intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 11 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Nguyễn Huệ

Chia sẻ: Yunmengshuangjie Yunmengshuangjie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

46
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn học sinh đang chuẩn bị bước vào kì thi có thêm tài liệu ôn tập, TaiLieu.VN giới thiệu đến các bạn Đề thi học kì 1 môn Hóa học 11 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Nguyễn Huệ để ôn tập nắm vững kiến thức. Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 11 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Nguyễn Huệ

  1. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐĂK LĂK ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM 2020-2021 TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ MÔN: HÓA HỌC 11 Thời gian làm bài: 45 phút Mã đề 132 Họ và tên: …………………………...... Lớp:………. Cho biết nguyên tử khối các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; Si = 28; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ba = 137. Phần trắc nghiệm: 5 điểm Câu 1: Tính oxi hoá của cac bon thể hiện ở phản ứng nào sau đây? t0 A. 2C + Ca   CaC2 B. C + 2CuO   2Cu + CO2 t0 C. C + CO2   2CO D. C + H2O   CO + H2 0 0 t t Câu 2: Cho các phát biểu sau: 1) NaHCO3 được dùng làm thuốc giảm đau dạ dày do thừa axit. 2) Ở nhiệt độ cao, CO khử được tất cả các oxit kim loại giải phóng kim loại. 3) Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá theo tỉ lệ phần trăm khối lượng của photpho. 4) Dung dịch đậm đặc của Na2SiO3 và K2SiO3 được gọi là thủy tinh lỏng. Số phát biểu đúng là A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. Câu 3: Cho a gam bột Fe vào 400 ml dung dịch hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 0,3M và H2SO4 0,25M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,6a gam hỗn hợp bột kim loại và V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của a và V lần lượt là A. 8,24 và 1,12. B. 8,10 và 1,12. C. 13,28 và 2,24. D. 10,48 và 2,24. Câu 4: Muối nào sau đây không bị nhiệt phân? A. CaCO3. B. NaHCO3. C. Na2CO3. D. Ca(HCO3)2. Câu 5: Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ thu được hỗn hợp khí X gồm CO 2, CO, H2. Toàn bộ lượng khí X khử vừa hết 48 gam Fe2O3 thành Fe và thu được 10,8 gam H2O. Phần trăm thể tích CO2 trong hỗn hợp khí X là A. 14,28. B. 28,57. C. 13,24. D. 16,14. Câu 6: Trong thành phần của hợp chất hữu cơ nhất thiết phải chứa nguyên tố nào sau đây? A. H. B. O. C. N. D. C. Câu 7: Chất vừa tác dụng với dung dịch NaOH, vừa tác dụng với dung dịch HCl là A. HNO3. B. Al(OH)3. C. NH4Cl. D. AlCl3. Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn 3,0 gam chất hữu cơ A, người ta thu được 4,4 gam CO 2 và 1,8 gam H2O. Công thức đơn giản nhất của A là A. C2H4O2. B. C2H6O. C. CH3O. D. CH2O. Câu 9: Khử hoàn toàn 12 gam CuO bằng khí CO, khối lượng kim loại Cu thu được sau phản ứng là A. 8,8 gam. B. 8,0 gam. C. 9,6 gam. D. 6,4 gam. Câu 10: Urê (NH2)2CO là một loại phân bón quan trọng và phổ biến trong nông nghiệp. Urê thuộc loại phân bón nào sau đây? A. phân vi lượng. B. Phân kali. C. Phân đạm. D. Phân lân. Câu 11: Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng trái đất đang ấm dần lên, do các bức xạ có bước sóng dài trong vùng hồng ngoại bị giữ lại mà không bức xạ ra ngoài vũ trụ. Khí nào dưới đây là nguyên nhân chính gây ra hiệu ứng nhà kính? A. CO2 B. O2 C. H2 D. N2 Trang 1/2 - Mã đề thi 132
