intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trung Trực, Châu Đức

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:9

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hãy tham khảo “Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trung Trực, Châu Đức” được chia sẻ dưới đây để giúp các em biết thêm cấu trúc đề thi như thế nào, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt điểm tốt hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trung Trực, Châu Đức

  1. TRƯỜNG THCS NGUYỂN TRUNG TRỰC ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP– BẢNG ĐẶC TẢ – ĐỀ THI - ĐÁP ÁN MÔN KHTN 6 - HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2021- 2022. I/ ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP Chủ đề: Mở đầu môn KHTN - Các lĩnh vực của khoa học tự nhiên, ứng dụng khoa học tự nhiên - Các phương pháp nghiên cứu lính vực KHTN Chủ đề 1: Các phép đo - Lựa chọn dụng cụ và phương pháp đo độ dài, đo khối lượng, đo nhiệt độ, đo thời gian Chủ đề 2 : Các thể của chất - Các thể tồn tại của chất, biết được sự chuyển thể của chất qua ví dụ Chủ đề 3: Oxygen và không khí - Nhận ra thành phần không khí trong lành , ô nhiễm, và xây dựng các biện pháp bảo vệ môi trường không khí Chủ đề 4: Một số vật liệu, nhiên liệu nguyên liệu, lương thực, thực phẩm thông dụng. Tính chất và ứng dụng của chúng. - Phân biệt nguyên liệu, nhiên liệu và tính chất của chúng, ứng dụng và giải thích các hiện tượng liên quan thường gặp trong tự nhiên. Chủ đề 5: Chất tinh khiết – Hỗn hợp – phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp - Phân biệt dung môi, dung dịch, hỗn hợp đồng nhất, không đồng nhất, huyền phù, nhũ tương. - Các chất hòa tan trong nước - Vận dụng phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp Chủ đề 6: Tế bào- Đơn vị cơ sở của sự sống - Khái niệm, chức năng, hình dạng, kích thước tế bào - Trình bày cấu tạo tế bào - Phân biệt tế bào nhân sơ- tế bào nhân thực, tế bào động vật – tế bào thực vật. Chủ đề 7: Từ tế bào đến cơ thể - Trình bày mối quan hệ TB – mô – cơ quan – hệ cơ quan. Lấy ví dụ minh họa - Vận dụng vào thực tế Chủ đề 8: Đa dạng thế giới sống - Lấy vị dụ chứng minh sự đa dạng của thế giới sống. - Trình bày cấu tạo VR, VK. Vận dụng giải thích các hiện tượng trong thực tiễn. - Trình bày được các nhóm phân loại - Xây dựng được khóa lưỡng phân đối với sinh vật II/ HÌNH THỨC KIỂM TRA: - Trắc nghiệm 100% - Số câu: 40 câu III/ MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
  2. Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cấp độ thấp Cấp độ cao Mở đầu môn - Nhận biết được Lựa chọn được KHTN vai trò của phương pháp nghiên 06 tiết KHTN trong đời cứu thực nghiệm sống thích hợp Số câu: 2 Số câu: 1 Số câu: 1 Tỉ lệ: 5 % Tỉ lệ: 50 % Tỉ lệ:50 % ( 0.5 điểm) (0.25 điểm) (0.25 điểm) Chủ đề 1: Các Nhận biết được Lựa chọn dụng cụ đo phép đo cách sử dụng thích hợp với đối 10 tiết một số dụng cụ tượng cần đo đo thông thường Số câu: 4 Số câu: 2 Số câu: 2 Tỉ lệ: 