intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Mạc Đĩnh Chi, Long Điền

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:14

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để hệ thống lại kiến thức cũ, trang bị thêm kiến thức mới, rèn luyện kỹ năng giải đề nhanh và chính xác cũng như thêm tự tin hơn khi bước vào kì kiểm tra sắp đến, mời các bạn học sinh cùng tham khảo "Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Mạc Đĩnh Chi, Long Điền" làm tài liệu để ôn tập. Chúc các bạn làm bài kiểm tra tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Mạc Đĩnh Chi, Long Điền

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I. HUYỆN LONG ĐIỀN NĂM HỌC 2021 – 2022 TRƯỜNG THCS MẠC ĐĨNH CHI MÔN: KHTN – LỚP 6 Thời gian làm bài: 45 phút Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất: Chủ đề vật lí Câu 1: Khi đo nhiều lần thời gian chuyển động của một viên bi trên mặt phẳng nghiêng mà thu được nhiều giá trị khác nhau, thì giá trị nào sau đây được lấy làm kết quả của phép đo? A. Giá trị của lần đo cuối cùng. B. Giá trị trung bình của giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất. C. Giá trị trung bình của tất cả các giá trị đo được. D. Giá trị được lặp lại nhiều lần nhất, Câu 2: Cho các bước như sau; (1) Thực hiện phép đo nhiệt độ. (2) Ước lượng nhiệt độ của vật. (3) Hiệu chỉnh nhiệt kế. (4) Lựa chọn nhiệt kế phù hợp. (5) Đọc và ghi kết quả đo. Các bước đúng khi thực hiện đo nhiệt độ của một vật là: A. (2), (4), (3), (1), 6). B. (1), (4), (2), (3), 6). C. (1), 2), (3), (4), 6). D. (3), (2), (4),(1), (5). Câu 3: Trước một chiếc cầu có một biển báo giao thông ghi 10T (hình vẽ), con số 10T này có ý nghĩa gì? A. Xe có trên 10 người ngồi thì không được đi qua cầu. B. Khối lượng toàn bộ (của cả xe và hàng) trên 10 tấn thì không được đi qua cầu. C. Khối lượng của xe trên 100 tấn thì không được đi qua cầu. D. Xe có khối lượng trên 10 tạ thì không được đi qua cầu. Câu 4: Một thùng hoa quả có trọng lượng 50 N thì thùng hoa quả đó có khối lượng bao nhiêu kg? A. 5 kg. B. 0,5 kg. C. 50 kg. D. 500 kg. Câu 5: Khi có một lực tác dụng lên quả bóng đang chuyển động trên sân thì tốc độ của quả bóng sẽ: A. không thaỵ đổi. B. tăng dần
  2. C. giảm dần. D. tăng dần hoặc giảm dần. Chủ đề hoá học Câu 6: Quá trình nào sau đây thể hiện tính chất hoá học? A. Hoà tan đường vào nước. B. Cô cạn nước đường thành đường. C. Đun nóng đường tới lúc xuất hiện chất màu đen. D. Đun nóng đường ở thể rắn để chuyến sang đường ở thể lỏng. Câu 7: Để phân biệt 2 chất khí là oxygen và carbon dioxide, em nên lựa chọn cách nào dưới đây? A. Quan sát màu sắc của 2 khí đó. B. Ngửi mùi của 2 khí đó. C. Oxygen duy trì sự sống và sự chảy. D. Dẫn từng khí vào cây nến đang cháy, khí nào làm nến cháy tiếp thì đó là Oxygen, khí làm tắt nến là carbon đioxide. Câu 8: Hoạt động nông nghiệp nào sau đây không làm ô nhiễm môi trường không khí? A. Đốt rơm rạ sau khi thu hoạch. B. Tưới nước cho cây trồng. C. Bón phân tươi cho cây trồng, D. Phun thuốc trừ sâu đế phòng sâu bọ phá hoại cây