyên tử có A. cùng số neutron nhưng khác nhau về số proton. B. cùng số electron nhưng khác nhau về tổng số proton và neutron. C. cùng số proton nhưng khác nhau về số neutron. D. cùng tổng số proton và neutron nhưng khác nhau về số electron. Câu 4. Trong nguyên tử, hạt không mang điện là A. electron. B. proton. C. neutron và electron. D. neutron. Câu 5. Cho công thức Lewis của các phân tử sau: Số phân tử mà nguyên tử trung tâm không thoả mãn quy tắc octet là A. 3. B. 1. C. 2. D. 4. Câu 6. Khi hình thành liên kết hóa học, nguyên tử nào sau đây có xu hướng nhường 2 electron để đạt tới cấu hình electron bền vững theo quy tắc octet? A. Mg (Z = 12). B. F (Z = 9). C. Na (Z = 11). D. Ne (Z = 10). Câu 7. Định luật tuần hoàn phát biểu rằng tính chất của các đơn chất cũng như thành phần và tính chất của hợp chất tạo nên từ các nguyên tố biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của A. khối lượng nguyên tử. B. bán kính nguyên tử. C. điện tích hạt nhân nguyên tử. D. số lớp electron. Câu 8. Trong phân tử nào sau đây cặp electron chung không bị lệch về phía một nguyên tử? A. H2O. B. H2. C. NH3. D. HCl. Mã đề 101 - https://thi247.com/ Trang 1/4
  2. Câu 9. Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng A. số phân lớp electron. B. số lớp electron. C. số electron trong nguyên tử. D. số electron hoá trị. Câu 10. Cho các nguyên tố: Al (Z = 13), P (Z = 15), S (Z = 16), O (Z = 8). Nguyên tố có bán kính nguyên tử nhỏ nhất là A. P. B. S. C. O. D. Al. Câu 11. Phát biểu nào sau đây là đúng về liên kết cho nhận? A. Liên kết cho nhận là liên kết mà cặp electron chung được đóng góp từ cả hai nguyên tử. B. Liên kết cho nhận là liên kết hình thành do tương tác van der Waals giữa các nguyên tử. C. Liên kết cho nhận là liên kết mà cặp electron chung được đóng góp từ một nguyên tử. D. Liên kết cho nhận là liên kết hình thành do lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu. Câu 12. Theo mô hình hiện đại, các electron chuyển động A. rất nhanh và không theo một quỹ đạo xác định. B. rất nhanh và theo quỹ đạo tròn hay bầu dục. C. rất nhanh và theo một quỹ đạo xác định. D. chậm và theo một quỹ đạo xác định. Câu 13. Liên kết ion có bản chất là A. lực hút tĩnh điện giữa cation kim loại với các electron tự do. B. lực hút giữa các phân tử. C. sự dùng chung các electron. D. lực hút tĩnh điện của các ion mang điện tích trái dấu. Câu 14. Hình ảnh bên cho thấy ô nguyên tố Potassium. Có bao nhiêu hạt proton được tìm thấy trong nguyên tử Potassium? A. 39. B. 19. C. 40. D. 20. Câu 15. Liên kết hóa học giữa các nguyên tử C và H trong phân tử CH4 là loại liên kết nào sau đây (biết độ âm điện của nguyên tử H là 2,2 và C là 2,55)? A. Liên kết cộng hóa trị phân cực. B. Liên kết ion. C. Liên kết cộng hóa trị không phân cực. D. Liên kết hidrogen. Câu 16. Cho Na (Z = 11), Mg (Z = 12), Al (Z = 13), K (Z = 19) thứ tự tính base giảm dần của các hydroxide tương ứng là A. Mg(OH)2 > Al(OH)3 > NaOH > KOH. B. KOH > NaOH > Mg(OH)2 > Al(OH)3. C. NaOH > KOH > Mg(OH)2 > Al(OH)3. D. Al(OH)3 > Mg(OH)2 > NaOH > KOH. Câu 17. Số electron tối đa trên orbital 2s là bao nhiêu? A. 2. B. 6. C. 8. D. 3. Câu 18. Orbital nguyên tử là A. khu vực không gian xung quanh hạt nhân mà tại đó xác suất có mặt electron lớn nhất. B. đám mây chứa electron có dạng hình cầu. Mã đề 101 - https://thi247.com/ Trang 2/4
  3. C. đám mây chứa electron có dạng hình số 8 nổi. D. quỹ đạo chuyển động của electron quay quanh hạt nhân có kích thước năng lượng xác định. Câu 19. X là nguyên tố nhóm VA. Công thức oxide ứng với hóa trị cao nhất của X là A. XO2. B. X2O5. C. XO. D. X2O. Câu 20. Hợp chất nào dưới đây tạo được liên kết hydrogen liên phân tử? A. PH3. B. H2O. C. CH4. D. H2S. Câu 21. Nội dung nào dưới đây không phải là đối tượng nghiên cứu của hóa học? A. Ứng dụng của chất. B. Thành phần, cấu trúc của chất. C. Tính chất và sự biến đổi của chất. D. Sự lớn lên và sinh sản của tế bào. Câu 22. Bán kính nguyên tử phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây? A. Cấu hình electron nguyên tử. B. Năng lượng ion hóa. C. Khối lượng nguyên tử. D. Lực hút giữa hạt nhân với các electron lớp ngoài cùng. Câu 23. Trong phân tử nào sau đây chỉ có liên kết đơn? A. Cl2. B. CO2. C. O2. D. N2. Câu 24. Khí chlorine (Cl2) được dùng phổ biến để diệt trùng nước sinh hoạt. Kí hiệu của nguyên tử chlorine có 17 proton và 20 neutron là 37 17 35 17 A. 17 Cl. B. 35 Cl. C. 17 Cl. D. 37 Cl. Câu 25. Trong một nhóm A, tính chất nào sau đây tăng dần theo chiều tăng của điện tích hạt nhân? A. Tính phi kim. B. Số electron hoá trị. C. Tính kim loại. D. Độ âm điện. Câu 26. Cho các phát biểu sau về liên kết cộng hóa trị: (1) là liên kết được hình thành do sự góp chung các electron hóa trị giữa 2 nguyên tử. (2) thường hình thành giữa hai kim loại. (3) gồm liên kết cộng hóa trị có cực và không cực. (4) bao gồm liên kết cho - nhận. Số phát biểu đúng là A. 1. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 27. Nguyên tử X có tổng số electron ở các phân lớp s là 6 và tổng số electron ở lớp ngoài cùng cũng là 6. Nguyên tố X là A. S (Z = 16). B. O (Z = 8). C. Fe (Z = 26). D. Cr (Z = 24). Câu 28. Liên kết trong phân tử nào sau đây được hình thành nhờ sự xen phủ orbital p-p? A. HCl. B. H2. C. NH3. D. Cl2. PHẦN B. TỰ LUẬN (4 Câu = 3 Điểm) (Các em nhớ ghi mã đề vào giấy kiểm tra) Câu 29 (1,0 điểm). Vận dụng quy tắc octet để giải thích sự hình thành liên kết trong các phân tử sau: SO2, K2S. - Với hợp chất ion: dùng sơ đồ biểu diễn sự hình thành liên kết. - Với hợp chất cộng hóa trị: Viết công thức Lewis và công thức cấu tạo. Câu 30 (1,0 điểm). Giả sử trong quá trình phân tích hàm lượng % các đồng vị của bromine, có peak tín hiệu bị mờ khi in ra như sau, nếu thực hiện phân tích lại sẽ rất mất thời gian và các phát sinh khác: Biết 0,25 mol Br2 có khối lượng 39,9931 gam. Xác định số khối của đồng vị thứ hai. Mã đề 101 - https://thi247.com/ Trang 3/4
