
Đề thi học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm lớp 11 năm 2024-2025 - Trường THPT Trần Hưng Đạo, Quảng Nam
lượt xem 1
download

Với mong muốn giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập thật tốt trong kì thi sắp tới. TaiLieu.VN xin gửi đến các bạn ‘Đề thi học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm lớp 11 năm 2024-2025 - Trường THPT Trần Hưng Đạo, Quảng Nam’. Vận dụng kiến thức và kỹ năng của bản thân để thử sức mình với đề thi nhé! Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm lớp 11 năm 2024-2025 - Trường THPT Trần Hưng Đạo, Quảng Nam
- SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA CUỐI KỲ 1 TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO NĂM HỌC 2024 - 2025 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn thi: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM VÀ (Đề có 3 trang) HƯỚNG NGHIỆP 11 Thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian phát đề Họ tên thí sinh: ……………………………………Số báo danh: …………….. Mã đề thi 202 PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (6,0 điểm) Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Tại sao phải sống có trách nhiệm? A. Làm cho bản thân có được sự tin tưởng của mọi người. B. Làm cho bản thân sống có ích hơn. C. Làm cho bản thân thấy mình trưởng thành hơn. D. Làm cho bản thân học giỏi hơn. Câu 2. Dấu hiệu của người sống có trách nhiệm là gì? A. Biết đặt ra giới hạn cho bản thân. B. Biết quản lí chi tiêu. C. Biết đặt ra mục tiêu cho hoạt động của bản thân. D. Biết quản lí cảm xúc. Câu 3. Ý kiến nào sau đây không đúng khi nói về cách hóa giải mâu thuẫn, xung đột trong gia đình? A. Đặt mình vào vị trí người thân để hiểu cảm xúc của họ. B. Nói chuyện riêng với từng người để hiểu suy nghĩ của họ. C. Xác định nguyên nhân gây ra mâu thuẫn. D. Né tránh nhìn nhận sự việc. Câu 4. Theo em, kỷ luật là gì? A. Thói quen của một cá thể sau quy trình rèn luyện phấn đấu, tuân theo những nguyên tắc, khuôn khổ hoạt động. B. Bản chất của một cá thể sau quy trình rèn luyện phấn đấu, tuân theo những nguyên tắc, khuôn khổ hoạt động. C. Đặc tính của một cá thể sau quy trình rèn luyện phấn đấu, tuân theo những nguyên tắc, khuôn khổ hoạt động. D. Tính cách của một cá thể sau quy trình rèn luyện phấn đấu, tuân theo những nguyên tắc, khuôn khổ hoạt động. Câu 5. Dấu hiệu của người sống có kỷ luật là gì? A. Bộc lộ tính vị kỉ của bản thân, luôn đề cao cái tôi trước tập thể. B. Đề cao khả năng của mình và nhận trách nhiệm lớn lao, cao cả về mình. C. Bộc lộ tính chủ quan, quyết định theo lý trí cá nhân để phục vụ cho lợi ích của bản thân. D. Có năng lực làm chủ mọi hành vi nhận thức của mình theo khuôn khổ, mà không chịu chi phối từ bất kể một cá thể nào bên ngoài. Câu 6. Ý kiến nào sau đây không đúng khi nói về cách thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân hợp lí? A. Ghi chép các khoản thu chi. B. Tuân thủ các mức chi tiêu đã đề ra. C. Mua sắm các vật dụng bản thân yêu thích. D. Điều chỉnh khoản chi tiêu không cần thiết. Câu 7. Đâu không phải là biểu hiện của người tự giác tham gia vào lao động trong gia đình?