trồng. Câu 9: Mô hình 3R có nghĩa là gì? A. Sử dụng vật liệu có hiệu quả, an toàn, tiết kiệm. B. Sử dụng vật liệu với mục tiêu giảm thiếu, tái chế, tái sử dụng. C. Sử dụng các vật liệu Ít gây ô nhiễm mỗi trường. D. Sử dụng vật liệu chất lượng cao, mẫu mã đẹp, hình thức phù hợp. Câu 10: Gạo sẽ cung cấp chất dinh dưỡng nào nhiều nhất cho cơ thể? A. Carbohydrate (chất đường, bột). B. Protein (chất đạm). C. Lipid (chất béo). D. Vtamin. Chủ đề sinh học Câu 11: Tên khoa học của các loài là? A. cách gọi truyền thống của người dân bản địa theo vùng miền, quốc gia B. tên giống + tên loài + (Tên tác giả, năm công bố) C. cách gọi phổ biến của loài có trong danh mục tra cứu D. tên loài + tên giống + (Tên tác giả, năm công bố) Câu 12: Vì sao trùng roi có lục lạp và khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ nhưng lại không được xếp vào giới Thực vật? A. Vì chúng có kích thước nhỏ B. Vì chúng có khả năng di chuyển C. Vì chúng là cơ thể đơn bào D. Vì chúng có roi Câu 13: Cho hình ảnh sau:
  3. Miền Bắc nước ta gọi đây là cá quả, miền Nam gọi đây là cá lóc, một số địa phương khác gọi là cá chuối. Dựa vào đâu để khẳng định hai cách gọi này cùng gọi chung một loài? A. Tên khoa học B. Tên địa phương C. Tên dân gian D. Tên phổ thông Câu 14: Vi khuẩn lam có cơ thể đơn bào, nhân sơ, có diệp lục và khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ. Vi khuẩn lam thuộc giới nào? A. Khởi sinh B. Nguyên sinh C. Nấm D. Thực vật Câu 15: Cấu tạo tế bào nhân thực, cơ thể đa bào, có khả năng quang hợp là đặc điểm của sinh vật thuộc giới nào sau đây? A. Khởi sinh B. Nguyên sinh C. Nấm D. Thực vật Câu 16: Hãy lựa chọn và ghép các thông tin ở cột A sao cho phù hợp với các thông tin ở cột B Tên bệnh(A) Biểu hiện bệnh(B) 1. Bệnh cúm ở người do Virus cúm a. Khảm loang lỗ trên lá, nặng thì làm cho lá xoăn, cong queo, nhăn nhúm. 2. Bệnh sốt xuất huyết do virus Dengue b. Xù lông, mắt ướt kèm nhèm, cơ thể mệt mỏi, ủ rủ, chậm chạp. 3. Bệnh cúm ở gà do virus cúm gia cầm c. Sốt , đau đầu, đau họng, sổ mũi 4. Bệnh khảm ở cây cà chua do Virut khảm d. Đau đầu, sốt cao, đau sau đáy mắt, phát ban, chảy máu cam, nôn. A. 1a, 2b, 3c, 4d B. 1a, 2b, 3d, 4c C. 1c, 2d, 3b, 4a D. 1c, 2a, 3b, 4d Câu 17: Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về vai trò của vi khuẩn. A. Nhiều vi khuẩn có ích được sử dụng trong nông nghiệp và công nghiệp chế biến. B. Vi khuẩn được sử dụng trong sản xuất vaccine và thuốc kháng sinh. C. Mọi vi khuẩn đều có lợi cho tự nhiên và đời sống con người. D. Vi khuẩn giúp phân hủy các chất hữu cơ thành các chất vô cơ để cây sử dụng Câu 18: Biện pháp nào hữu hiệu nhất để phòng bệnh do virus là? A. Có chế độ dinh dưỡng tốt, bảo vệ môi trường sinh thái cân bằng và trong sạch. B. Chăm sóc sức khỏe, nâng cao thể trạng, tập thể dục, sinh hoạt điều độ. C. Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài. D. Sử dụng vaccine vào thời điểm phù hợp. Câu 19: Bệnh đậu mùa là do virus gây nên. A. Đúng B. sai Câu 20: Tại sao bác sĩ đề nghị mọi người nên tiêm vacxin ngừa cúm mỗi năm?