  4. Câu 31 (0,5 điểm). Ion M3+ có phân lớp electron ngoài cùng là 3d5. Ion Y– có phân lớp electron ngoài cùng là 3p6. a) Viết cấu hình electron của nguyên tử M và nguyên tử Y. b) Xác định vị trí của M, Y trong bảng tuần hoàn (ô, chu kì, nhóm). Câu 32 (0,5 điểm). Giải thích vì sao ở áp suất khí quyển, nhiệt độ sôi của H2O (100 oC) cao hơn nhiều so với nhiệt độ sôi của H2S (-60,75 oC). ------ HẾT ------ Học sinh không được sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Mã đề 101 - https://thi247.com/ Trang 4/4
  5. Câu\Mã đề 101 102 103 104 105 106 107 108 1 C B C D B D D B 2 B B B A C D A C 3 C C D A B C B C 4 D D B C D D B A 5 C C C C C D C C 6 A B D D B C B B 7 C A B B D B C D 8 B C C C B C C A 9 B D B A A A B A 10 C B D B B D B D 11 C C C A D A D D 12 A B A B C A D C 13 D D B C B C B C 14 B C A C B C B A 15 C D D A D B A D 16 B C B A A A D D 17 A C A A D C D D 18 A C B C D C D C 19 B D C A D B A C 20 B B B C C A C A 21 D A A B B D D D 22 D C C C B A B B 23 A A B D A D B A 24 A B A C C A D C 25 C A A A D C A D 26 C B C C C A B D 27 A C D A C A B A 28 D D D A A C D A
  6. TRƯỜNG THPT ĐÁP ÁN KIỂM TRA CUỐI KỲ I NĂM HỌC 2023 - 2024 LƯƠNG NGỌC QUYẾN MÔN: HÓA HỌC- 10 -------------------- Thời gian làm bài: 45 phút Họ và tên: ............................................................................ Số báo danh: ....... Mã đề 000 Cho nguyên tử khối: Na = 23, Mg = 24, Ca = 40, Ba = 137, Cu = 64, O = 16, S = 32, C = 12, N = 14, P = 31, Na = 23, K = 39, F = 9, Cl = 35,5 , Br = 80, I = 127, S=32, Fe = 56, Mn = 55, Ag = 108, Al = 27, Zn = 65 Thể tích các khí đo ở điều chuẩn (250 C, 1 bar ). PHẦN B. TỰ LUẬN (3 Câu = 3 Điểm) Mã đề lẻ: 101, 103, 105, 107 Câu 29 (1,0 điểm). Vận dụng quy tắc octet để giải thích sự hình thành liên kết trong các phân tử sau: SO2, K2S. - Với hợp chất ion: dùng sơ đồ biểu diễn sự hình thành liên kết. (0,5 điểm) - Với hợp chất cộng hóa trị: Viết công thức Lewis và công thức cấu tạo. (0,5 điểm) K ⎯⎯ → K + + 1e  K2S 2−   2K + + S 2 − ⎯⎯ → K 2S S + 2e ⎯⎯ → S  (Học sinh trình bày cách khác đúng vẫn tính điểm tối đa) Phân tử Công thức Lewis Công thức cấu tạo SO2 O=S→O Câu 30 (1,0 điểm). Giả sử trong quá trình phân tích hàm lượng % các đồng vị của bromine, có peak tín hiệu bị mờ khi in ra như sau, nếu thực hiện phân tích lại sẽ rất mất thời gian và các phát sinh khác: Biết 0,25 mol Br2 có khối lượng 39,9931 gam. Xác định số khối của đồng vị thứ hai. Từ phổ khối ta thấy rằng 79 35 Br 50,69%; đồng vị còn lại chiếm 49,31%. (0,25 điểm) Khối lượng mol TB của phân tử Br2= 159,9724; (0,25 điểm) NTK