- A. Chủ động giúp đỡ người thân trong trường hợp cần thiết. B. Tự giác hoàn thành công việc của bản thân. C. Lập danh sách và thực hiện các công việc cần làm. D. Nhờ người thân hoàn thành phần công việc được giao. Câu 8. Đâu không phải là biểu hiện của người có tính kỉ luật trong tập thể? A. Nghiêm túc thực hiện các quy định đã đưa ra. B. Tự tạo thói quen trong việc tuân thủ kỉ luật chung. C. Không muốn tham gia các hoạt động có tính tập thể. D. Tích cực cải thiện bản thân để tránh vi phạm vào quy định. Câu 9. Ý nào sau đây không thể hiện kế hoạch chi tiêu phù hợp, tiết kiệm tài chính? A. Thực hiện việc mua dự trữ các nhu yếu phẩm. B. Cân đối giữa các khoản chi không vượt quá khoản thu của gia đình. C. Lập danh sách các nhu yếu phẩm cần mua. D. Xác định những khoản có thể phát sinh trong sinh hoạt. Câu 10. Ý nào sau đây không thể hiện sự trách nhiệm trong chi tiêu của bản thân? A. Lên kế hoạch chi tiêu hợp lí, chi tiết, lập danh sách các sản phẩm cần mua trước khi mua sắm. B. Mua sắm theo các chương trình khuyến mãi, giảm giá theo sở thích của bản thân. C. Tạo thói quen theo dõi thu chi cá nhân, quản lí chi tiêu không vượt quá mức sống. D. Không để bị cuốn theo các chương trình khuyến mãi, tiếp thị, quảng cáo mà cần đánh giá đúng nhu cầu với sản phẩm. Câu 11. Duy được các bạn trong lớp rủ tham gia văn nghệ lớp nhưng mẹ Duy đang bị ốm, bố Duy đi làm xa. Duy đã không tham gia cùng các bạn và về nhà chăm sóc mẹ. Nhận định nào sau đây là đúng nhất? A. Duy không thể hiện sự quan tâm tới mẹ. B. Duy làm mất tình cảm bạn bè. C. Duy là người con có trách nhiệm. D. Duy đã không hiểu sự quan tâm của bạn. Câu 12. Duy có một số tiền tiết kiệm nhỏ để đóng góp vào quỹ từ thiện của lớp. Trên đường đi đến trường, Duy có thấy một cửa hàng đồ dùng học tập và ghé vào và thấy một chiếc bút rất đẹp. Tuy nhiên nếu Duy mua bút thì sẽ tiêu vào số tiền đem đi quyên góp. Nếu là Duy em sẽ làm gì? A. Em sẽ mua chiếc bút và đóng góp số tiền ít đi. B. Em sẽ không mua bút và để số tiền đó đóng góp từ thiện. C. Em sẽ mua chiếc bút đó vì em rất thích. D. Em sẽ để dành số tiền quyên góp và mua chiếc bút khác rẻ hơn. . Câu 13. Đâu là cách để hóa giải mâu thuẫn của bản thân với người thân? A. Chủ động nói chuyện với người thân để hóa giải mâu thuẫn, xung đột. B. Rút kinh nghiệm từ những người thân có mâu thuẫn. C. Đưa ra những lập luận để thuyết phục người thân đồng tình với quan điểm của mình. D. Nhờ người thân khác đứng ra để hòa giải mâu thuẫn. Câu 14. Theo em, đâu là hành động thể hiện sự quan tâm, chăm sóc đối với đời sống tinh thần của người thân? A. Nói chuyện riêng để tìm ra hướng giải quyết chung cho vấn đề. B. Nấu những món ăn ngon để người thân bồi bổ. C. Chủ động đưa người thân đi khám sức khỏe định kì. D. Chăm sóc người thân khi người thân không được khỏe. Câu 15. Đâu không phải cách thực hiện mục tiêu tiết kiệm tài chính? A. Liệt kê các khoản thu trong năm. B. Lập danh sách các khoản chi. C. Dự kiến khoản tiền tiết kiệm. D. Chi tiêu theo nhu cầu. Câu 16. Đâu là cách ứng xử phù hợp trong các tình huống giao tiếp?