  4. A. Virus nhân lên nhanh chóng theo thời gian B. Virus cúm có nhiều chủng thay đổi theo các năm C. Vacxin được cơ thể hấp thụ sau một năm D. Vacxin càng ngày càng mạnh hơn theo thời gian -----------------------------HẾT-----------------------------
  5. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I HUYỆN LONG ĐIỀN NĂM HỌC 2021 – 2022 TRƯỜNG THCS MẠC ĐĨNH CHI MÔN: KHTN – LỚP 6 Thời gian làm bài: 45 phút Mỗi câu đúng đạt 0,5 điểm 20 câu x 0,5 = 10 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đ/A C A B A D C D B B A Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đ/A B C A A D C C D A B
  6. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I HUYỆN LONG ĐIỀN NĂM HỌC 2021 – 2022 TRƯỜNG THCS MẠC ĐĨNH CHI MÔN: KHTN – LỚP 6 Thời gian làm bài: 45 phút
  7. Cấp độ nhận Nội dung kiến thức thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng VD cao TNKQ TNKQ TNKQ TNKQ Chủ đề 1: Các Nhận ra được - Thực hiện phép đo các bước thực được cách đo hiện khi đo thời gian nhiệt độ. - Biết cách giải thích các kí hiệu trên các biển báo Số câu hỏi 1 2 3 Số điểm 0,5 1 1,5 Số điểm Tỉ lệ 5% 10% 15% % Chủ đề 9: Lực Thực hiện Vận dụng Các tác dụng được cách đổi được kiến thức của lực từ trọng lượng giải quyết vấn Lực hấp dẫn sang khối đề liên quan và trọng lượng đến thực tiễn lượng đời sống Số câu hỏi 1 1 2 Số điểm 0,5 0,5 1 Số điểm Tỉ lệ 5% 5% 10% % Chủ đề 2: Nhận ra được tính chất hóa Các thể của học của một chất chất Số câu hỏi 1 1 Số điểm 0,5 0,5 Số điểm Tỉ lệ 5% 5% % Chủ đề 3: Biết được sự ô Thực hiện Oxygen và nhiễm môi phân biệt không khí trường không được oxygen khí trong tự và không khí nhiên Số câu hỏi 1 1 2
  8. Số điểm 0,5 0,5 1 Số điểm Tỉ lệ 5% 5% 10% % Chủ đề 4: Nhận ra mô Biết được Một số vật hình 3R trong thành phần liệu, nhiên sử dụng vật trong một số liệu, nguyên liệu an toàn, lương thực, liệu, lương hiệu quả và thực phẩm thực, thực đảm bảo sự phẩm thông phát triển bền dụng. Tính vững chất và ứng dụng của chúng Số câu hỏi 1 1 2 Số điểm 0,5 0,5 1 Số điểm Tỉ lệ 5% 5% 10% % Chủ đề 7: Từ - Nhận dạng Ứng dụng tế bào đến cơ cấu tạo tế bào cách gọi tên thể nhân thực, cơ loài trong thực thể đa bào tế - Biết cách gọi tên loài - Biết phân loại dựa vào đặc điểm cơ thể Số câu hỏi 3 1 4 Số điểm 1,5 0,5 2 Số điểm Tỉ lệ 15% 5% 20% % Chủ đề 8: Đa - Biết được vai - Phân biệt dạng thế giới trò của vi được 1 số sống khuẩn bệnh do virus - Nhận dạng gây ra, biểu được bệnh do hiện. virus gây ra - Trình bày - Nhận dạng được biện cấu tạo tế bào pháp phòng nhân sơ, cơ thể bệnh do virus đơn bào từ vi gây ra khuẩn. - Tại sao đề nghị mọi
  9. người nên tiêm vacxin ngừa cúm mỗi năm Số câu hỏi 3 3 6 Số điểm 1,5 1,5 3 Số điểm Tỉ lệ 15% 15% 30% % Tổng số câu 9 7 3 1 20 hỏi Tổng số điểm 4,5 3,5 1,5 0,5 10 Số điểm Tỉ lệ 45% 35% 15% 5% 100% % ĐỀ CƯƠNG KHTN 6 Chủ đề vật lí Câu 1: Nhận xét nào sau đây là đúng? A. Nhiên liệu lỏng được dùng chủ yếu trong đun nấu và thắp sáng. B. Nhiên liệu hóa thạch gồm than đá, nhựa đường, củi đốt. C. Nhiên liệu khí dễ cháy hoàn toàn hơn nhiên liệu rắn. D. Sử dụng than khi đun nấu góp phần bảo vệ môi trường. Câu 2: Hãy giải