TB Br= 79,9862 (0,25 điểm) Tính NTK đồng vị thứ 2= 81,2967 (0,25 điểm) Câu 31 (0,5 điểm). Ion M3+ có phân lớp electron ngoài cùng là 3d5. Ion Y– có phân lớp electron ngoài cùng là 3p6. a) Viết cấu hình electron của nguyên tử M và nguyên tử Y. (0,25 điểm) b) Xác định vị trí của M, Y trong bảng tuần hoàn (ô, chu kì, nhóm). (0,25 điểm) M3+ + 3e → M Y- - 1e → Y Cấu hình electron của M là: [Ar]3d64s2 Cấu hình electron của Y là: [Ne] 3s23p5 Vị trí: Ô: 26, chu kì 4, nhóm VIIIB. Vị trí: Ô: 17, chu kì 3, nhóm VIIA. Câu 32 (0,5 điểm). Giải thích vì sao ở áp suất khí quyển, nhiệt độ sôi của H2O (100 oC) cao hơn nhiều so với nhiệt độ sôi của CH4 (-161,58 oC). Giữa các phân tử nước có liên kết hydrogen còn CH4 thì không. (0,25 điểm) Liên kết hydrogen làm tăng nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của nước. (0,25 điểm) Mã đề 000 Trang 1/2
  7. (Nếu không có sơ đồ liên kết hydrogen giữa các phân tử H2O vẫn cho điểm tối đa) Mã đề chẵn: 102, 104, 106, 108 Câu 29 (1,0 điểm). Vận dụng quy tắc octet để giải thích sự hình thành liên kết trong các phân tử sau: SO3, MgCl2 . - Với hợp chất ion: dùng sơ đồ biểu diễn sự hình thành liên kết. - Với hợp chất cộng hóa trị: Viết công thức Lewis và công thức cấu tạo. Mg ⎯⎯ → Mg2 + + 2e  2+ − MgCl2 −   Mg + 2Cl ⎯⎯→ MgCl 2 Cl + 1e ⎯⎯→ Cl  (Học sinh trình bày cách khác đúng vẫn tính điểm tối đa) Phân tử Công thức Lewis Công thức cấu tạo SO3 Câu 30 (1,0 điểm). Giả sử trong quá trình phân tích hàm lượng % các đồng vị của bromine, có peak tín hiệu bị mờ khi in ra như sau, nếu thực hiện phân tích lại sẽ rất mất thời gian và các phát sinh khác: Biết 0,5 mol Br2 có khối lượng 79,9862 gam. Xác định số khối của đồng vị thứ hai. Từ phổ khối ta thấy rằng 79 35 Br 50,69%; đồng vị còn lại chiếm 49,31%. (0,25 điểm) Khối lượng mol TB của Br2= 159,9724; (0,25 điểm) NTK TB Br= 79,9862 (0,25 điểm) Tính NTK đồng vị thứ 2= 81,2967 (0,25 điểm) Câu 31 (0,5 điểm). Ion M2+ có phân lớp electron ngoài cùng là 3d6. Ion Y2– có phân lớp electron ngoài cùng là 2p6. a) Viết cấu hình electron của nguyên tử M và nguyên tử Y. (0,25 điểm) b) Xác định vị trí của M, Y trong bảng tuần hoàn (ô, chu kì, nhóm). (0,25 điểm) M2+ + 2e → M. Y- - 2e → Y. Cấu hình electron của M là: [Ar]3d64s2 Cấu hình electron của Y là: 1s22s22p4 Vị trí: Ô: 26, chu kì 4, nhóm VIIIB. Vị trí: Ô: 8, chu kì 2, nhóm VIA. Câu 32 (0,5 điểm). Giải thích vì sao ở áp suất khí quyển, nhiệt độ sôi của H2O (100 oC) cao hơn nhiều so với nhiệt độ sôi của H2S (-60,75 oC). Giữa các phân tử nước có liên kết hydrogen còn H2S thì không. (0,25 điểm) Liên kết hydrogen làm tăng nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của nước. (0,25 điểm) (Nếu không có sơ đồ liên kết hydrogen giữa các phân tử H2O vẫn cho điểm tối đa) Mã đề 000 Trang 2/2
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2