10 % Tỉ lệ: 50 % Tỉ lệ: 50 % ( 1 điểm) (0.5 điểm) (0.5 điểm) Chủ đề 2 : Các Nhận biết được Hiểu được quá trình thể của chất các dạng tồn tại chuyển thể của chất 04tiết của chất Số câu: 2 Số câu: 1 Số câu: 1 Tỉ lệ:5 % Tỉ lệ: 50 % Tỉ lệ: 50 % ( 0.5 điểm) (0.25 điểm) (0.25 điểm) Chủ đề 3: Đánh giá được kết Xây dựng được một oxygen và không quả môi trường bị ô số biện pháp bảo vệ khí nhiễm thông qua ví môi trường 3 tiết dụ. Số câu: 1 Số câu: 1 Số câu: 2 Tỉ lệ: 50 % Tỉ lệ: 50 % Tỉ lệ:5 % (0.25 điểm) (0.25 điểm) ( 0.5 điểm) Chủ đề 4: Nhận biết được Đề xuất được phương Giải thích được các Một số vật tính chất, ứng án tìm hiểu một số hiện tượng thường liệu.... dụng của 1 số tính chất của nguyên gặp trong tự nhiên 8 tiết nguyên liệu, vật liệu, vật liệu, nhiên thông qua kiến thức liệu, nhiên liệu, liệu, lương thực thực đã học lương thực thực phẩm phẩm Số câu: 2 Số câu: 1 Số câu: 1 Số câu: 4 Tỉ lệ: 50 % Tỉ lệ:25 % Tỉ lệ:25 % Tỉ lệ: 10 % (0.5 điểm) (0.25 điểm) (0.25 điểm) ( 1 điểm) Chủ đề 5: Chất Phân biệt được Phán đoán được yếu Giải thích được hiện Nêu được tinh khiết – Hỗn dung môi-dung tố ảnh hưởng đến tượng các các chất phương pháp hợp – phương dịch, hỗn hợp lượng chất rắn hòa hòa tan trong nước tách chất ra khỏi pháp tách chất ra đồng nhất – tan trong nước hỗn hợp để bảo
  3. khỏi hỗn hợp (6 không đồng nhất vệ sự phát triễn tiết) bền vững Số câu: 5 Số câu: 2 Số câu: 1 Số câu: 1 Số câu: 1 Tỉ lệ: 12.5 % Tỉ lệ:40 % Tỉ lệ: 20 % Tỉ lệ: 20 % Tỉ lệ: 20 % ( 1.25 điểm) (0.5 điểm) (0.25 điểm) (0.25 điểm) (0.25 điểm) Chủ đề 6: Tế Nhận biết được Phân biệt được tế bào Nhận ra được sự lớn bào- Đơn vị cơ sở khái niệm, chức ĐV – TV; nhân sơ – lên và sinh sản của cơ của sự sống năng, hình dạng, nhân thực thể từ đơn vị tế bào (8 tiết) kích thước tế bào Trình bày được cấu tạo tế bào Số câu: 7 Số câu: 4 Số câu: 2 Số câu: 1 Tỉ lệ: 17.5 % Tỉ lệ: 57.1 % Tỉ lệ:28.6 % Tỉ lệ:14.3 % ( 1.75 điểm) (1 điểm) (0.5 điểm) (0.25 điểm) Chủ đề 7: Từ tế Nhận biết được Minh họa cho mối Xác định được hành bào đến cơ thể quan hệ TB – mô quan hệ TB – mô – vi, thái độ với yêu (7 tiết) – cơ quan – hệ cơ quan – hệ cơ quan cầu phát triển bền cơ quan vững Số câu: 6 Tỉ lệ: 15 % Số câu: 3 Số câu: 2 Số câu: 1 ( 1.5 điểm) Tỉ lệ: 50 % Tỉ lệ: 33.3 % Tỉ lệ: 16.7 % (0.75 điểm) (0.5 điểm) (0.25 điểm) Chủ đề 8: Đa Nhận biết được Phân biệt được VR- Xây dựng được khóa Vận dụng hiểu dạng thế giới cấu tạo VR, VK VK lưỡng phân đối với biết VR-VK sống Nhận biết được Nhận ra được ví dụ sinh vật giải thích một (HKI 13 tiết) các nhóm phân chứng minh sự đa số hiện tượng loại dạng của thế giới trong thực tiễn sống Số câu: 8 Số câu: 3 Số câu: 3 Số câu: 1 Số câu: 1 Tỉ lệ: 20 % Tỉ lệ: 37.5 % Tỉ lệ: 37.5 % Tỉ lệ: 12.5 % Tỉ lệ: 12.5 % ( 2 điểm) (0.75 điểm) (0.75 điểm) (0.25 điểm) (0.25 điểm) Tổng số câu: 40 Số câu: 18 Số câu: 14 Số câu: 6 Số câu: 2 Tổng số điểm: (4,5 điểm) ( 3,5 điểm) ( 1,5 điểm) ( 0,5 điểm) 10 Tỉ lệ: 45% Tỉ lệ: 35 % Tỉ lệ: 15% Tỉ lệ: 5% Tỉ lệ 100% IV/ ĐỀ KIỂM TRA