thích tại sao các chất khí dễ cháy hoàn toàn hơn các chất rắn và chất lỏng? A. Vì chất khí nhẹ hơn chất rắn và chất lỏng. B. Vì chất khí có nhiệt độ sôi thấp hơn chất rắn và chất lỏng. C. Vì diện tích tiếp xúc của chất khí với không khí lớn hơn. D. Vì chất khí có khối lượng riêng lớn hơn chất rắn và lỏng. Câu 3: Khi không may bị hoá chất ăn da bám lên tay thì bước đẩu tiên và cẩn thiết nhất là phải làm gì? A. Đưa ra trung tâm ỵtế cấp cứu. B. Hô hấp nhân tạo. C. Lấy lá cây thuốc bỏng ép vào. D. Cởi bỏ phẩn quẩn áo dính hoá chất, xả tay dưới vòi nước sạch ngay lập tức. Câu 4: Cây nào dưới đây không phải là cây lương thực? A. Lúa. B. Ngô C. Mía. D. Sắn. Câu 5: Trong các loại lương thực sau, loại nào có hàm lượng tinh bột cao nhất? A. Gạo. B. Lúa mì C. Khoai lang. D. Sắn. Câu 6: Loại thức ăn nào sau đây chứa nhiều chất đạm? A. Ngô. B. Gạo. C. Rau xanh. D. Thịt. Câu 7: Loại nguyên liệu nào sau đây không thể tái sinh? A. Gỗ. B. Bông. C. Dầu thô. D. Nông sản. Câu 8: Để sử dụng gas hiệu quả người ta dùng biện pháp nào sau đây? A. Tùy nhiệt độ cần thiết để điều chỉnh lượng gas. B. Tốt nhất nên để gas ở mức độ lớn nhất.
  10. C. Tốt nhất nên để gas ở mức độ nhỏ nhất. D. Ngăn không cho khí gas tiếp xúc với carbon dioxide. Câu 9: Mô hình 3R có nghĩa là gì? A. Sử dụng vật liệu có hiệu quả, an toàn, tiết kiệm. B. Sử dụng vật liệu với mục tiêu giảm thiếu, tái chế, tái sử dụng. C. Sử dụng các vật liệu Ít gây ô nhiễm mỗi trường. D. Sử dụng vật liệu chất lượng cao, mẫu mã đẹp, hình thức phù hợp. Câu 10: Để củi dễ cháy khi đun nấu, người ta không dùng biện pháp nào sau đây? A. Phơi củi cho thật khô. B. Cung cấp đầy đủ oxygen cho quá trình cháy. C. Xếp củi chồng lên nhau, càng sít nhau càng tốt. D Chẻ nhỏ củi. Chủ đề hoá Câu 1: Để sử dụng gas hiệu quả người ta dùng biện pháp nào sau đây? A. Tùy nhiệt độ cần thiết để điều chỉnh lượng gas. B. Tốt nhất nên để gas ở mức độ lớn nhất. C. Tốt nhất nên để gas ở mức độ nhỏ nhất. D. Ngăn không cho khí gas tiếp xúc với carbon dioxide. Câu 2: Đơn vị đo thời gian trong hệ thống đo lường chính thức của nước ta hiện nay là: A. Ngày B. Tuần C. Giây D. Giờ Câu 3: Cho các bước như sau; (1) Thực hiện phép đo nhiệt độ. (2) Ước lượng nhiệt độ của vật. (3) Hiệu chỉnh nhiệt kế. (4) Lựa chọn nhiệt kế phù hợp. (5) Đọc và ghi kết quả đo. Các bước đúng khi thực hiện đo nhiệt độ của một vật là: A. (2), (4), (3), (1), 6). B. (1), (4), (2), (3), 6). C. (1), 2), (3), (4), 6). D. (3), (2), (4),(1), (5). Câu 4: Phát biểu nào sau đây là không đúng? Ném mạnh một quả bóng tennis vào mặt tường phẳng: Lực mà quả bóng tác dụng vào mặt tường A. làm mặt tường bị biến dạng. B. làm biến đổi chuyển động của mặt tường. C. không làm mặt tường biến dạng, D. vừa làm mặt tường bị biến dạng, vừa làm biến đổi chuyến động của mặt tường, Câu 5: Người ta dùng búa để đóng một cái cọc tre xuống đất. Lực mà búa tác dụng lên cọc tre sẽ gây ra những kết quả gì? A. Chỉ làm biến đổi chuyển động cọc tre. B. Không làm biến dạng và cũng không làm biến đổi chuyến động của cọc tre. C. Chỉ làm biến dạng cọc tre. D. Vừa làm biến dạng cọc tre vừa làm biến đổi chuyển động của nó.
