
Đề thi học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm lớp 12 năm 2024-2025 - Trường THPT Trần Hưng Đạo, Quảng Nam
lượt xem 0
download

Mời các bạn tham khảo “Đề thi học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm lớp 12 năm 2024-2025 - Trường THPT Trần Hưng Đạo, Quảng Nam” sau đây để hệ thống lại kiến thức đã học và biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chủ yếu được đề cập trong đề thi để từ đó có thể đề ra kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm lớp 12 năm 2024-2025 - Trường THPT Trần Hưng Đạo, Quảng Nam
- SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA CUỐI KỲ 1 TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO NĂM HỌC 2024 - 2025 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn thi: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP LỚP 12 Thời gian làm bài: 60 phút (Không kể thời gian phát đề) (Đề thi có 04 đề thi: 002 Mã trang) Họ và tên: ………………………………… Số báo danh: ………………… PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (8.0 ĐIỂM) Câu 1: Một trong những cách nuôi dưỡng, giữ gìn và mở rộng mối quan hệ với thầy cô là A. đi du lịch nhiều. B. chủ động kể về cuộc sống hằng ngày. C. thể hiện sự kính trọng thầy cô. D. tham gia hoạt động tình nguyện vùng sâu, vùng xa. Câu 2: Cách nuôi dưỡng, giữ gìn và mở rộng mối quan hệ với bạn bè là A. thái độ không hợp tác. B. chủ động làm quen. C. ít liên lạc. D. hoàn thành nhiệm vụ thầy cô giao. Câu 3: Người tư duy độc lập có biểu hiện nào dưới đây? A. Luôn có tính tư duy khác người và sáng tạo độc lạ không giống ai. B. Biết tự đánh giá, tự kiểm chứng thông tin trước khi đưa ra ý kiến. C. Luôn nghe theo ý kiến số đông và có cái nhìn một chiều. D. Bị ảnh hưởng bởi ý kiến và cách nhìn của mọi người. Câu 4: Biểu hiện nào dưới đây thể hiện tinh thần trách nhiệm của người học sinh? A. Luôn được bạn bè quý mến. B. Thiếu kiên trì trong học tập và rèn luyện. C. Hài lòng về kết quả học tập của mình nên không cần cố gắng. D. Luôn nổ lực, cố gắng thực hiện các nhiệm vụ của mình. Câu 5: Nội dung nào không phải là cách hợp tác hiệu quả trong hoạt động chung? A. Biết lắng nghe người khác. B. Tham gia đóng góp ý tưởng hoạt động. C. Bảo thủ theo ý kiến của riêng mình. D. Tôn trọng các quyết định chung của nhóm. Câu 6: Làm thế nào để phát triển được mối quan hệ hoà đồng với thầy cô và các bạn? A. Kì thị sự khác biệt. B. Giữ khoảng cách với thầy cô. C. Luôn tôn trọng, lắng nghe để thấu hiểu ý kiến của thầy cô và các bạn. D. Không nên giao tiếp với nhiều bạn vì khó chọn được bạn tốt để chơi. Câu 7: Tình huống nào sau đây thể hiện cách ứng xử không đúng mực của học sinh đối với thầy cô giáo? A. Thầy giáo vào đến cửa lớp thì bị rơi sách và tập bài kiểm tra của học sinh, A và B chạy đến nhặt giúp thầy. B. Giờ ra chơi, cô giáo ngồi bên bàn giáo viên với vẻ mệt mỏi. Học sinh mang cốc nước mời cô uống và hỏi: “Cô có sao không ạ”. C. Thầy giáo đi qua sân trường, một nhóm học sinh nhìn thấy thầy nhưng bảo nhau không cần chào vì nghĩ thầy không nhìn thấy mình. D. Bạn D cùng cả lớp đứng lên cảm ơn thầy giáo vì đã dìu dắt các bạn nên người trong suốt thời gian qua. Trang 1/4 Mã đề 002