- A. Đưa ra câu trả lời đáp lại câu hỏi của đối phương ngay lập tức. B. Thành thật với cảm xúc của bản thân trong khi giao tiếp. C. Trực tiếp bộc lộ suy nghĩ và cảm xúc bản thân đã trải qua. D. Thiện chí và tuân thủ các chuẩn mực trong ứng xử. Câu 17. Đâu là biểu hiện khi bản thân có cảm xúc tiêu cực? A. Mệt mỏi, buồn ngủ. B. Rạng rỡ, tươi cười. C. Thiếu sức sống, đỏ mặt. D. Tim đập nhanh, mất ngủ, mệt mỏi. Câu 18. Đâu không phải là biện pháp tuân thủ kỉ luật, quy định của nhóm, lớp, tập thể trường, cộng đồng? A. Xây dựng niềm tin rằng tuân thủ kỉ luật là điều tốt. B. Xác định được nguyên nhân chủ quan và khách quan cản trở việc tuân thủ kỉ luật. C. Thay đổi thói quen để tuân thủ những quy định cho là hợp lí. D. Nâng cao tính trách nhiệm và lòng tự trọng của bản thân. Câu 19. Ý kiến nào sau đây không phải cách tổ chức sắp xếp hợp lí công việc gia đình và tự giác thực hiện có trách nhiệm? A. Liệt kê những công việc được gia và hoàn thiện. B. Xếp thứ tự ưu tiên các công việc và phân chia thời gian thực hiện một cách khoa học. C. Xác định các điều kiện, phương tiện để thực hiện các công việc đó có kết quả. D. Để mọi người tự thực hiện công việc mình mong muốn. Câu 20. Ý kiến nào sau đây không phải là hành động thể hiện sự cố gắng và kiên trì hoàn thiện về đạo đức, lối sống? A. Lập kế hoạch rèn luyện và thực hiện các biện pháp khắc phục thói quen không phù hợp. B. Cam kết với gia đình rèn luyện và khắc phục thói quen chưa tích cực. C. Thay đổi những thói quen linh hoạt theo những góp ý của mọi người. D. Luôn có ý thức rèn luyện và thể hiện các phẩm chất tốt trong các tình huống trong cuộc sống. Câu 21. Ý nào sau đây không đúng khi nói về khoản chi nhu cầu thiết yếu? A. Có thể chiếm toàn bộ tổng thu. B. Bao gồm cả tiền đám hiếu, hỉ. C. Chi phí dịch vụ điện, nước, xăng xe... D. Không vượt quá 80% tổng thu. Câu 22. Ý kiến nào sau đây không phải việc làm thể hiện sự cố gắng và kiên trì hoàn thiện sức khỏe? A. Ăn sáng đầy đủ dưỡng chất. B. Thức khuya để tập trung làm việc. C. Tập thể dục, thể thao. D. Giữ gìn vệ sinh cá nhân. Câu 23. Các khoản thu trong năm được tính như thế nào? A. Tiền lương và các nguồn thu khác. B. Tiền lương và khoản thu từ đầu tư. C. Tiền lương và khoản tiền từ kinh doanh D. Tiền lương và khoản tiết kiệm. Câu 24. Hân và Hiếu là bạn thân. Trong giờ kiểm tra Hân không làm được bài và ngỏ ý muốn Hiếu cho mình xem bài. Nếu em là Hiếu, em sẽ làm gì? A. Nói với bạn rằng mình cũng chưa làm được phần đó. B. Khéo léo nói với bạn nên nghiêm túc, tuân thủ theo quy định trong giờ kiểm tra. C. Nhờ tới một bạn khác cho Hân xem bài. D. Cho bạn xem bài vì để không làm mất lòng bạn. PHẦN II: Câu hỏi tự luận (4,0 điểm)
- Câu 1 (3,0 điểm). Xử lí tình huống và thực hành thể hiện trách nhiệm của bản thân trong các tình huống sau đây: - Tình huống 1: Một tuần vừa qua, An phải nghỉ học vì bị ốm nhập viện. Khi quay trở lại lớp, An thấy bản thân không bắt nhịp được với lớp, không theo kịp tiến độ học của các bạn, kết quả học tập không được như trước. - Tình huống 2: Hằng và Tâm là đôi bạn thân thường xuyên cùng nhau đạp xe đi học. Một hôm Hằng không may bị ngã gãy chân không thể tự đạp xe đi học được nữa. - Tình huống 3: Vân được phân công trực nhật, lau bảng hôm nay nhưng sáng hôm đó bạn bị ốm nên không thể đến lớp được. Câu 2 (1,0 điểm). Nêu cách hòa giải khi bản thân có mâu thuẫn, xung đột trong gia đình. ---HẾT---

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Phương Trung
3 p |
671 |
81
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017 có đáp án - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc
4 p |
277 |
28
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
3 p |
494 |
23
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p |
392 |
22
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Tân Viên
4 p |
557 |
20
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Ninh Phước
3 p |
351 |
18
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Trung Kiên
4 p |
386 |
16
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
4 p |
464 |
12
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường
3 p |
251 |
12
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Lê Hồng Phong
4 p |
378 |
10
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh
3 p |
312 |
10
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p |
469 |
8
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Yên Phương
3 p |
239 |
8
-
Đề thi học kì 1 môn Sinh lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p |
317 |
7
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017 có đáp án - Đề số 1
2 p |
230 |
7
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Kim Bôi
2 p |
186 |
6
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017 có đáp án - Đề số 2
3 p |
157 |
6
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 6 năm 2017 có đáp án
2 p |
141 |
1


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
