intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Thượng Thanh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

11
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với “Đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Thượng Thanh” được chia sẻ dưới đây, các bạn học sinh được ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện và nâng cao kỹ năng giải bài tập để chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt được kết quả mong muốn. Mời các bạn tham khảo đề thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Thượng Thanh

  1. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Năm học 2022 - 2023 MÔN: HÓA HỌC 9 MÃ ĐỀ: HH901 Thời gian làm bài: 45 phút Ngày kiểm tra: /12/2022 A. TRẮC NGHIỆM (7 ĐIỂM). Tô vào phiếu trả lời của em chữ cái đứng trước đáp án đúng nhất. Câu 1. Cho một lượng Fe dư vào hỗn hợp chứa hai dung dịch MgSO 4 và CuSO4 khuấy nhẹ và lọc. Chất rắn còn lại trên giấy lọc là: A. Cu và Mg. B. Mg và Cu. C. Mg, Cu, Fe. D. Fe và Cu. Câu 2. Thả một mảnh nhôm vào ống nghiệm chứa dung dịch CuSO4. Hiện tượng của phản ứng xảy ra là A. có chất khí bay ra, dung dịch không đổi màu. B. có chất rắn màu trắng bám ngoài mảnh nhôm, màu xanh của dung dịch CuSO4 nhạt dần. C. không có dấu hiệu phản ứng. D. có chất rắn màu đỏ bám ngoài mảnh nhôm, màu xanh của dung dịch CuSO4 nhạt dần. Câu 3. Đinh sắt không bị ăn mòn khi để trong: A. nước có hòa tan khí oxi. B. dung dịch muối ăn. C. không khí khô, đậy kín. D. dung dịch đồng (II) sunfat. Câu 4. Các dụng cụ như: cuốc, xẻng, dao, rựa, búa… Khi lao động xong thì người ta phải lau, chùi (vệ sinh) các thiết bị này. Việc làm này nhằm mục đích đúng nhất là: A. để sau này bán lại không bị lỗ. B. thể hiện tính cẩn thận của người lao động. C. để cho mau bén (sắc). D. làm các thiết bị không bị gỉ. Câu 5. Nhận định sơ đồ phản ứng sau: Al → X → Al2(SO4)3 → AlCl3. X có thể là: A. Al(OH)3. B. Al2O3. C. H2SO4. D. Al(NO3)3. Câu 6. Bazơ nào sau đây dễ bị nhiệt phân hủy? A. KOH. B. Cu(OH)2. C. Ba(OH)2. D. NaOH. Câu 7. NaOH có thể làm khô chất khí ẩm nào sau đây? A. CO2. B. HCl. C. N2. D. SO2. Câu 8. Dãy các kim loại đều tác dụng với dung dịch axit clohiđric: A. Al, Fe, Mg, Ag. B. Al, Cu, Zn, Fe. C. Al, Fe, Mg, Zn. D. Al, Fe, Mg, Cu. Câu 9. Để xác định vị trí của những kim loại X, Y, Z, T trong dãy hoạt động hóa học, người ta thực hiện phản ứng của kim loại với dung dịch muối của kim loại khác, thu được những kết quả sau: Thí nghiệm 1: Kim loại X đẩy kim loại Z ra khỏi muối. Thí nghiệm 2: Kim loại Y đẩy kim loại Z ra khỏi muối. Thí nghiệm 3: Kim loại X đẩy kim loại Y ra khỏi muối. Thí nghiệm 4: Kim loại Z đẩy kim loại T ra khỏi muối. Dãy sắp xếp các kim loại theo chiều giảm dần mức độ hoạt động hóa học là: A. X> Y> Z> T. B. Y> X> Z> T. C. Z> Y> Z> T. D. Y> Z> T> X. Câu 10. Khi cho sắt tác dụng với H 2SO4 đặc nóng thì ta thu được muối sắt (III) sunfat, khí SO 2 và H2O. Phương trình phản ứng thể hiện quá trình trên là: A. 2Fe + 4H2SO4 đặc → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O. B. 2Fe + 6H2SO4 đặc →Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O. C. 2Fe + 6H2SO4 đặc → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + H2O. D. 4Fe + 3H2SO4 đặc → Fe2(SO4)3 + 5SO2 + H2O. Câu 11. Khi để một số hóa chất để trên ngăn tủ có khung bằng kim loại, sau một thời gian thì thấy khung kim loại bị gỉ. Hóa chất đó có thể là chất nào sau đây? A. Ancol etylic. B. Axit clohiđric. C. Dầu hỏa. D. Nước cất. Câu 12. Khi cho luồng khí hiđro (lấy dư) đi qua ống nghiệm chứa Al 2O3, FeO, CuO, MgO nung nóng, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Chất rắn còn lại trong ống nghiệm gồm: A. Al2O3, Fe, Cu, Mg. B. Al2O3, Fe, Cu, MgO. C. Al, Fe, Cu, MgO. D. Al, Fe, Cu, Mg. Câu 13. Oxit nào sau đây là oxit axit? A. Fe3O4. B. CuO. C. SO2. D. K2O. Câu 14. Phương trình hóa học nào sau đây không đúng? A. Cu + 2FeCl3 → CuCl2 + 2FeCl2. B. Fe + 2HCl → FeCl2 + H2. C. 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2. D. Fe + ZnSO4 → FeSO4 + Zn. Mã đề HH901 Trang 1/5
