intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Bắc Trà My, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

3
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với “Đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Bắc Trà My, Quảng Nam” được chia sẻ dưới đây, các bạn học sinh được ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện và nâng cao kỹ năng giải bài tập để chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt được kết quả mong muốn. Mời các bạn tham khảo đề thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Bắc Trà My, Quảng Nam

  1. SỞ GD&ĐT TỈNH QUẢNG NAM KIỂM TRA CUỐI KỲ I NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THPT BẮC TRÀ MY Môn: Hoá học – Lớp 12 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC MÃ ĐỀ 301 (Đề gồm có 03 trang) Họ và tên: ………………………………………………… SBD:……………… Lớp:………….. Câu 1: Cho hồ tinh bột tác dụng với dung dịch I2, thu được hỗn hợp có màu A. nâu đỏ. B. xanh lam. C. vàng rơm. D. xanh tím. Câu 2: Cho 30 gam glyxin tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là A. 38,8. B. 55,5. C. 58,2. D. 48,5. Câu 3: Thuốc thử để phân biệt glucozơ và fructozơ là A. H2 (xt: Ni, to). B. nước Br2. C. dung dịch AgNO3/NH3. D. Cu(OH)2/OH-. Câu 4: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Polime có thể được điều chế bằng phản ứng trùng hợp và trùng ngưng monome tương ứng. B. Hầu hết các polime tan trong nước và trong dung môi hữu cơ. C. Sợi bông, tơ tằm đều thuộc loại tơ bán tổng hợp. D. Cao su lưu hóa có cấu trúc mạch không phân nhánh. Câu 5: Từ m tấn xenlulozơ người ta sản xuất được 20,79 tấn xenlulozơ trinitrat (biết hiệu suất phản ứng là 90%). Giá trị của m là A. 16,20. B. 14,40. C. 11,34. D. 12,60. Câu 6: Polime nào sau đây thuộc loại polime bán tổng hợp? A. Polietilen. B. Xenlulozơ. C. Tơ visco. D. Poli(vinyl clorua). Câu 7: Thủy phân este X thu được HCOOH và CH3OH. Công thức cấu tạo của X là A. HCOOC2H5. B. HCOOCH3. C. C2H5COOCH3. D. CH3COOCH3. Câu 8: Hợp chất (C2H5)2NH có tên gọi là A. Etylamin. B. Metylamin. C. Đietylamin. D. Propylamin. Câu 9: Gốc glucozơ và gốc fructozơ trong phân tử saccarozơ liên kết với nhau qua nguyên tử A. oxi. B. nitơ. C. cacbon. D. hiđro. Câu 10: Cho sơ đồ chuyển hóa: CH4 → C2H2 → C2H3Cl → PVC. Để tổng hợp 1000 kg PVC theo sơ đồ trên thì cần V m3 khí thiên nhiên (ở đktc). Giá trị của V là (biết CH4 chiếm 80% thể tích khí thiên nhiên và hiệu suất của cả quá trình là 50%) A. 896 m3. B. 1792 m3. C. 4375 m3. D. 4480 m3. Câu 11: Cho các chất lỏng: axit axetic, glixerol, triolein. Để phân biệt các chất lỏng trên chỉ cần dùng A. dung dịch NaOH. B. nước và quỳ tím. C. nước và dung dịch NaOH. D. nước brom. Câu 12: Có bao nhiêu tơ tổng hợp trong các tơ: capron, xenlulozơ axetat, visco, nilon-6,6? A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. Câu 13: Công thức của este no, đơn chức mạch hở là A. CnH2nO(n 2). B. CnH2n-2O(n 2). C. CnH2nO2(n 2). D. CnH2n+2O2 (n 2). Trang 1/3 - Mã đề 301
  2. Câu 14: Loại tơ nào sau đây thường dùng để dệt vải may quần áo ấm hoặc bện thành sợi “len” dệt áo rét? A. Tơ nilon 6-6. B. Tơ nitron. C. Tơ lapsan. D. Tơ capron. Câu 15: Chất nào dưới đây là chất béo? A. axit stearic. B. phenyl fomat. C. tripanmitin. D. etyl axetat. Câu 16: Chất nào sau đây là đipeptit? A. Ala-Gly-Gly. B. Gly-Ala-Ala. C. Gly-Ala. D. Gly-Ala-Gly. Câu 17: Phát biểu nào sau đây là sai? A. Dung dịch axit glutamic làm quỳ tím chuyển màu hồng. B. Amino axit là hợp chất hữu cơ tạp chức. C. Anilin tác dụng với nước brom tạo kết tủa