intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm lớp 7 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Quang Trung, Núi Thành

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo “Đề thi học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm lớp 7 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Quang Trung, Núi Thành”. Hi vọng tài liệu sẽ là nguồn kiến thức bổ ích giúp các em củng cố lại kiến thức trước khi bước vào kì thi sắp tới. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm lớp 7 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Quang Trung, Núi Thành

  1. UBND HUYỆN NÚI THÀNH ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2024-2025 TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM LỚP 6 Thời gian làm bài: 60 phút (Không tính thời gian giao đề) MÃ ĐỀ A (Học sinh làm bài vào đề kiểm tra này) I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất. (4 điểm) Câu 1: Em đã phát triển mối quan hệ hòa đồng với thầy cô và các bạn bằng cách nào? A. Cùng học, cùng tham gia các hoạt động với các bạn. Cởi mở tâm sự, chia sẻ với thầy cô về những khó khăn của bản thân. B. Giữ khoảng cách nhất định và không làm phiền thầy cô. C. Không chia sẻ với bạn bè. D. Chỉ chia sẻ, nói chuyện với những bạn chơi thân trong lớp. Câu 2: Em đã làm thế nào để xác định được điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân? A. Điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân là những điểm có sẵn ở mỗi người nên em không cần làm gì cũng xác định được. B. Luôn cho mình là đúng. C. Tích cực tham gia các hoạt động để bộc lộ điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân. Lắng nghe nhận xét, đánh giá của các bạn và những người xung quanh. D. Luôn cho mình là giỏi. Câu 3: Khi xuất hiện cảm xúc tiêu cực, em giải tỏa cảm xúc đó bằng cách nào? A. Để cảm xúc tiêu cực bộc lộ một cách tự nhiên, không cần giải tỏa. B. Giữ kín cảm xúc trong lòng. C. Quát hoặc nói thật to với người đối diện cho hả giận. D. Tâm sự, chia sẻ với bạn bè, người thân. Hít thở sâu hoặc đi dạo. Câu 4: Khi gặp khó khăn trong học tập hoặc trong cuộc sống, em đã làm gì? A. Xác định nguyên nhân và tìm cách khắc phục. Tìm sự hỗ trợ từ thầy cô, bạn bè hoặc người thân để vượt qua khó khăn. B. Cân nhắc xem có nên tiếp tục làm không vì sợ mất thời gian. C. Tìm việc khác dễ hơn để làm (dễ làm, khó bỏ). D. Bỏ qua khó khăn đó. tìm việc khác dễ hơn để làm (dễ làm, khó bỏ). Câu 5: Khi chứng kiến hành động bạo lực, em cần làm gì? A. Gọi ngay đến số 111, người có trách nhiệm (thầy cô, cảnh sát, bảo vệ...) B. Lặng im. C. Quay video clip D. Quay video clip để tố cáo hành động đó trên mạng. Câu 6: Để rèn luyện thói quen ngăn nắp, sạch sẽ em cần làm gì? A. Để đồ dùng cá nhân, sách vở ở những chỗ tiện sử dụng. B. Khi nào thích thì em sắp xếp, lau dọn nhà cửa C. Thường xuyên sắp xếp sách vở, đồ dùng cá nhân ngăn nắp, gọn gàng, đúng chỗ quy định. D. Tiện đâu để đồ dùng ở đó. Câu 7: Em đã kiểm soát việc chi tiêu và tiết kiệm tiền như thế nào? A. Em chưa biết cách kiểm soát chi tiêu và tiết kiệm tiền. B. Không tiêu tiền vào những việc không cần thiết, lập và thực hiện kế hoạch chi tiêu cá nhân. C. Có tiền đến đâu thì tiêu đến đó. D. Gặp thứ mình thích, nếu có tiền là em mua luôn, không cần cân nhắc. Câu 8: Bạn Anh là một học sinh mới chuyển trường đến lớp 7B nên còn rất rụt rè và nhút nhát. Vậy nếu em là bạn của Anh em sẽ giúp bạn như thế nào để bạn tự tin hơn? A. Chê bai bạn, kể xấu bạn. B. Lôi kéo bạn khác cùng trêu bạn. C. Tâm sự, gần gũi và rủ bạn tham gia vào các hoạt động chung cùng với mình. D. Mặc kệ bạn, ai có thân người ấy lo.
