intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Công Trứ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:10

12
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập thật tốt trong kì thi sắp tới. TaiLieu.VN xin gửi đến các bạn ‘Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Công Trứ’. Vận dụng kiến thức và kỹ năng của bản thân để thử sức mình với đề thi nhé! Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Công Trứ

  1. UBND HUYỆN CHÂU ĐỨC MA TRẬN MÔN: KHTN 6 TRƯỜNG THCS NGUYỄN CÔNG TRỨ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2021-2022 Thời gian: 60 phút Hình thức kiểm tra: 100% trắc nghiệm – gồm 35 câu , mỗi câu 0,286 điểm I. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cấp độ thấp Cấp độ cao Mở đầu môn - Nhận biết Lựa chọn được KHTN được vai trò của phương pháp 06 tiết KHTN trong đời nghiên cứu thực sống nghiệm thích hợp Số câu: 1 Số câu: 1 Chủ đề 1: Các Nhận biết được Lựa chọn dụng cụ phép đo cách sử dụng đo thích hợp với đối 10 tiết một số dụng cụ tượng cần đo đo thông thường Số câu: 4 Số câu: 2 Số câu: 2 Chủ đề 2 : Các Nhận biết được Hiểu được quá thể của chất các dạng tồn tại trình chuyển thể của 04tiết của chất chất Số câu: 2 Số câu: 1 Số câu: 1 Chủ đề 3: Đánh giá được kết Xây dựng được một oxygen và không quả môi trường bị ô số biện pháp bảo khí nhiễm thông qua ví vệ môi trường 3 tiết dụ. Số câu: 1 Số câu: 1 Số câu: 2
  2. Chủ đề 4: Nhận biết được Đề xuất được Giải thích được các Một số vật tính chất, ứng phương án tìm hiểu hiện tượng thường liệu.... dụng của 1 số một số tính chất của gặp trong tự nhiên 8 tiết nguyên liệu, vật nguyên liệu, vật liệu, thông qua kiến liệu, nhiên liệu, nhiên liệu, lương thức đã học lương thực thực thực thực phẩm phẩm Số câu: 4 Số câu: 1 Số câu: 1 Số câu: 6 Chủ đề 5: Chất Phân biệt được Phán đoán được yếu Giải thích được hiện Nêu được tinh khiết – Hỗn dung môi-dung tố ảnh hưởng đến tượng các các chất phương pháp hợp – phương dịch, hỗn hợp lượng chất rắn hòa hòa tan trong nước tách chất ra pháp tách chất đồng nhất – tan trong nước khỏi hỗn hợp ra khỏi hỗn hợp không đồng để bảo vệ sự (6 tiết) nhất phát triễn bền Số câu: 5 vững Số câu: 2 Số câu: 1 Số câu: 1 Số câu: 1 Chủ đề 6: Tế Nhận biết được Phân biệt được tế Nhận ra được sự lớn bào- Đơn vị cơ khái niệm, chức bào ĐV – TV; nhân lên và sinh sản của sở của sự sống năng, hình sơ – nhân thực cơ thể từ đơn vị tế (8 tiết) dạng, kích bào thước tế bào Trình bày được Số câu: 5 cấu tạo tế bào Số câu: 2 Số câu: 2 Số câu: 1 Chủ đề 7: Từ tế Nhận biết được Minh họa cho mối Xác định được hành bào đến cơ thể quan hệ TB – quan hệ TB – mô – vi, thái độ với yêu (7 tiết) mô – cơ quan – cơ quan – hệ cơ cầu phát triển bền hệ cơ quan quan vững Số câu: 4 Số câu: 2 Số câu: 2 Chủ đề 8: Đa Nhận biết được Phân biệt được VR- Xây dựng được khóa Vận dụng hiểu dạng thế giới cấu tạo VR, VK VK lưỡng phân đối với biết VR-VK sống Nhận biết được Nhận ra được ví dụ sinh vật giải thích một (HKI 13 tiết) các nhóm phân chứng minh sự đa số hiện tượng loại dạng của thế giới trong thực tiễn sống