  2. Câu 15. Muối nào sau đây là muối axit? A. Ca(NO3)2. B. KHSO4. C. CuCl2. D. CaSO4. Câu 16. Trong các loại phân bón hoá học sau loại nào là phân đạm? A. NaCl. B. Na2SO4. C. Ca3(PO4)2. D. CO(NH2)2. Câu 17. Dung dịch axit clohiđric tác dụng với sắt tạo thành: A. sắt (II) sunfua và khí hiđro. B. sắt (III) clorua và khí hiđro. C. sắt (II) clorua và khí hiđro. D. sắt (II) clorua và nước. Câu 18. Có một mẫu dung dịch MgSO4 bị lẫn tạp chất là ZnSO4, có thể làm sạch mẫu dung dịch này bằng kim loại A. Fe. B. Cu. C. Zn. D. Mg. Câu 19. Nhôm hoạt động hóa học hơn sắt, đồng nhưng các vật dụng bằng nhôm lại rất bền, khó hư hỏng hơn những đồ vật bằng sắt, đồng. Đó là vì A. nhôm ở bề mặt tác dụng với oxi tạo lớp nhôm oxit rất bền. B. do nhôm có màu trắng và nhẹ. C. nhồm bền trong không khí hơn sắt và đồng. D. nhôm tác dụng với các chất trong không khí tạo các muối nhôm rất bền. Câu 20. Trong tự nhiên, sắt không tồn tại dưới dạng đơn chất là do A. sắt hoạt động hóa học mạnh. B. sắt không có trong tự nhiên. C. khối lượng của sắt rất ít. D. sắt rất kém bền nên bị nhiệt phân hủy. Câu 21. Sắt là kim loại rất dễ bị gỉ. Hàng năm, trên toàn thế giới có đến hàng triệu tấn thép biến thành sắt gỉ. Để hạn chế sự phá hủy này người ta thường sử dụng những biện pháp nào trong những biện pháp được đề ra dưới đây? 1. Chế tạo hợp kim gang. 2. Chế tạo hợp kim thép không gỉ. 3. Phủ lên bề mặt sắt một kim loại bền như thiếc, kẽm. 4. Phủ một lớp sơn chống gỉ lên bề mặt sắt. 5. Bôi lên bề mặt một lớp dầu, mỡ. A. 1, 2, 3, 4, 5. B. 3, 4, 5. C. 2, 3, 4, 5. D. 1, 2, 3. Câu 22. Để nhận biết 2 lọ mất nhãn đựng CaO và MgO ta dùng: A. dung dịch HCl. B. dung dịch HNO3. C. quỳ tím ẩm. D. NaOH rắn. Câu 23. Kim loại nhôm có độ dẫn điện tốt hơn kim loại A. Ag. B. Fe. C. Cu. D. S. Câu 24. Cho dãy biến hóa sau: Fe→ FeCl3 →A → Fe2(SO4)3. Chất A có thể là: A. FeO. B. Fe3O4. C. FeS D. Fe(OH)3. Câu 25. Phương trình hóa học nào sau đây không đúng? A. 2Fe + 3H2SO4(loãng) → Fe2(SO4)3 + 3H2. B. Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu. C. 4Al + 3O2 2Al2O3. D. Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2. Câu 26. Tính chất hóa học nào sau đây không phải là của muối? A. Tác dụng với axit tạo thành muối mới và axit mới. B. Bị phân hủy ở nhiệt độ cao. C. Tác dụng với bazơ tạo thành muối mới và bazơ mới. D. Tác dụng với phi kim tạo thành muối mới và nước. Câu 27. Nhôm và hợp kim nhôm không dùng làm A. vỏ máy bay. B. chén đĩa. C. bàn ghế. D. dây tóc bóng đèn. Câu 28. Dãy kim loại được sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học giảm dần: A. Pb, Al, Mg. B. Mg, Al, Na. C. Al, Zn, Na. D. Na, Mg, Zn. B. TỰ LUẬN (3 ĐIỂM) Câu 1 (2 điểm): Cho lá nhôm tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch axit HCl 1M. Sau phản ứng, thu được 672 ml khí hiđro (ở đktc). a. Tính khối lượng lá nhôm đã phản ứng. b. Tính giá trị V? c. Tính thể tích không khí cần dùng để phản ứng hết lượng nhôm ban đầu. Biết thể tích khí oxi chiếm 1/5 thể tích không khí. Câu 2 (1 điểm): Tại sao không được dùng chậu nhôm để chứa nước vôi trong? Mã đề HH901 Trang 1/5