  4. UBND HUYỆN CHÂU ĐỨC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS NĂM HỌC 2021 – 2022 NGUYỄN TRUNG TRỰC Môn: KHTN 6 Thời gian: 60 phút ĐỀ BÀI: Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Câu 1. Việc làm nào sau đây góp phần sử dụng hiệu quả nhiên liệu? A. Vặn gas thật to khi đun nấu. B. Tạo các lỗ nhỏ trong viên than tổ ong. C. Xếp khít củi vào nhau khi nhóm bếp. D. Không vệ sinh kiềng bếp và mặt bếp gas sau khi đun nấu. Câu 2. Để xác định thành tích của một vận động viên chạy 200m người ta phải sử dụng loại đồng hồ nào sau đây? A. Đồng hồ để bàn. B. Đồng hồ quả lắc C. Đồng hồ bấm giây D. Đồng hồ treo tường Câu 3. Vi khuẩn là gì? A. Là nhóm sinh vật chưa có cấu tạo tế bào, kích thước hiển vi B. Là nhóm sinh vật chưa có cấu tạo tế bào, kích thước siêu hiển vi C. Là nhóm sinh vật có cấu tạo nhân sơ, kích thước hiển vi D. Là nhóm sinh vật có cấu tạo nhân thực, kích thước hiển vi Câu 4. Tại sao mỗi loại tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau? A. Mỗi loại tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau để tạo sự đa dạng các loài sinh vật. B. Mỗi loại tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau để phù hợp với chức năng của chúng. C. Mỗi loại tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau để chúng không bị chết. D. Mỗi loại tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau để các tế bào có thể bám vào nhau dễ dàng. Câu 5. Cơ quan nào dưới đây không thuộc hệ tiêu hóa? A. Ruột non B. Thận C. Dạ dày D. Miệng Câu 6. Cấp độ thấp nhất hoạt động độc lập trong cơ thể đa bào là A. mô. B. cơ quan. C. tế bào. D. hệ cơ quan. Câu 7. Đơn vị đo khối lượng trong hệ đo lường hợp pháp của nước ta là đơn vị nào sau đây? A. Gam B. Lạng C. Kilôgam D. Tấn Câu 8. Loại nhiên liệu nào sau đây có năng suất tỏa nhiệt cao, dễ cháy hoàn toàn? A. Nhiên liệu hóa thạch. B. Nhiên liệu khí.
  5. C. Nhiên liệu rắn. D. Nhiên liệu lỏng. Câu 9. Sự lớn lên và sinh sản của tế bào không mang ý nghĩa nào sau đây? A. Là cơ sở cho sự lớn lên của sinh vật B. Giúp thay thế các tế bào già, các tế bào chết hoặc bị tổn thương ở sinh vật C. Là dấu hiệu cho thấy cơ thể đã đến tuổi sinh sản D. Tất cả các ý trên đều sai Câu 10. Hỗn hợp được tạo ra từ A. một chất. B. nhiều chất trộn lẫn vào nhau. C. nhiều chất để riêng biệt. D. nhiều nguyên tử. Câu 11. Bệnh do virus gây ra không lây theo đường nào? A. Đường không khí B. Đường tiêu hóa. C. Đường máu D. Tiếp xúc trực tiếp Câu 12. Việc phân loại thế giới sống có ý nghĩa gì đối với chúng ta? (1) Gọi đúng tên sinh vật. (2) Đưa sinh vật vào đúng nhóm phân loại. (3) Thấy được vai trò của sinh vật trong tự nhiên và thực tiễn. (4) Nhận ra sự đa dạng của sinh giới. A. 1), (2), (4) B. (1), (3), (4). C. (1), (2), (3) D. (2), (3), (4). Câu 13. Khi xây dựng khóa lưỡng phân, người ta cần làm gì đầu tiên? A. Xác định những đặc điểm giống nhau B. Xác định tỉ lệ đực : cái C. Xác định mật độ cá thể của quần thể D. Xác định những đặc điểm đặc trưng đối lập