  3. Số câu: 6 Số câu: 2 Số câu: 2 Số câu: 1 Số câu: 1 Tổng số câu: 35 Số câu: 16 Số câu: 12 Số câu: 5 Số câu: 2 Tổng số điểm: (4,5 điểm) ( 3,5 điểm) ( 1,5 điểm) ( 0,5 điểm) 10 Tỉ lệ: 45% Tỉ lệ: 35 % Tỉ lệ: 15% Tỉ lệ: 5% Tỉ lệ 100% TRƯỜNG: THCS NGUYỄN CÔNG TRỨ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG LỚP: …………………………………… HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2021-2022 HỌ VÀ TÊN:…………………………… MÔN: KHTN - KHỐI 6 THỜI GIAN: 45 Phút (Không kể thời gian phát đề) ĐIỂM LỜI PHÊ CỦA THẦY (CÔ) GIÁO ĐỀ BÀI: Trắc nghiệm: Hãy chọn câu trả lời đúng nhất (10đ) Câu 1. Thước thích hợp để đo bề dày quyển sách Khoa học tự nhiên 6 là: A. thước kẻ có giới hạn đo 10 cm và độ chia nhỏ nhất 1 mm. B. thước dây có giới hạn đo 1 m và độ chia nhỏ nhất 1 cm. C. thước cuộn có giới hạn đo 3 m và độ chia nhỏ nhất 5 cm. D. thước thẳng có giới hạn đo 1,5 m và độ chia nhỏ nhất 1 cm.
  4. Câu 2. Để xác định thành tích của vận động viên chạy 100 m người ta phải sử dụng loại đồng hồ nào sau đây? A. Đồng hồ quả lắc. B. Đồng hồ hẹn giờ. C. Đồng hồ bấm giây. D. Đồng hồ đeo tay. Câu 3. Có các bước đo khối lượng của vật: (1) Vặn ốc điều chỉnh để kim cân chỉ đúng vạch số 0 (2) Ước lượng khối lượng của vật để chọn cân có GHĐ và ĐCNN thích hợp (3) Đặt vật cần cân lên đĩa cân (4) Đọc và ghi kết quả đo (5) Mắt nhìn vuông góc với vạch chia trên mặt cân ở đầu kim cân Để đo khối lượng của một vật dùng cân đồng hồ ta thực hiện theo thứ tự các bước như nào là đúng nhất? A. (1), (2), (3), (4), (5) B. (2), (1), (3), (5), (4) C. (2), (1), (3), (4), (5) D. (1), (2), (3), (5), (4) Câu 4. Cho các bước như sau: (1) Thực hiện phép đo nhiệt độ. (2) Ước lượng nhiệt độ của vật. (3) Hiệu chỉnh nhiệt kế. (4) Lựa chọn nhiệt kế phù hợp. (5) Đọc và ghi kết quả đo. Các bước đúng khi thực hiện đo nhiệt độ của một vật là: A. (2), (4), (3), (1), (5). B. (1), (4), (2), (3), (5). C. (1), 2), (3), (4),(5). D. (3), (2), (4),(1), (5). Câu 5. Quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng của các chất gọi là: A. sự nóng chảy B. sự đông đặc C. sự bay hơi D. sự ngưng tụ Câu 6. Dãy gồm các chất tồn tại ở thể rắn trong điều kiện thường là: A. muối ăn, đường, nhôm, đá vôi B. cồn, nước, dầu ăn, xăng C. khí oxygen, khí nitrogen, khí carbon dioxide D. muối ăn, đường, nước, dầu ăn
  5. Câu 7. Để bảo vệ không khí trong lành chúng ta nên làm gì? A. Chặt cây xây cầu cao tốc. B. Đổ chất thải chưa qua xử lí ra môi trường. C. Trồng cây xanh. D. Xây thêm nhiều khu công nghiệp. Câu 8. Những hoạt động nào sau đây làm ô nhiễm môi trường không khí? 1. Vận chuyển vật liệu xây dựng không che bạt. 2. Trồng nhiều cây xanh. 3. Đốt rơm rạ sau khi thu hoạch. 4. Phun thuốc trừ sâu cho cây trồng. 5. Vệ sinh nhà cửa hằng ngày. A. 1,2,3 B. 1,4 C. 1,3,4 D. 2,3,4 Câu 9. Vật liệu nào sau đây có tính dẫn điện tốt? A. Cao su. B. Kim loại. C. Gốm. D. Thủy tinh. Câu 10.Vật liệu nào sau đây được làm lốp xe, đệm? A. Nhựa B. Thủy tinh C. Cao su D. Kim loại Câu 11. Để khảo sát tính dẫn nhiệt của các vật liệu như: Sắt, nhôm, thủy tinh, cao su, nhựa ta thực hiện thí nghiệm nào sau đây: A. Rót giấm ăn vào các cốc thủy tinh lần lượt đựng các vật liệu: sắt, nhôm, thủy tinh, cao su, nhựa. B. Đốt nóng các vật liệu sắt, nhôm, thủy tinh, cao su, nhựa trên ngọn lửa đèn cồn. C. Cho dòng điện chạy qua các vật liệu sắt, nhôm, thủy tinh, cao su, nhựa. D. Cho xăng vào các cốc thủy tinh lần lượt đựng các vật liệu: sắt, nhôm, thủy tinh, cao su, nhựa. Câu 12.Vì sao không nên đun bếp than trong phòng kín? A. Vì than tỏa nhiều nhiệt dẫn đến phòng quá nóng.