  2. Câu 12: Dung dịch HCl 0,001M có A. pH = 11. B. pH = 3. C. pH = 1. D. pH = 4. Câu 13: Công thức phân tử của nitơ đioxit là A. N2O3. B. N2O. C. NO2. D. NO. Câu 14: Nhiệt phân hoàn toàn muối Cu(NO3)2 thu được sản phẩm gồm A. CuO, NO2, O2. B. Cu(NO2)2, O2. C. Cu, NO2, O2. D. CuO, NO2. Câu 15: Kim loại nào sau đây bị thụ động hóa trong HNO3 đặc, nguội? A. Ag. B. Al. C. Cu. D. Mg. Câu 16: Hòa tan hoàn toàn 4,8 gam kim loại Cu trong dung dịch HNO 3 đặc, đun nóng, thấy thu được V lít khí NO2 ( đo ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của V là A. 2,24. B. 4,48. C. 1,12. D. 3,36. Câu 17: Chất nào dưới đây là chất điện li yếu? A. NaOH. B. NaCl. C. H2O. D. HCl. Câu 18: Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch (NH4)2SO4 thấy thu được 2,24 lít khí NH3 (đktc) và m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 34,95. B. 23,30. C. 46,6. D. 11,65. Câu 19: Cặp chất nào sau đây là đồng phân của nhau? A. C2H5-OH và CH3-OH. B. C2H4 và C2H6. C. C2H5-OH và CH3-O-CH3. D. CH3-CHO và CH3-COOH. Hợp chất hữu Bông và Câu 20: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm xác định định tính C và cơ CuSO4(khan) H trong hợp chất hữu cơ. Hãy cho biết vai trò của CuSO 4 khan và sự biến đổi của nó trong thí nghiệm. A. Xác định H và màu CuSO4 từ màu trắng sang màu xanh B. Xác định C và màu CuSO4 từ màu xanh sang màu trắng. C. Xác định H và màu CuSO4 từ màu xanh sang màu trắng dung dịch D. Xác định C và màu CuSO4 từ màu trắng sang màu xanh. Ca(OH)2 Phần tự luận: 5 điểm Câu 1 (1,5 điểm). Hoàn thành các phương trình phản ứng sau: a) NaNO3  0 t b) CaCO3 + HCl → c) NH4Cl + NaOH → Câu 2 (1,5 điểm). Trình bày phương pháp hóa học phân biệt các dung dịch HNO3, H3PO4, NaNO3 chứa trong các lọ mất nhãn. Viết phương trình phản ứng xảy ra ( nếu có). Câu 3 ( 2 điểm). Đốt cháy hoàn toàn 13,2 gam hợp chất hữu cơ A thấy thu được 13,44 lít khí CO2 (đktc) và 10,8 gam H2O. Biết tỷ khối hơi của A so với khí hiđro bằng 44. a) Xác định công thức phân tử của A. b) Viết công thức cấu tạo thu gọn các đồng phân axit (chứa nhóm –COOH) của A. ----------------------------------------------- ----------- HẾT ---------- Trang 2/2 - Mã đề thi 132
  3. ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KÌ 1 HÓA HỌC 11 NĂM HỌC 2020-2021 Tổng câu trắc nghiệm: 20. 132 209 357 485 1 A D D B 2 C D D C 3 B C C C 4 C A D B 5 A A B A 6 D B D A 7 B C B D 8 D A A A 9 C C A C 10 C D A C 11 A A C A 12 B C A C 13 C D C D 14 A B C B 15 B C B D 16 D B B D 17 C B A B 18 D A C A 19 C D B A 20 A B C D
  4. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM PHẦN TỰ LUẬN Đáp án Thang điểm Câu 1 a) 2NaNO3 t0 2NaNO2 + O2 1,5 điểm 0,5 b) CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O 0,5 c) NH4Cl + NaOH → NaCl + NH3 + H2O 0,5 (Không cân bằng PTHH trừ 0,25 điểm) Câu 2 Trích mẫu thử và đánh dấu 1,5 điểm - Cho quỳ tím vào các mẫu thử 0,25 + Mẫu làm quỳ tím hóa đỏ là HNO3 và H3PO4, nhận ra được NaNO3. 0, 5 + phân biệt HNO3 và H3PO4 bằng dung dịch Ba(NO3)2, chất tạo kết tủa trắng 0,5 với Ba(NO3)2 là H3PO4, còn lại là HNO3 PTHH: 3Ba(NO3)2 + H3PO4 → Ba3(PO4)2↓ + 6HNO3 0,25 (Học sinh có thể làm theo cách khác: + phân biệt HNO3 và H3PO4 bằng dung dịch kim loại Cu, dung dịch phản ứng với Cu, sủi bọt khí hóa nâu là HNO3, Không có hiện tượng là H3PO4. PTHH: 3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O ) Câu 3 a) MA = 44.8 = 88 (g/mol) 0,25 2,0 điểm nCO2 = 13,44/22,4 = 0,6 mol nH2O = 10,8/18 = 0,6 mol 0,25 nA = 13,2/88 = 0,15 mol Gọi công thức phân tử của A là CxHyOz 0 t CxHyOz + ( x +y/4 - z/2) O2  xCO2 + y/2H2O 0,25 1 x → y/2 0,15 0,6 0,6 0,25 X= 0,6/0,15 = 4 0,25 Y= 0,6.2/0,15 = 8 MA = 4.12+8+16z = 88→z = 2. 0,25 Vậy CTPT của A là C4H8O2. b) Công thức cấu tạo thu gọn các đồng phân của A là CH3-CH2-CH2-COOH 0,25 CH3-CH(CH3)-COOH 0,25 (Học sinh có thể làm theo cách đi từ CT ĐGN vẫn tính điểm tối đa)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2