màu vàng. D. Dung dịch glyxin không làm đổi màu phenolphtalein. Câu 18: Poli(metyl metacrylat) và nilon-6 được tạo thành từ các monome tương ứng là A. CH2=C(CH3)-COOCH3 và H2N-[CH2]6-COOH. B. CH3-COO-CH=CH2 và H2N-[CH2]5-COOH. C. CH2=C(CH3)-COOCH3 và H2N-[CH2]5-COOH. D. CH2=CH-COOCH3 và H2N-[CH2]6-COOH. Câu 19: Amino axit H2NCH(CH3)COOH có tên gọi là A. lysin. B. glyxin. C. alanin. D. valin. Câu 20: Cho 36 gam glucozơ lên men rượu với hiệu suất 75% thu được m gam C 2H5OH. Giá trị của m là A. 18,4. B. 13,8. C. 20,7. D. 27,6. Câu 21: Đốt cháy hoàn toàn amin X (no, đơn chức, mạch hở) bằng O 2, thu được 6,72 lít CO 2 và 1,12 lít N2 (các thể tích khí đo ở đktc). Công thức phân tử của X là A. C2H5N. B. C3H9N. C. C4H11N. D. C2H7N. Câu 22: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Metyl amin là chất khí ở điều kiện thường, có mùi khai, ít tan trong nước. B. Các amin có tính chất bazơ, dung dịch của chúng đều làm quỳ tím hóa xanh. C. Đốt cháy hoàn toàn các amin sản phẩm tạo thành luôn chứa khí N2. D. Để rửa sạch ống nghiệm có dính anilin, có thể dùng dung dịch NaOH. Câu 23: Chất rắn X vô định hình, màu trắng, không tan trong nước nguội. Thủy phân X với xúc tác axit hoặc enzim, thu được chất Y. Chất X và Y lần lượt là A. tinh bột và glucozơ. B. saccarozơ và glucozơ. C. xenlulozơ và saccarozơ. D. tinh bột và saccarozơ. Câu 24: Chất nào sau đây được dùng để làm thuốc tăng lực trong y học ? A. Fructozơ. B. Glucozơ. C. Saccarozơ. D. Tinh bột. Câu 25: Đun nóng 21 gam axit axetic với 6,9 gạm ancol etylic có mặt H2SO4 đặc làm xúc tác. Sau phản ứng thu được 11,88 gam este. Hiệu suất của phản ứng là A. 70,00%. B. 38,58%. C. 80,00%. D. 90,00%. Câu 26: Trùng hợp etilen thu được polime có tên gọi là A. polistiren. B. poli(vinyl clorua). C. polipropilen. D. polietilen. Câu 27: Thuốc thử được dùng để phân biệt Gly-Ala-Gly với Gly-Ala là Trang 2/3 - Mã đề 301
  3. A. dung dịch NaCl. B. Cu(OH)2. C. dung dịch HCl. D. dung dịch NaOH. Câu 28: Đipeptit mạch hở X và Tripeptit mạch hở Y đều được tạo ra từ một amino axit no, mạch hở có 1 nhóm –COOH và 1 nhóm –NH 2. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol Y thu được sản phẩm gồm H2O, CO2 và N2 trong đó tổng khối lượng CO 2 và H2O bằng 54,9 gam. Nếu đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X, sản phẩm thu được cho lội qua dung dịch nước vôi trong dư thì được m(g) kết tủa. Giá trị của m là A. 45. B. 60. C. 30. D. 120. Câu 29: Đốt cháy hoàn toàn 0,02 mol một chất béo X cần dùng vừa đủ 35,616 lít O 2 (đktc). Mặt khác, cho lượng X trên vào dung dịch nước Br2 dư thấy có 12,8 gam Br2 tham gia phản ứng. Nếu cho lượng X trên tác dụng hết với NaOH thì khối lượng muối khan thu được là A. 14,6 gam. B. 18,2 gam. C. 19,16 gam. D. 19,6 gam. Câu 30: Cho các phát biểu sau: (1) Poliacrilonitrin là vật liệu polime có tính dẻo. (2) Hàm lượng cacbon trong amilopectin nhiều hơn trong xenlulozơ. (3) Trùng ngưng caprolactam thu được tơ nilon-6. (4) Trùng hợp isopren thu được cao su thiên nhiên. (5) Theo nguồn gốc, người ta chia polime thành hai loại: polime trùng hợp và polime trùng ngưng. (6) Đa số các polime không tan trong các dung môi thông thường. (7) Điều kiện để monome tham gia phản ứng trùng hợp là phân tử phải có nhiều nhóm chức. Số phát biểu sai là A. 6. B. 7. C. 4. D. 5. (Cho biết NTK: H=1; N= 14; C=12; O=16; Ca=40; Na = 23; Br= 80; Cl= 35,5) ===== HẾT ===== Học sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm. Trang 3/3 - Mã đề 301
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
18=>0