  6. B. Vì than cháy tỏa ra nhiều khí cacbonmonoxide, cacbondioxide có thể gây tử vong nếu ngửi quá nhiều trong phòng kín. C. Vì than không cháy được trong phòng kín. D. Vì giá thành than rất cao. Câu 13. Hai chất lỏng không hoà tan vào nhau nhưng khi chịu tác động, chúng lại phân tán vào nhau thì gọi là: A. dung dịch. B. huyền phù. C. nhũ tương. D. chất tinh khiết Câu 14. Muốn hoà tan được nhiều muối ăn vào nước, ta không nên sử dụng phương pháp nào dưới đây? A. Nghiền nhỏ muối ăn. B. Đun nóng nước. C. Bỏ thêm đá lạnh vào. D. Vừa cho muối ăn vào nước vừa khuấy đều. Câu 15. Phương pháp tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp gồm các chất: muối ăn và cát. A. Lọc B. Lọc và cô cạn C. Cô cạn D. Chiết và lọc Câu 16.Trong các hỗn hợp dưới đây, hỗn hợp nào là hỗn hợp không đồng nhất? A. Hỗn hợp nước muối. B. Hỗn hợp nước đường. C. Hỗn hợp dầu ăn và nước. D. Hỗn hợp nước và rượu. Câu 17. Khi hòa tan đường vào nước và khuấy đều sẽ xãy ra hiện tượng: A. Các hạt đường sẽ tan và phân bổ đều vào nước, tạo thành hỗn hợp đồng nhất gọi là dung dịch nước đường. B. Các hạt đường sẽ phân tán vào nước nhưng không tan trong nước. C. Các hạt đường lắng dưới đáy tạo thành hỗn hợp không đồng nhất. D. Các hạt đường lơ lửng trên mặt nước tạo thành hỗn hợp không đồng nhất. Câu 18. Theo em, việc lắp ráp pin cho nhà máy điện mặt trời thể hiện vai trò nào dưới đây của khoa học tự nhiên? A. Chăm sóc sức khoẻ con người. B. Nâng cao khả năng hiểu biết của con người về tự nhiên. C. Ứng dụng công nghệ vào đời sống, sản xuất. D. Hoạt động nghiên cứu khoa học. Câu 19. Gạo sẽ cung cấp chất dinh dưỡng nào nhiều nhất cho cơ thể? A. Carbohydrate (chất đường, bột). B. Protein (chất đạm). C. Lipid (chất béo).