  2. II. PHẦN TỰ LUẬN: (6,0 điểm) Câu 9: (3.0 điểm): Nêu những việc em đã làm để góp phần phát huy truyền thống nhà trường. Câu 10: (2.0 điểm): Em đã làm thế nào để rèn luyện thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ? Nêu cảm nhận của em khi rèn luyện được những thói quen tích cực đó. Câu 11: (1.0 điểm): Tình huống: Tiết học Toán đã kết thúc mà Hưng vẫn cảm thấy chưa thấy rõ về nội dung đã học. Nếu là Hưng, em sẽ làm gì để hiểu rõ bài hơn? TRẢ LỜI PHẦN TỰ LUẬN ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………….……………………………
  3. UBND HUYỆN NÚI THÀNH ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2024-2025 TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM LỚP 6 Thời gian làm bài: 60 phút (Không tính thời gian giao đề) MÃ ĐỀ B (Học sinh làm bài vào đề kiểm tra này) I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất. (4 điểm) Câu 1: Em đã phát triển mối quan hệ hòa đồng với thầy cô và các bạn bằng cách nào? A. Không chia sẻ với bạn bè. B. Chỉ chia sẻ, nói chuyện với những bạn chơi thân trong lớp. C. Cùng học, cùng tham gia các hoạt động với các bạn. Cởi mở tâm sự, chia sẻ với thầy cô về những khó khăn của bản thân. D. Giữ khoảng cách nhất định và không làm phiền thầy cô. Câu 2: Em đã làm thế nào để xác định được điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân? A. Tích cực tham gia các hoạt động để bộc lộ điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân. Lắng nghe nhận xét, đánh giá của các bạn và những người xung quanh. B. Luôn cho mình là giỏi. C. Điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân là những điểm có sẵn ở mỗi người nên em không cần làm gì cũng xác định được. D. Luôn cho mình là đúng. Câu 3: Khi xuất hiện cảm xúc tiêu cực, em giải tỏa cảm xúc đó bằng cách nào? A. Quát hoặc nói thật to với người đối diện cho hả giận. B. Tâm sự, chia sẻ với bạn bè, người thân. Hít thở sâu hoặc đi dạo. C. Để cảm xúc tiêu cực bộc lộ một cách tự nhiên, không cần giải tỏa. D. Giữ kín cảm xúc trong lòng. Câu 4: Khi gặp khó khăn trong học tập hoặc trong cuộc sống, em đã làm gì? A. Cân nhắc xem có nên tiếp tục làm không vì sợ mất thời gian. B. Tìm việc khác dễ hơn để làm (dễ làm, khó bỏ). C. Bỏ qua khó khăn đó. tìm việc khác dễ hơn để làm (dễ làm, khó bỏ). D. Xác định nguyên nhân và tìm cách khắc phục. Tìm sự hỗ trợ từ thầy cô, bạn bè hoặc người thân để vượt qua khó khăn. Câu 5: Khi chứng kiến hành động bạo lực, em cần làm gì? A. Lặng im. B. Quay video clip C. Quay video clip để tố cáo hành động đó trên mạng. D. Gọi ngay đến số 111, người có trách nhiệm (thầy cô, cảnh sát, bảo vệ...) Câu 6: Để rèn luyện thói quen ngăn nắp, sạch sẽ em cần làm gì? A. Tiện đâu để đồ dùng ở đó. B. Để đồ dùng cá nhân, sách vở ở những chỗ tiện sử dụng. C. Khi nào thích thì em sắp xếp, lau dọn nhà cửa. D. Thường xuyên sắp