  11. Câu 6: Khi một can xăng do bất cần bị bốc cháy thì chọn giải pháp chữa cháy nào được cho dưới đấy phù hợp nhất? A. Phun nước. B. Dùng cát đổ trùm lên. C. Dùng bình chữa chảy gia đình để phun vào. D. Dùng chiếc chăn khô đáp vào. Câu 7: Hoạt động nông nghiệp nào sau đây không làm ô nhiễm môi trường không khí? A. Đốt rơm rạ sau khi thu hoạch. B. Tưới nước cho cây trồng. C. Bón phân tươi cho cây trồng, D. Phun thuốc trừ sâu đế phòng sâu bọ phá hoại cây trồng. Câu 8: Phương tiện gao thông nào sau đây không gây hại cho mới trường không khi? A. Máy bay. B.Ô tô C Tàu hoả D. Xe đạp. Câu 9: Vật liệu nào sau đây không thể tái chế? A. Thuỷ tỉnh. B. Thép xây dựng. C. Nhựa composite. D. Xi măng. Câu 10: Vật thể nào sau đây được xem là nguyên liệu? A. Gạch xây dựng. B. Đất sét C. Xi măng. D. Ngói. Chủ đề sinh Câu 1: Vì sao cần phải phân loại thế giới sống? A. Để đặt và gọi tên các loài sinh vật khi cần thiết. B. Để xác định số lượng các loài sinh vật trên Trái Đất. C. Để xác định vị trí của các loài sinh vật giúp cho việc tìm ra chúng giữa các sinh vật trở nên dễ dàng hơn. D. Để phân biệt loài này với loài khác. Câu 2: Việc phân loại thế giới sống có ý nghĩa gì với chúng ta? (1) Gọi đúng tên sinh vật (2) Đưa sinh vật vào đúng nhóm phân loại (3) Thấy được vai trò của sinh vật trong tự nhiên và trong thực tiễn (4) Nhận ra sự đa dạng của sinh giới A. (1), (2), (3) B. (2), (3), (4) C. (1), (2), (4) D. (1), (3), (4) Câu 3: Tiêu chí nào sau đây được dùng để phân loại sinh vật? (1) Đặc điểm tế bào (2) Mức độ tổ chức cơ thể (3) Môi trường sống (4) Kiểu dinh dưỡng
  12. (5) Vai trò trong tự nhiên và thực tiễn A. (1), (2), (3), (5) B. (2), (3), (4), (5) C. (1), (2), (3), (4) D. (1), (3), (4), (5) Câu 4: Khi tiến hành xây dựng khóa lưỡng phân để phân loại một nhóm sinh vật cần tuân thủ theo nguyên tắc nào? A. Từ một tập hợp sinh vật ban đầu tách thành hai nhóm có những đặc điểm đối lập nhau. B. Từ một tập hợp sinh vật ban đầu tách thành hai nhóm có cơ quan di chuyển khác nhau. C. Từ một tập hợp sinh vật ban đầu tách thành hai nhóm có môi trường sống khác nhau. D. Từ một tập hợp sinh vật ban đầu tách thành hai nhóm có kiểu dinh dưỡng khác nhau Câu 5: Khóa lưỡng phân sẽ được dừng phân loại khi nào? A. Khi các loài sinh vật cần phân loại quá nhiều B. Khi các loài sinh vật cần phân loại quá ít C. Khi đã phân loại triệt để được các loài sinh vật D. Khi các loài sinh vật cần phân loại có điểm khác nhau Câu 6: Cho các đặc điểm sau: (1) Lựa chọn đặc điểm đối lập để phân chia các loài sinh vật thành hai nhóm (2) Lập bảng các đặc điểm đối lập (3) Tiếp tục phân chia các nhóm nhỏ cho đến khi xác định được từng loài (4) Lập sơ đồ phân loại (khóa lưỡng phân) (5) Liệt kê các đặc điểm đặc trưng của từng loài Xây dựng khóa lưỡng phân cần trải qua các bước nào? A. (1), (2), (4) B. (1), (3), (4) C. (5), (2), (4) D. (5), (1), (4) Câu 7: Cơ thể nào sau đây là cơ thể đơn bào? A. Con chó. B. Trùng biến hình. C. Con ốc sên. D. Con cua. Câu 8: Hệ cơ quan ở thực vật bao gồm? A. Hệ rễ và hệ thân