  3. Cho NTK của C = 12, O = 16, Na = 23, Mg = 24, Al = 27, Cl = 35.5, Zn = 65 ------ HẾT ------ Mã đề HH901 Trang 1/5
  4. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH HƯỚNG DẪN CHẤM Năm học 2022 - 2023 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN: HÓA HỌC 9 Thời gian làm bài: 45 phút Ngày kiểm tra: /12/2022 A. TRẮC NGHIỆM (7 ĐIỂM). Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHI TIẾT – MÃ ĐỀ HH901 Câu 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 Đáp án D D C D B B C C A B Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án B B C D B D C D A A Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 Đáp án C C B D A D D D ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHI TIẾT – MÃ ĐỀ HH902 Câu 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 Đáp án C A B A A C C C C C Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án A B D B A C C D A B Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 Đáp án C B B A B A B C ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHI TIẾT – MÃ ĐỀ HH903 Câu 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 Đáp án C B D C D B C B B C Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án A A D A B C B B D D Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 Đáp án B C A B D A C C ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHI TIẾT – MÃ ĐỀ HH904 Câu 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 Đáp án B C C D D A A B D B Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án D A C C A A D C A B Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 Đáp án B C C C B B B C B. TỰ LUẬN: 3 DIỂM ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHI TIẾT – MÃ ĐỀ HH901 – HH903 Câu Đáp án Điểm Câu 1 Số mol của H2 là = 0,03 mol 0,25 (2 điểm) PTHH: 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2 PT 2 6 2 3 mol 0,25 PỨ 0,02 0,06 ←0,03 mol a. Khối lượng nhôm tham gia phản ứng: m Al = 0,02.27 = 0,54 gam b. V = 0,06 lít = 60ml 0,25 c. PTHH : 4Al + 3O2 2Al2O3 0,25 PT 4 3 2 mol 0,25 PỨ 0,02 0,015 mol Thể tích khí oxi cần dùng là 0,015 . 22,4 = 0,336 lít (đktc) 0,25 Thể tích không khí cần dùng là Vkhông khí = 55. 0,336 = 1,68 lít 0,25 Mã đề HH901 Trang 1/5
  5. 0,25 Câu 2 Nước vôi trong là dung dịch Ca(OH)2. Chất này sẽ phá hủy dần chậu nhôm do 0,5 (1 điểm) có xảy ra các phản ứng. PTHH: Al2O3 + Ca(OH)2 → Ca(AlO2)2 + H2O 0,25 2Al + Ca(OH)2 + 2H2O → Ca(AlO2)2 + 3H2 0,25 ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHI TIẾT – MÃ ĐỀ HH902 – HH904 Câu Đáp án Điểm Câu 1 Số mol của H2 là = 0,015 mol 0,25 (2 điểm) PTHH: 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2 PT 2 6 2 3 mol 0,25 PỨ 0,01 0,03 ←0,015 mol a. Khối lượng nhôm tham gia phản ứng: m Al = 0,01.27 = 0,27 gam b. V = 0,03 lít = 30ml 0,25 c. PTHH : 4Al + 3O2 2Al2O3 0,25 PT 4 3 2 mol 0,25 PỨ 0,01 0,0075 mol Thể tích khí oxi cần dùng là 0,0075 . 22,4 = 0,168 lít (đktc) Thể tích không khí cần dùng là Vkhông khí = 55.0,168 = 0,84 lít 0,25 0,25 0,25 Câu 2 Khi bị bệnh cảm, trong cơ thể con người sẽ tích tụ một lượng khí H 2S 0,25 (1 điểm) tương đối cao. Chính lượng H2S sẽ làm cho cơ thể mệt mỏi. Khi ta dùng Ag để đánh gió thì Ag sẽ tác dụng với khí H 2S. Do đó, lượng 0,25 H2S trong cơ thể giảm và dần sẽ hết bệnh. Miếng Ag sau khi đánh gió sẽ có màu đen xám. 0,25 PTHH: 4Ag + 2H2S + O2 → 2Ag2S↓đen xám + 2H2O 0,25 Ban Giám Hiệu Tổ chuyên môn Nhóm chuyên môn Đỗ Thị Thu Hoài Nguyễn Thị Tố Loan Vũ Trí Công Mã đề HH901 Trang 1/5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2