xếp sách vở, đồ dùng cá nhân ngăn nắp, gọn gàng, đúng chỗ quy định. Câu 7: Em đã kiểm soát việc chi tiêu và tiết kiệm tiền như thế nào? A. Có tiền đến đâu thì tiêu đến đó. B. Em chưa biết cách kiểm soát chi tiêu và tiết kiệm tiền. C. Gặp thứ mình thích, nếu có tiền là em mua luôn, không cần cân nhắc. D. Không tiêu tiền vào những việc không cần thiết, lập và thực hiện kế hoạch chi tiêu cá nhân. Câu 8: Bạn Anh là một học sinh mới chuyển trường đến lớp 7B nên còn rất rụt rè và nhút nhát. Vậy nếu em là bạn của Anh em sẽ giúp bạn như thế nào để bạn tự tin hơn? A. Tâm sự, gần gũi và rủ bạn tham gia vào các hoạt động chung cùng với mình. B. Mặc kệ bạn, ai có thân người ấy lo. C. Chê bai bạn, kể xấu bạn. D. Lôi kéo bạn khác cùng trêu bạn.
  4. II. PHẦN TỰ LUẬN: (6,0 điểm) Câu 9: (3.0 điểm): Nêu những việc em đã làm để góp phần phát huy truyền thống nhà trường. Câu 10: (2.0 điểm): Em đã làm thế nào để rèn luyện thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ? Nêu cảm nhận của em khi rèn luyện được những thói quen tích cực đó. Câu 11: (1.0 điểm): Tình huống: Tiết học Anh Văn đã kết thúc mà Sơn vẫn cảm thấy chưa thấy rõ về nội dung đã học. Nếu là Hưng, em sẽ làm gì để hiểu rõ bài hơn?
  5. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 7 I – PHẦN TRẮC NGHIỆM ĐỀ A CÂU 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án A C D A A C B C ĐỀ B CÂU 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án C A B D D D D A II – PHẦN TỰ LUẬN Câu 9: (3.0 điểm): Nêu những việc em đã làm để góp phần phát huy truyền thống nhà trường. - Cố gắng phấn đấu học tập, rèn luyện thật tốt - Phát huy những thế mạnh của trường. - Nhiệt tình tham gia các hoạt động, cuộc thi. - Tuyên truyền với mọi người về truyền thống trường em. Câu 10: (2.0 điểm): Em đã làm thế nào để rèn luyện thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ? Nêu cảm nhận của em khi rèn luyện được những thói quen tích cực đó. - Đầu tiên cần phải dọn dẹp đồ đạc gọn gàng, sắp xếp đồ dùng đúng vào vị trí. - Lên lịch dọn dẹp vào 1 ngày cố định trong tuần. - Khi thấy đồ đạc bừa bãi cần dọn dẹp lại ngay. - khi mà em rèn luyện được những thói quen tích cực thấy bản thân thoái mái và vui tươi hơn. Không cần phải để người khác nhắc nhở về những thói quen xấu của mình. Câu 11: (1.0 điểm): Tình huống: Tiết học Anh Văn đã kết thúc mà Sơn vẫn cảm thấy chưa thấy rõ về nội dung đã học. Nếu là Hưng, em sẽ làm gì để hiểu rõ bài hơn? Nếu em là Hưng trong tình huống đó thì em sẽ mạnh dạn giơ tay hỏi lại cô và nhờ cô giảng lại. Hoặc nếu không đủ thời gian thì ta có thể nhờ bạn giảng lại vào thời điểm nào đó. Làm như vậy thì ta sẽ tiếp thu được kiến thức một cách hiệu quả, không giấu dốt mà là ta đang tìm hiểu, học tập một cách chân chính và hiệu quả cao.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2