- Câu 8: Việc hoàn thành bài tập, nhiệm vụ được giao góp phần thể hiện A. sự tôn trọng, vâng lời thầy cô giáo. B. truyền thống tôn sư trọng đạo. C. sự nhiệt huyết đối với tập thể lớp và hưởng ứng sôi nổi với phong trào của các thầy cô giáo. D. sự tôn trọng, vâng lời thầy cô giáo và giúp việc học tập của chính mình trở nên tốt hơn. Câu 9: Nội dung nào dưới đây không phải biểu hiện trưởng thành về xã hội của cá nhân? A. Nhận biết về quyền, và trách nhiệm của công dân. B. Không có khả năng tổ chức cuộc sống cá nhân, công việc và quản lí bản thân. C. Chủ động thiết lập và duy trì các mối quan hệ xã hội. D. Thực hiện việc làm thể hiện quyền và trách nhiệm của bản thân trong gia đình. Câu 10: Trước đây gia đình A sống rất vui vẻ, hạnh phúc, nhưng vài năm gần đây, bố mẹ A thường xuyên mâu thuẫn, cãi vã nhau. A cảm thấy rất lo lắng và bất an. Rồi bố mẹ quyết định li hôn, A sống với mẹ còn em trai A sống với bố. Nếu là A, em sẽ làm gì để thích ứng với hoàn cảnh mới? A. Chìm đắm trong đau buồn và không biết nên làm gì. B. Suy nghĩ rằng bố mẹ có lối sống ích kỉ không nghĩ cho mình. C. Suy nghĩ tích cực rằng sau li hôn, bố mẹ có thể có cuộc sống phù hợp hơn và đối với mình thì bố mẹ vẫn là bố mẹ, vẫn yêu thương mình. D. Mặc kệ không quan tâm những chuyện xảy ra trong gia đình vì mình vẫn sống như cuộc sống bình thường, chỉ là bây giờ không có bố và em. Câu 11: Nội dung nào không phải là biểu hiện trưởng thành của cá nhân? A. Tăng chiều cao. B. Nhận biết quyền và trách nhiệm công dân. C. Có khả năng tư duy độc lập. D. Thay đổi kiểu tóc và màu tóc. Câu 12: Nội dung nào dưới đây là biểu hiện của người có khả năng thích ứng sự với sự thay đổi? A. Hoảng loạn khi thấy sự thay đổi. B. Không dự đoán được tình huống có thể xảy ra. C. Chỉ lựa chọn những điều an toàn nhất thực hiện để không xảy ra nguy cơ và luôn có lợi. D. Nhận biết được những đặc điểm mới, khác biệt so với trước kia qua quan sát và giao tiếp. Câu 13: Biểu hiện nào sau đây không phải thể hiện sự trung thực? A. Luôn tôn trọng sự thật và lẽ phải. B. Khách quan trong đánh giá người khác. C. Thống nhất lời nói và hành động. D. Viện cớ, bao biện né tránh lỗi lầm. Câu 14: Nội dung nào dưới đây là hành động thể hiện tuân thủ nội quy của cộng đồng? A. Tham gia văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam. B. Xếp hàng đúng theo thứ tự khi thanh toán tại siêu thị. C. Trung thực trong học tập và rèn luyện bản thân. D. Mặc đúng trang phục theo quy định của nhà trường. Câu 15: Vì sao cần tổ chức, sắp xếp hợp lí công việc trong gia đình? A. Tạo nên sự hỗ trợ, chia sẻ giữa các thành viên. B. Cuộc sống có khuôn khổ cần tuân theo. C. Các thành viên phải tuân thủ theo quy định của người chủ gia đình. D. Phân chia không công bằng công việc đối với tất cả các thành viên trong gia đình. Trang 2/4 Mã đề 002
- Câu 16: Em đã thực hiện hành vi giao tiếp, ứng xử tích cực nào sau đây? A. Cắt ngang khi người khác đang nói chuyện. B. Sử dụng ngôn ngữ không chuẩn mực. C. Lăng mạ, xúc phạm người vô gia cư. D. Lịch sự, tế nhị trong giao tiếp, ứng xử. Câu 17: Một trong những cách để tạo bầu không khí vui vẻ trong gia đình? A. Thể hiện sự cau có, bực tức với người thân. B. Con cái cãi nhau với bố mẹ. C. Thể hiện sự yêu thương, gắn bó, chia sẻ với người thân. D. Anh em trong gia đình gây gổ với nhau. Câu18: Em hãy cho biết bước đầu tiên để giải quyết sự bất đồng trong gia đình? A. Tìm hiểu nguyên nhân sự bất đồng. B. Mặc kệ, không quan tâm. C. Cùng nhau giải quyết sự bất đồng. D. Đề xuất cách giải quyết. Câu 19: Nội dung nào không phải là cách tạo bầu không khí vui vẻ trong gia đình? A. Tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình. B. Cùng tham gia giải quyết những vấn đề nảy sinh trong gia đình. C. Nói những lời khó nghe làm bầu không khí trong gia đình căng thẳng. D. Tổ chức, sắp xếp các công việc trong gia đình một cách khoa học. Câu 20: Câu ca dao, tục ngữ nào dưới đây nói về công ơn cha mẹ? A. Chị ngã em nâng. B. Chia ngọt sẻ bùi. C. Muốn no thì phải chăm làm D. Công cha như núi Thái Sơn Một hạt thóc vàng chín giọt mồ hôi. Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Câu 21: Nội dung nào dưới đây không phải biểu hiện trưởng thành về tâm lí của cá nhân? A. Có ý chí và kiên định với mục tiêu đề ra. B. Có đam mê riêng của cá nhân và quyết tâm theo đuổi đam mê. C. Chiều cao, cân nặng, giọng nói đều có sự thay đổi khác biệt. D. Có khả năng linh hoạt thích ứng với sự thay đổi của cuộc sống. Câu 22: Ý nào sau đây không phải là biểu hiện của sự đam mê? A. Biết lắng nghe, đánh giá, phân tích các ý kiến của người khác. B. Hào hứng trao đổi, bàn luận về vấn đề quan tâm. C. Có niềm vui, sự phấn khích, hào hứng và thường xuyên nói về điều yêu thích. D. Luôn cố gắng, quyết tâm vượt qua những khó khăn, rào cản để thực hiện. Câu 23: Em tán thành với ý kiến nào dưới đây? A. Trẻ em không cần phải tự hoàn thiện bản thân. B. Tự hoàn thiện bản thân là việc làm không cần thiết. C. Chỉ có người nào yếu kém mới cần phải tự hoàn thiện bản thân. D. Tự hoàn thiện bản thân là yêu cầu cần thiết đối với mỗi người. Câu 24: Câu tục ngữ nào dưới đây giúp cho việc tự nhận thức, tự hoàn thiện của bản thân? A. Tức nước vỡ bờ. B. Ăn cây táo, rào cây sung. C. Nhìn mặt bắt hình dong. D. Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo. Trang 3/4 Mã đề 002
- PHẦN II: TỰ LUẬN (2.0 ĐIỂM) Câu 1 (0.5 điểm): Tình huống: “Năm nay anh Hoàng học lớp 12, bài tập nhiều nên bố mẹ phân công cho anh làm ít việc nhà hơn L. L rất ấm ức vì cho rằng bố mẹ thiên vị anh”. Theo em, L cần làm gì? Câu 2 (0.5 điểm): Trong các giờ học, N sợ nhất là giờ Toán vì không hiểu bài và nhiều khi không thể tự giải được các bài tập. Kết quả học tập môn Toán của N chỉ đạt ở mức trung bình kém. N luôn mất tự tin và thiếu hoà đồng với giáo viên dạy Toán và các bạn. Nếu là bạn của N, em sẽ làm gì? Câu 3 (0.5 điểm): Năm nay sẽ là năm có nhiều biến động đối với H và các bạn của H. Sau khi tốt nghiệp phổ thông, bạn thì đi học, bạn thì đi làm. H sẽ thi vào một trường đại học ở thành phố nhưng hiện tại, H chưa hình dung hết được những gì sẽ diễn ra trong tương lai, H biết rõ ràng đây là dấu mốc lớn gắn với sự thay đổi trong cuộc đời mình. Nếu là H, em sẽ làm gì? Câu 4 (0.5 điểm): T vô tình nghe được một số bạn trong lớp góp ý về cách nói chuyện của em. Nếu em là T, em sẽ làm gì? ----------- HẾT ----------- Trang 4/4 Mã đề 002

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Phương Trung
3 p |
671 |
81
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017 có đáp án - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc
4 p |
277 |
28
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
3 p |
494 |
23
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p |
392 |
22
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Tân Viên
4 p |
557 |
20
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Ninh Phước
3 p |
351 |
18
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Trung Kiên
4 p |
386 |
16
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
4 p |
464 |
12
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường
3 p |
251 |
12
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Lê Hồng Phong
4 p |
378 |
10
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh
3 p |
312 |
10
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p |
469 |
8
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Yên Phương
3 p |
239 |
8
-
Đề thi học kì 1 môn Sinh lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p |
317 |
7
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017 có đáp án - Đề số 1
2 p |
230 |
7
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Kim Bôi
2 p |
186 |
6
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017 có đáp án - Đề số 2
3 p |
157 |
6
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 6 năm 2017 có đáp án
2 p |
141 |
1


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