  7. D. Vitamin. Câu 20. Trong các thực phẩm dưới đây, loại nào chứa nhiều protein (chất đạm) nhất? A. Gạo. B. Rau xanh. C. Thịt, cá. D. Gạo và rau xanh. Câu 21. Sự lớn lên và sinh sản của tế bào có ý nghĩa gì? A. tăng kích thước của cơ thể sinh vật. B. khiến cho sinh vật già đi. C. tăng kích thước của sinh vật, thay thế các tế bào già, chết và các tế bào bị tổn thương. D. ngăn chặn sự xâm nhập của các yếu tố từ bên ngoài vào cơ thể. Câu 22. Bộ phận nào sau đây chỉ có ở tế bào thực vật mà không có ở tế bào động vật? A. Màng tế bào B. Nhân C. Chất tế bào D. Lục lạp Câu 23. Tế bào vi khuẩn gồm những thành phần chính như sau: A. Nhân, chất tế bào, lục lạp. B. Màng tế bào, vách tế bào, chất tế bào, nhân. C. Màng tế bào, chất tế bào, nhân. D. Màng tế bào, chất tế bào, vùng nhân. Câu 24. Bộ phận nào của tế bào có chức năng điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào A. Màng tế bào B. Chất tế bào C. Nhân D. Lục lạp Câu 25. Chất tế bào là A. chất keo lỏng, trong chứa các bào quan, là nơi diễn ra các hoạt động sống của tế bào. B. làm cho tế bào có hình dạng nhất định. C. cấu tạo phức tạp, có chức năng điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào. D. bảo vệ và kiểm soát các chất đi vào và đi ra. Câu 26. Vì sao tế bào được coi là đơn vị cơ bản của sự sống? A. Nó có thể thực hiện đầy đủ các quá trình sống cơ bản. B. Nó có đầy đủ hết các loại bào quan cần thiết. C. Nó có nhiều hình dạng khác nhau để thích nghi với các chức năng khác nhau. D. Nó có nhiều kích thước khác nhau để đảm nhiệm các vai trò khác nhau. Câu 27. Hệ chồi ở cây cà chua bao gồm các cơ quan nào? A. rễ, thân, lá. B. thân, lá, hoa, quả. C. hoa, quả, hạt. D. rễ, cành, lá, hoa. Câu 28. Trong cơ thể đa bào, tập hợp các tế bào giống nhau cùng thực hiện một chức năng nhất định được gọi là: A. mô B. tế bào
  8. C. cơ quan D. hệ cơ quan Câu 29. Khi em tâp thể dục, những cơ quan và hệ cơ quan nào trong cơ thể cùng phối hợp hoạt động? A. Hệ hô hấp, hệ tuần hoàn B. Hệ bài tiết, hệ thần kinh C. Hệ vận động. D. Hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ bài tiết, hệ thần kinh, hệ vận động.
  9. Câu 30: Cơ thể nào sau đây là cơ thể đơn bào? A. Con chó. B. Trùng roi. C. Con ốc sên. D. Con cua. Câu 31. Virus sống kí sinh nội bào bắt buộc vì chúng…… A. có kích thước hiển vi. B. có cấu tạo tế bào nhân thực. C. chưa có cấu tạo tế bào, D. có hình dạng không cố định. Câu 32. Vi khuẩn nào có nhiều trong sữa chua, nước muối dưa muối cà? A. Vi khuẩn lactic B. Vi khuẩn E. Coli C. Vi khuẩn tả D. Vi khuẩn lao. Câu 33. Là một loại virus có hình vương miệng, gây viêm đường hô hấp cấp ở người và có thể lây từ người này sang người khác, đã và đang gây nên đại dịch toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng từ 2019 đến nay? A. Virus HIV B. Virus dại C. Virus Corona 2019 D. Virus khảm thuốc lá Câu 34. Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Khóa lưỡng phân là cách phân loại sinh vật dựa trên một đôi đặc điểm ............ (1) ........... để phân chia chúng thành .............(2)........... nhóm. A. (1) đối lập, (2) hai B. (1) giống nhau, (2) một C. (1) cấu tao, (2) một D. (1) đối lập, (2) một Câu 35. Thức ăn để lâu bị ôi thiu là do hoạt động của: A. virus B. vi khuẩn C. côn trùng D. sâu bọ
  10. UBND HUYỆN CHÂU ĐỨC ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I TRƯỜNG THCS NGUYỄN CÔNG TRỨ NĂM HỌC: 2021 – 2022 MÔN: KHTN – KHỐI 6 TRẮC NGHIỆM (10 điểm) (Mỗi câu đúng 0,286đ) 1. A 2.C 3. B 4. A 5. A 6. A 7. C 8. C 9.B 10.C Câu 11. B 12. B 13. C 14. C 15.B 16. C 17. A 18.C 19. A 20. C 21. C 22. D 23. D 24. C 25. A 26. A 27.B 28.A 29. D 30.B 31.C 32.A 33.C 31.A 35.B
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2