B. Hệ thân và hệ lá C. Hệ chồi và hệ rễ D. Hệ cơ và hệ thân Câu 9: Tên khoa học của các loài được hiểu là A. Cách gọi truyền thống của người dân bản địa theo vùng miền, quốc gia B. Tên giống + tên loài + (Tên tác giả, năm công bố) C. Cách gọi phổ biến của loài có trong danh mục tra cứu D. Tên loài + tên giống + (Tên tác giả, năm công bố) Câu 10: Vì sao trùng roi có lục lạp và khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ nhưng lại không được xếp vào giới Thực vật? A. Vì chúng có kích thước nhỏ B. Vì chúng có khả năng di chuyển C. Vì chúng là cơ thể đơn bào D. Vì chúng có roi Câu 11: Cho hình ảnh sau:
  13. Miền Bắc nước ta gọi đây là cá quả, miền Nam gọi đây là cá lóc, một số địa phương khác gọi là cá chuối. Dựa vào đâu để khẳng định hai cách gọi này cùng gọi chung một loài? A. Tên khoa học B. Tên địa phương C. Tên dân gian D. Tên phổ thông Câu 12: Vi khuẩn lam có cơ thể đơn bào, nhân sơ, có diệp lục và khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ. Vi khuẩn lam thuộc giới nào? A. Khởi sinh B. Nguyên sinh C. Nấm D. Thực vật Câu 13: Cấu tạo tế bào nhân thực, cơ thể đa bào, có khả năng quang hợp là đặc điểm của sinh vật thuộc giới nào sau đây? A. Khởi sinh B. Nguyên sinh C. Nấm D. Thực vật Câu 14: Môi trường sống nào dưới đây có độ đa dạng loài thấp? A. Hoang mạc B. Nước mặn C. Rừng rậm D. Nước ngọt Câu 15: Virus gây ra nhiều bệnh nguy hiểm cho con người, nhóm các bệnh nào dưới đây do virus gây ra? A. Viêm gan B, AIDS, sởi B. Tả, sởi, viêm gan A C. Quai bị, lao phổi, viêm gan B D. Viêm não Nhật Bản, thủy đậu, viêm da Câu 16: Hãy lựa chọn và ghép các thông tin ở cột A sao cho phù hợp với các thông tin ở cột B A. Tên bệnh B. Biểu hiện bệnh 1. Bệnh cúm ở người do Virus cúm a. Khảm loang lỗ trên lá, nặng thì làm cho lá xoăn, cong queo, nhăn nhúm. 2. Bệnh sốt xuất huyết do virus Dengue b. Xù lông, mắt ướt kèm nhèm, cơ thể mệt mỏi, ủ rủ, chậm chạp. 3. Bệnh cúm ở gà do virus cúm gia cầm c. Sốt , đau đầu, đau họng, sổ mũi 4. Bệnh khảm ở cây cà chua do Virut khảm d. Đau đầu, sốt cao, đau sau đáy mắt, phát ban, chảy máu cam, nôn. A. 1a, 2b, 3c, 4d B. 1a, 2b, 3d, 4c C. 1c, 2d, 3b, 4a D. 1c, 2a, 3b, 4d Câu 17: Biện pháp nào hữu hiệu nhất để phòng bệnh do virus là? A. Có chế độ dinh dưỡng tốt, bảo vệ môi trường sinh thái cân bằng và trong sạch.
  14. B. Chăm sóc sức khỏe, nâng cao thể trạng, tập thể dục, sinh hoạt điều độ. C. Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài. D. Sử dụng vaccine vào thời điểm phù hợp. Câu 18: Virus sống kí sinh nội bào bắt buộc vì chúng: A. Có kích thước hiển vi B. Có cấu tạo tế bào nhân sơ C. Chưa có cấu tạo tế bào D. Có hình dạng không cố định Câu 19: Bệnh đậu mùa là do virus gây nên. A. Đúng B. sai Câu 20: Tại sao bác sĩ đề nghị mọi người nên tiêm vaccine ngừa cúm mỗi năm? A. Virus nhân lên nhanh chóng theo thời gian B. Virus cúm có nhiều chủng thay đổi theo các năm C. Vaccine được cơ thể hấp thụ sau một năm D. Vaccine càng ngày càng mạnh hơn theo thời gian
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1