Câu 14. Tập hợp các mô thực hiện cùng một chức năng là: A. cơ quan. B. tế bào. C. hệ cơ quan. D. mô Câu 15. Em đang đun nước, sau một thời gian thấy tiếng nước reo và mặt nước sủi lăn tăn, nước bắt đầu sôi. Vậy hiện tượng nước sôi liên quan tới lĩnh vực khoa học nào? A. Sinh học B. Hóa học C. Vật lí học D. Hóa học và sinh học. Câu 16. Đặc điểm nào dưới đây không có ở tế bào nhân sơ? A. Có các bào quan có màng B. Có roi hoặc lông giúp hỗ trợ di chuyển C. Có nhân chưa hoàn chỉnh D. Có ribosome Câu 17. Tế bào động vật khác tế bào thực vật ở điểm nào? A. Có chứa lục lạp B. Nhân tế bào chưa hoàn chỉnh C. Đa số không có thành tế bào D. Đa số không có ti thể
  6. Câu 18. Muối ăn có lẫn cát, để tách muối ăn ra khỏi cát em hãy chọn phương pháp thích hợp nhất: A. Hoà tan - lọc - làm bay hơi. B. Hoà tan - làm bay hơi - lọc. C. Chưng cất. D. Lọc - làm bay hơi. Câu 19. Biện pháp hữu hiệu nhất để phòng bệnh do virus corona gây ra là gì? A. Uống nhiều thuốc B. Tiêm vaccine phòng bệnh covid19 C. Ăn uống đủ chất D. Vệ sinh cá nhân sạch sẽ Câu 20. Dấu hiệu nào sau đây cho biết một người bị ngộ độc sau khi ăn hay uống thực phẩm nhiễm độc? A. Buồn nôn, nôn. B. Cả 3 dấu hiệu A, B, C. C. Đi ngoài nhiều lần. D. Đau bụng. Câu 21. Dãy gồm các vật sống là: A. Con chó, cây bàng, con cá B. Cây cối, đồi núi, con chim C. Muối ăn, đường thốt nốt, cây cam D. Cây nho, cây cầu, đường mía Câu 22. Chất tinh khiết được tạo ra từ A. một nguyên tử. B. một nguyên tố duy nhất. C. một chất duy nhất. D. hai chất khác nhau. Câu 23. Tác hại của ô nhiễm môi trường là: A. Hạn chế tầm nhìn khi tham gia giao thông B. Thực vật không phát triển được, phá hủy quá trình trồng trọt và chăn nuôi C. Có một số hiện tượng thời tiết cực đoan: Hiệu ứng nhà kính, biến đổi khí hậu, mưa acid,... D. Tất cả các ý trên. Câu 24. Con thỏ thuộc cấp độ tổ chức nào? A. Cơ quan B. Tế bào C. Mô D. Cơ thể Câu 25. Các bậc phân loại sinh vật từ thấp đến cao theo trình tự nào sau đây? Các bậc phân loại sinh vật từ thấp đến cao theo trình tự nào sau đây? A. Loài → Chi (giống) → Bộ → Họ → Lớp →Ngành →Giới B. Giới Ngành → Lớp → Bộ → Họ → Chỉ (giống) → Loài. C. Loài → Chi (giống)→ Họ→ Bộ → Lớp Ngành → Giới. D. .Chỉ (giống) → Loài → Họ → Bộ → Lớp → Ngành → Giới Câu 26. Điểm khác nhau giữa nước cất và nước tự nhiên là: A. Nước cất không có vị, nước tự nhiên có vị
  7. B. Nước cất không mùi, nước tự nhiên có mùi C. Nước cất không màu, nước tự nhiên màu đục D. Nước cất có một chất, nước tự nhiên nhiều chất Câu 27. Trong cơ thể đa bào, tập hợp các tế bào giống nhau cùng thực hiện một chức năng nhất định được gọi là A. cơ quan B. hệ cơ quan C. mô D. tế bào Câu 28. Cấu tạo tế bào nhân thực, cơ thể đa bào, có khả năng quang hợp là đặc điểm của sinh vật thuộc giới nào sau đây? A. Khởi sinh B. Nắm C. Thực vật. D. Nguyên sinh. Câu 29. Để cân một túi trái cây có khối lượng chính xác là bao nhiêu ta nên dùng cân nào dưới đây là phù hợp nhất? A. Cân điện tử B. Cân y tế C. Cân tạ D. Cân Rô – béc – van Câu 30. Để bảo vệ không khí trong lành chúng ta nên làm gì? A. Chặt cây xây cầu cao tốc. B. Đổ chất thải chưa qua xử lí ra môi trường. C. Xây thêm nhiều khu công nghiệp. D. Trồng cây xanh. Câu 31. Quan sát hình dưới đây và xác định cấu tạo của virus bằng cách lựa chọn đáp án đúng. A. (1) Vỏ protein, (2) Vỏ ngoài, (3) Phần lõi. B. (1) Vỏ ngoài, (2) Vỏ protein, (3) Phần lõi. C. (1) Phần lõi, (2) Vỏ protein, (3) Vỏ ngoài. D. (1) Vỏ ngoài, (2) Phần lõi, (3) Vỏ protein. Câu 32. Đơn vị nào là đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước ta? A. Centimét (cm) B. Đềximét (dm) C. Kilômét (km) D. Mét (m) Câu 33. Một số chất khí có mùi thơm tỏa ra từ bông hoa hồng làm ta có thể ngửi thấy mùi hoa thơm. Điều này thể hiện tính chất nào của thể khí? A. Không có hình dạng xác định B. Có thể lan tỏa trong không gian theo mọi hướng C. Không chảy được. D. Dễ dàng nén được Câu 34. Tế bào sẽ ngừng lớn lên khi nào?
  8. A. Không có đáp án chính xác B. Khi các tế bào vừa mới được sinh ra C. Khi các tế bào đạt tới kích thước nhất định D. Khi các tế bào ở trong trạng thái sinh trưởng Câu 35. Phát biểu nào sau đây là phát biểu đúng về vai trò của khoa học tự nhiên trong cuộc sống? A. Mở rộng sản suát và phát triển kinh tế. B. Cung cấp thông tin mới và nâng cao hiểu biết của con ngườI C. Bảo vệ môi trường; Ứng phó với biển đổi khí hậu. D. Cả 3 đáp án trên, Câu 36. Vào mùa hè, nhiều hôm thời tiết rất oi bức khiến chúng ta cảm thấy ngột ngạt, khó thở. Thế nhưng sau khí có một trận mưa rào ập xuống, người ta lại cảm thấy dễ chịu hơn nhiều. Lí do là A. mưa đã làm giảm nhiệt độ môi trường và làm chết các loài sinh vật gây bệnh. B. mưa đã làm chết các loài sinh vật gây bệnh. C. mưa đã làm giảm nhiệt độ môi trường và loại bớt khói bụi ra khói không khí, D. mưa đã làm giảm nhiệt độ môi trường: Câu 37. Ba tế bào tiến hành sinh sản 2 lần liên tiếp sẽ tạo ra bao nhiêu tế bào? A. 3 tế bào B. 8 tế bào C. 6 tế bào D. 12 tế bào Câu 38. Vật dụng nào sau đây được xem là thân thiện với môi trường? A. Túi nilon. B. Ống hút làm từ bột gạo. C. Bát nhựa dùng một lần. D. Pin máy tính. Câu 39. Tại sao nói tế bào là đơn vị cấu trúc cơ thể? A. Mọi cơ thể sống đều cấu tạo từ tế bào, nó là đơn vị cấu tạo bé nhất của cơ thể sống B. Tế bào thực hiện chức năng trao đổi chất C. Tế bào thực hiện chức năng sinh trưởng D. Tế bào thực hiện chức năng sinh sản và di truyền Câu 40. Hệ cơ quan ở thực vật bao gồm A. hệ thân và hệ lá. B. hệ chồi và hệ rễ C. hệ cơ và hệ thân. D. hệ rễ và hệ thân ......................Hết........................
  9. UBND HUYỆN CHÂU ĐỨC HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS NĂM HỌC 2021 – 2022 NGUYỄN TRUNG TRỰC Môn: KHTN 6 Thời gian: 60 phút PHẦN ĐÁP ÁN: Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm 1B 2C 3C 4B 5B 6C 7C 8B 9C 10B 11B 12C 13D 14A 15C 16B 17C 18A 19B 20B 21A 22C 23A 24D 25C 26D 27C 28C 29A 30D 31C 32D 33B 34C 35D 36C 37D 38B 39A 40B
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2